002-2020 - page 16

16
ĐỖTHIỆN
TS
Ng u y ễ n T h à n h
Trung, Giám đốc
Trung tâm Quốc tế,
Trưởng bộmôn chính trị quốc
tế Khoa quan hệ quốc tế, ĐH
KHXH&NVTP.HCM, nhận
định với
Pháp Luật TP.HCM
:
“Chuyển biến quan trọng
nhất về biển Đông trong năm
2019 là Trung Quốc (TQ) đã
thay đổi chiến thuật giành
chủ quyền của họ ở khu vực
biển Đông”.
Duy trì chiến thuật
hiếp đáp
Theo TS Nguyễn Thành
Trung, TQ đã thực hiện chiến
thuật mới tại biển Đông bằng
cách đẩy mạnh áp dụng các
hành động quấy phá, gây
căng thẳng ở mức cường độ
chậm (slow intensity conflict)
đối với các tàu khai thác dầu
khí trong khu đặc quyền kinh
tế (EEZ) của các quốc gia
khác như Việt Nam (VN),
Philippines, Malaysia.
Biểu hiện cụ thể chính là
TQ dùng sự ưu thế vượt trội
về tàu hải cảnh, bán quân sự,
cũng như tàu cá ngụy trang
để có hành động liên tục hiếp
đáp trong thời gian dài, buộc
các tàu nhỏ của các quốc gia
khác trong khu vực từ bỏ các
hoạt động hợp pháp trong
khu EEZ.
“Bằng chiến thuật này, TQ
có thể không đạt được mục
đích giành chủ quyền tức thời
nhưng có lợi thế tránh chú
ý cũng như sự phản đối của
cộng đồng quốc tế. Ngoài ra,
Giữa tháng 12-2019, chỉ
huy của Hạm đội Thái Bình
Dương Mỹ John Aquilino
chỉ trích TQ đã xây dựng đảo
nhân tạo phi pháp. Trong khi
đó, tướng Charles Brown,
Chỉ huy Lực lượng không
quân Thái Bình Dương Mỹ,
khẳng định lực lượng không
quân Mỹ thường xuyên thực
hiện hoạt động tuần tra tự do
hàng hải ở biển Đông.
Chuyên gia Collin Koh,
Trường Nghiên cứu Quốc tế
S. Rajaratnam (Singapore),
nhận định việc tăng cường
khả năng hợp tác giữa Mỹ
và các đồng minh khu vực
sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch
của Bắc Kinh ở biển Đông.
Đánh giá về cơ hội của
VN trong bối cảnh quốc tế
đang phản ứng chống lại TQ
ở biển Đông, TS Nguyễn
Thành Trung cho rằng VN
nên tham gia sâu hơn vào
các sáng kiến đa phương,
không chỉ về chính trị mà cả
quân sự. Ưu tiên quan trọng
của VN lúc này chính là duy
trì sự cân bằng quyền lực ở
khu vực châu Á-Thái Bình
Dương, giúp đem lại ổn định
an ninh trong khu vực.
“Ngoài ra, để tranh thủ
được sự ủng hộ của cộng
đồng quốc tế, VN có thể đẩy
mạnh hơn nữa việc nêu quan
điểm của mình về tình hình
biển Đông. Trên các diễn đàn
đa phương và quốc tế, chúng
ta phải tiếp tục thẳng thắn
chỉ trích các hành động do
chính quyền Bắc Kinh ngang
ngược gây ra, làm mất an
ninh và cân bằng quyền lực
ở khu vực biển Đông” - ông
Trung đề xuất.•
Quốc tế -
ThứNăm2-1-2020
điều này cũng giúp TQ giấu
được mục tiêu của mình và
gây lầm tưởng cho các quốc
gia khác rằng TQ không phải
là nhân tố gây mất ổn định
ở biển Đông” - ông Trung
khẳng định.
Với những gì đã diễn ra
trong suốt thời gian qua,
đặc biệt các động thái ngang
ngược tần suất dày trong năm
2019, ông Trung dự báo TQ
sẽ tiếp tục phớt lờ cộng đồng
quốc tế. Thậm chí Bắc Kinh
có thể tiếp tục triển khai
các loại hình tàu, hay giàn
khoan mang tính dân sự hay
bán quân sự để thiết lập chủ
quyền phi pháp ở biển Đông.
TQ sẽ mạnh mẽ, cứng rắn
và lâu dài với mục tiêu bá
quyền của mình ở khu vực
vốn không thuộc về họ.
Việt Nam tận dụng
đa phương
Gần đây, cộng đồng quốc
tế, không chỉ Mỹ mà cả Ấn
Độ, Úc, Nhật, EU, đã bắt
đầu phản ứng mạnh mẽ về
hành xử của TQ. Tờ
South
China Morning Post
thông
tin trong năm 2019, Mỹ đã
tổ chức ít nhất 85 cuộc tập
trận quân sự chung với các
đồng minh ở khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương.
Mục tiêu của Mỹ là nỗ lực
chống lại sự trỗi dậy (mà Mỹ
cho rằng không hòa bình)
của Bắc Kinh, đặc biệt là ở
biển Đông.
Tàu hải cảnh TrungQuốc thường xuyên gây hấn ở biểnĐông. Ảnh: GETTY IMAGES
TS
NGUYỄN THÀNH TRUNG
,
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
quốc tế (SCIS):
Giải pháp thúc đẩy COC
Việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử
ở biển Đông (COC) đã hoàn tất được
một vòng, nhưng không có nhiều
tiến triển đối với các quốc gia nhỏ trong khu vực. TQmuốn
nhanh chóng hoàn tất thông qua COC trong thời hạn trước
năm 2021 để hợp pháp hóa những gì TQ đã làm ở biển
Đông như các đảo nhân tạo, cũng như những yêu sách quá
đáng về chủ quyền.
Mặc dù Philippines theo nhiệm kỳ hiện tại là quốc gia
điều phối đối thoại ASEAN-TQ và cùng chủ tọa với TQ về
đàm phán COC nhưng VN với tư cách là chủ tịch ASEAN
trong năm 2020 có thể chủ động đưa ra các sáng kiến để
thu hẹp bất đồng giữa ASEAN và TQmà vẫn bảo đảm được
quyền lợi của các quốc gia trong khối. Điềuđặc biệt làVNvới
quyền chủ tịch ASEAN nên thúc đẩy tính đoàn kết và lòng
tin giữa các quốc gia ASEAN để trở thành một khối thống
nhất trong đàm phán với TQ.
TQ đang đơn phương và
cưỡng ép để thay đổi nguyên
trạng (ởbiểnĐôngvàbiểnHoa
Đông - PV), dựa theo tuyên bố
khôngphùhợpvới trật tựquốc
tế hiện hành…Quy định pháp
luật, đặc biệt quan trọng với sự
ổn định và an ninh toàn cầu,
là một giá trị được cộng đồng
quốc tế chia sẻ, không loại trừ
TQ…Cácnước không thểđược
phépdùng vũ lựcmở rộng tầm
ảnhhưởng…Nhữngkẻgâyhấn
phải bị buộc trả giá.
Đài truyền hình
NHK
(Nhật Bản)
dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật
TARO KONO
phát biểu tại
Diễn đàn Doha (Qatar) hôm 15-12
Họ đã nói
Để tranh thủ được
sự ủng hộ của cộng
đồng quốc tế, VN
có thể đẩy mạnh
hơn nữa việc nêu
quan điểm của
mình về tình hình
biển Đông.
Đối phó Trung Quốc luôn
phớt lờ công lý ở biển Đông
BiểnĐông năm2020 tiếp tục là điểmnóng thế giới khi Bắc Kinh đã không còn giấu
thamvọng bá quyền, biến vùng biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới thành “ao nhà”.
Với Việt Nam, TQ tiến
hành các hoạt động quấy
phá, gây rối, đe dọa và
thậm chí là xâm chiếm phi
pháp. Điển hình là sự kiện TQ chiếm quần đảo Hoàng Sa
năm 1974. Đến năm 1988, Bắc Kinh mang quân chiếm
đóng trái phép các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven,
Subi, Huy Gơ và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của
Việt Nam.
Đến giai đoạn 2013 đến nay, TQ ngang ngược cho
cải tạo bảy thực thể thuộc quần đảo Trường Sa do nước
này xâm chiếm trái phép, gồm Gạc Ma, Chữ Thập, Vành
Khăn, Tư Nghĩa, Châu Viên, Subi, Ga ven. TQ còn cắt cáp
tàu địa chấn Binh Minh 02 năm 2011 và Viking II năm
2013; đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt
Nam năm 2014 và tàu Địa chất hải dương 8 vào vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 2019.
TQ còn tiến hành xâm chiếm, đe dọa và quấy phá chủ
quyền, hoạt động kinh tế của các nước khác, bao gồm
Malaysia và Philippines. Ngay cả các tàu nghiên cứu
khoa học hay tàu quân sự của Mỹ UNS Impeccable (năm
2009), USS Lassen (2015); các máy bay tuần tra của Úc
hoạt động hàng hải tại khu vực biển Đông cũng bị TQ tìm
cách ngăn cản.
Kết quả của những tham vọng và hành xử không thượng
tôn pháp luật của TQ là gì?
Trên các diễn đàn ngoại giao, TQ gần như bị cô lập
về vấn đề biển Đông. Các phát ngôn của lãnh đạo TQ về
biển Đông, kiểu như sẵn sàng giải quyết tranh chấp bằng
biện pháp hòa bình, thường xuyên bị cộng đồng quốc tế
chỉ trích. Bởi lẽ yêu sách đường lưỡi bò cùng lối hành xử
bạo lực của Bắc Kinh khiến căng thẳng liên tục leo thang.
Trên các diễn đàn khoa học, các học giả TQ thường
xuyên bị cộng đồng học giả quốc tế ném đá quyết liệt vì
cách lập luận, viện dẫn luật pháp rất vô lý. Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà TQ vốn là
thành viên đã bị giới chính trị gia và nhiều học giả nước
này bẻ cong để phù hợp với tham vọng bá quyền theo
hình chín đoạn. Nhiều hội thảo quốc tế biển Đông chứng
kiến cảnh các học giả TQ hoàn toàn bất lực, đuối lý trước
những lập luận từ các học giả trong lẫn ngoài khu vực
biển Đông. Thậm chí bản thân nhiều học giả TQ cũng tin
rằng Bắc Kinh đang quá sai và để tìm ra lối đi dù chỉ là
một khe hẹp vừa vặn với tham vọng của TQ ở biển Đông
là điều bất khả.
Trên các diễn đàn văn hóa và dân sự, TQ bị tẩy chay từ
phim ảnh đến sách vở, xe cộ, v.v. Bắc Kinh tìm mọi cách
luồn lách các sản phẩm có đường lưỡi bò vào các nước
nhưng liên tục bị phát hiện và cấm đoán, làm suy giảm
nghiêm trọng niềm tin của nhân dân nhiều nước; khiến
chính quyền các quốc gia phải tìm mọi cách để dè chừng
sản phẩm “Made in China”, vốn là mục tiêu to lớn đưa
hàng TQ ra thế giới mà Bắc Kinh kỳ vọng.
Nếu TQ tiếp tục hành xử vô lý, phớt lờ công luận và phán
quyết của Tòa Trọng tài 2016 (xóa sổ đường lưỡi bò) thì
cộng đồng quốc tế sẽ còn cô lập Bắc Kinh mạnh mẽ hơn.
Chắc chắn khi đó uy tín, sự tin cậy vào vai trò nước lớn
đối của TQ trên chính trường quốc tế sẽ suy giảm nghiêm
trọng. Dừng lại hoặc sẽ bị cả thế giới quay lưng.
ĐỖ THIỆN
BiểnĐông:TrungQuốcngangngược,bị thếgiớiquaylưng
3 điểm nóng
thế giới 2020
- Bài cuối
(Tiếp theo trang 1)
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook