001-2020 - page 5

5
Thời sự -
Thứ Tư 1-1-2020
NGUYỄNTÂN
C
ông an quận 5 (TP.HCM)
ngày 31-12-2019 cho
biết vừa triệt phá được
băng nhóm chuyên trộm cắp
tài sản bằng thủ đoạn phân
vai, dàn cảnh tinh vi.
Giả làm người khám
bệnh để trà trộn
Theo đó, công an đã tạm
giữ hình sự Trần Thị Cẩm
Nhung, Dương Thúy Hạnh,
An Thủy Nguyệt, Trần Thu
Yến, Nguyễn Thị Kim Chi
về hành vi trộm cắp tài sản.
Cùng với đó, công an đang
làm rõ vai trò của Nguyễn
Thành Lạc, Bùi Văn Hồng,
Châu Hồng Út Em trong việc
hỗ trợ, giúp sức nhómChi. Cả
tám người này đều ngụ quận
4, tuổi từ 36 đến 59.
Trước đó, vào sáng 30-12-
2019, Chi, Hạnh, Nguyệt,Yến
đến quán nước trên đường
An Dương Vương (quận 5)
để bàn bạc trộm cắp tài sản
của bệnh nhân và thân nhân
người bệnh trong Bệnh viện
(BV) Phạm Ngọc Thạch.
Sau đó Yến và Nguyệt lên
xe của Lạc, còn Chi và Hạnh
cùng lên xe ôm đến BV có
Nhung chờ sẵn. Theo sự phân
vai từ trước, thành viên trong
nhóm vào mua sổ khám để
giả làm bệnh nhân.
Cả nhóm phát hiện chị
LTH (36 tuổi, ngụ quận 8)
phòng bị phát hiện thì có
phương án đối phó…
Tuy nhiên, mọi “phương
án đối phó” đều vô hiệu. Nạn
nhân thấy mất tài sản đã tri
hô và trinh sát hình sự Công
an quận 5 phối hợp cùng bảo
vệ BV ập đến bắt quả tang
nhóm gian này cùng tang
vật là chiếc bóp có số tiền 4
triệu đồng.
Tại trụ sở công an, nhóm
Chi khai đã thực hiện nhiều
vụ trộm cắp tài sản tại BV
Phạm Ngọc Thạch và các
BV khác.
Xoay tua địa bàn
phạm tội
Đại diện Đội Cảnh sát hình
sự, Công an quận 5 cho hay
đây là băng nhóm trộm cắp
đã được theo dõi từ khoảng
hai năm trước, đến tháng
5-2019 thì công an xác lập
chuyên án đấu tranh.
Quá trình theo dõi là cả một
câu chuyện dài, bởi nhóm tội
phạm mỗi khi gây án ở BV
này một thời gian thì chuyển
đi BV khác. Việc xoay vòng
liên tục như vậy để tránh sự
Công an bắt băng trộm chuyên
nghiệp ở nhiều bệnh viện
Để tránh bị quenmặt với những bảo vệ bệnh viện, nhóm trộm cắp
thực hiện xoay tua địa bàn phạm tội.
có đeo túi xách nên đeo bám,
đến khu vực trước phòng
X-quang thì tất cả ra tay.
Hạnh vượt lên phía trước
chắn lối để Nhung áp sát,
trộm cắp chiếc bóp trong túi
xách của nạn nhân, Chi thì
đứng cạnh che chắn và nhận
tài sản do Nhung chuyền cho
để cất giấu.
Trong lúcđó,YếnvàNguyệt
đứng phía sau quan sát, đề
phát hiện của các bảo vệ.
Về cách phối hợp phạm
tội, các thành viên trong băng
đều được phân công vai trò
chặt chẽ và việc bắt quả tang
không dễ. Thêm nữa, việc
nhiều BV thiếu camera an
ninh cũng ảnh hưởng tới quá
trình lần tìm dấu vết và trích
xuất bằng chứng.
“Đây cũng là một điểm yếu
ở các BV hiện nay trong việc
đấu tranh phòng, chống tội
phạm. Các BV có lắp camera
an ninh nhưng không đầy đủ.
Nhiều trường hợp chúng tôi
phải tự xoay xở để có hình
ảnh, tài liệu đấu tranh” - vị
đại diện nói.
Được biết Hạnh từng cómột
tiền án, hai tiền sự; Nhung có
hai tiền án, một tiền sự; Yến
có hai tiền án…•
Mọi “phương án đối
phó” đều vô hiệu.
Nạn nhân thấy mất
tài sản đã tri hô và
trinh sát hình sự
cùng bảo vệ ập đến.
Nhiều người bị lừa “chạy việc”
vào sân bay Tân Sơn Nhất
Ngày 31-12-2019, Cơ quan CSĐT Công an
TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung,
đề nghị truy tố Nguyễn Đình Đoàn (SN 1983, quê
Thanh Hóa) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo CQĐT, Đoàn tự xưng mình đang công tác
tại bộ phận an ninh sân bay Tân Sơn Nhất, quen
biết nhiều, nên có khả năng xin vào làm việc ở
sân bay.
Anh NMT (SN 1990, quê Đồng Nai) đã nhờ
Đoàn xin việc và đưa 15.000 USD chi phí vào tháng
9-2015. Đoàn nhận tiền, hồ sơ và cam kết sẽ thu xếp
có việc trong vòng ba tháng. Tuy nhiên, ba tháng
trôi qua, anh T. không thấy hồi âm nên gọi điện
thoại, nhắn tin nhưng Đoàn không trả lời mà còn
khóa máy, chuyển chỗ ở.
Biết mình bị lừa, anh T. đã đến Công an quận
Gò Vấp làm đơn tố cáo Đoàn. Công an sau đó phát
thông báo truy tìm, khám xét nơi ở của Đoàn và phát
hiện nhiều hồ sơ xin việc.
Công an cũng xác định có thêm nhiều người tố
cáo Đoàn. Trong đó, ông H. (SN 1985, quê Thanh
Hóa) tố đã đưa cho Đoàn 745 triệu đồng nhờ xin
việc làm cho chín người vào các ngành như công
an, giảng viên đại học, đường sắt và đài truyền hình.
Một nạn nhân khác cũng tố cáo đưa cho Đoàn số
tiền 500 triệu đồng và 24.000 USD để xin việc làm
cho tám người vào các vị trí như lái xe, an ninh ở
sân bay Tân Sơn Nhất.
Quá trình điều tra, Nguyễn Đình Đoàn đã khai
nhận toàn bộ hành vi lừa đảo của mình. Trong tổng
số tiền 2,8 tỉ đồng và 39.000 USD lừa được, Đoàn
đã trả lại gần 2,6 tỉ đồng và 39.000 USD.
NGUYỄN TÂN
Lại dùng chiêu giả danh công an
lừa đảo qua mạng
Ngày 31-12-2019, Công an huyện An Phú (An
Giang) đang điều tra làm rõ vụ các đối tượng giả
danh Bộ Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua
phần mềm ứng dụng điện thoại.
Trước đó, ngày 23-12-2019, chị Huỳnh (ngụ
huyện An Phú) nhận được điện thoại của người tự
xưng là nhân viên Bưu điện TP Long Xuyên thông
báo chị có thư bảo đảm. Theo nội dung thư, Ngân
hàng S. thông báo chị đang nợ hơn 36 triệu đồng và
kết nối đường dây chị Huỳnh với Bộ Công an để hỗ
trợ điều tra.
Sau đó, một người tự xưng trung úy Thắng thuộc
Đội CSĐT phòng, chống ma túy yêu cầu chị Huỳnh
cung cấp thông tin CMND và cho biết chị có liên
quan đến đường dây rửa tiền lớn hơn 120 tỉ đồng,
có thể bị truy tố. Trung úy Thắng yêu cầu chị Huỳnh
giữ bí mật và phối hợp điều tra.
Tiếp đó, người này yêu cầu chị Huỳnh cài phần
mềm “Hệ thống bảo vệ Bộ Công an”, giao diện
hiển thị chữ “Bộ Công an”, đăng nhập thông tin tài
khoản ngân hàng vào phần mềm này và chuyển tiền
vào tài khoản để chứng minh nguồn tiền hợp pháp.
Sau khi chị Huỳnh chuyển 204 triệu đồng vào tài
khoản, Thắng liên tục hối thúc chuyển thêm tiền.
Nghi ngờ, chị Huỳnh đến ngân hàng kiểm tra và
phát hiện tiền đã bị chuyển sang tài khoản khác mở
tại Ngân hàng K. nên đi trình báo công an.
Với thủ đoạn tương tự, vào ngày 20-12-2019, một
nạn nhân khác cũng bị lừa mất 88 triệu đồng.
Công an cho biết theo quy định CQĐT không làm
việc, thu giữ tài liệu, tiền... qua điện thoại hay mạng
xã hội (Zalo, Facebook), việc tạm giữ luôn được
lập biên bản theo quy định và có sự chứng kiến của
chính quyền địa phương.
Công an khuyến cáo người dân khi nhận được các
thông tin thông báo của những tổ chức, cá nhân về
việc nợ, trúng thưởng... cần tìm hiểu kỹ, không vội
vàng thực hiện các yêu cầu của đối tượng; không cài
đặt các ứng dụng không đáng tin cậy vào máy. Đồng
thời thường xuyên cập nhật thông tin tuyên truyền
trên báo, đài và báo ngay cho công an các cấp nơi cư
trú nếu nhận được những yêu cầu đó để phòng tránh
các hành vi lừa đảo.
HẢI DƯƠNG
Tiệm game thu lợi bất chính 60 triệu đồng/ngày
Trả thù lao cao cho người tình
Cùng thời điểm bắt quả tang vụ dàn cảnh, những người
chở nhóm Chi tới BV hành nghề trộm cắp là Lạc, Hồng và
Em bị trinh sát hình sự Công an quận 5 mời về làm việc.
Trong đó, Lạc là chồng của Yến, Hồng thì sống chung như
vợ chồng với Nhung và dù quan hệ như vậy nhưng saumỗi
phi vụ, việc“trả công xe ôm”vẫnđược thực hiện sòngphẳng.
“Những người này biết nhóm kia móc túi nhưng vẫn
chở đi. Việc này dễ kiếm tiền hơn chạy xe ôm bình thường
vì được trả tiền công rất cao…” - một cán bộ điều tra nói.
Chi, Nhung, Nguyệt, Hạnh và
Yến
(từ phải qua trái)
tại
cơ quan điều tra. Ảnh: NT
Nhómdàn cảnhmóc túi
vây quanh người phụ nữ để
trộmtài sản. (Ảnh cắt từ clip)
Lạc, Hồng
vàÚt Em
(từ phải
qua trái)
tại cơ quan
điều tra.
Ảnh: NT
Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) vừa bất ngờ
ập vào kiểm tra tiệm game bắn cá King Dom (khu
A, chung cư Hoàng Anh Gia Lai, số 72 Hàm Nghi,
quận Thanh Khê) và khống chế những người tham
gia sát phạt tại đây. Tại thời điểm kiểm tra có hơn 40
người đang chơi game bắn cá ăn tiền, trong đó nhiều
thiếu niên dưới 18 tuổi.
Theo tài liệu điều tra, mỗi ngày cơ sở này thu hút hơn
300 lượt khách tham gia sát phạt. Số tiền thu lợi bất chính
từ hành vi tổ chức đánh bạc gần 60 triệu đồng mỗi ngày.
Công an quận Thanh Khê đã tạm giữ số tiền hơn 65 triệu
đồng, bảy máy game bắn cá cùng nhiều tang vật khác.
Công an đã tạm giữ hai nhân viên là Võ Văn Tuệ và
Nguyễn Trương Gia Bảo để điều tra hành vi tổ chức đánh
bạc, đồng thời truy tìm chủ cơ sở để làm rõ vai trò đồng
phạm.
HẢI HIẾU
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook