002-2020 - page 8

8
Khai trương tuyếnxe
buýtĐàNẵng -Huế
Sáng 1-1, tại Bến xe trung tâm TP Đà Nẵng, Sở
GTVT TP phối hợp với ban lãnh đạo bến xe tổ
chức lễ khai trương tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề
Đà Nẵng - Huế.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Việt Dũng, Phó
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đề nghị các đơn vị,
cá nhân vận hành tuyến xe buýt mới phải cam kết
đưa ra dịch vụ tốt nhất.
Ông Dũng cũng đề nghị các đơn vị liên quan
tiếp tục nâng cao chất lượng tài xế và xe, đảm bảo
vận hành đúng yêu cầu đề ra.
Việc khai trương tuyến xe buýt mới thay thế
tuyến vận tải cố định liên tỉnh Đà Nẵng - Huế
nhằm hạn chế tình trạng xe dù, bến cóc, xe hợp
đồng trá hình gây rối loạn tình hình trật tự an
toàn giao thông tại hai địa bàn Đà Nẵng và Thừa
Thiên-Huế.
Theo Sở GTVT TP Đà Nẵng, thời gian hoạt
động tuyến xe buýt này là từ 5 giờ đến 19 giờ
hằng ngày. Giờ cao điểm, các xe xuất phát cách
nhau 14 phút, giờ thấp điểm là 15 phút/chuyến.
Giá vé cho mỗi hành khách đi toàn tuyến Bến
xe trung tâm TP Đà Nẵng - Bến xe phía Nam TP
Huế là 70.000 đồng/người.   
Cùng ngày, tại TP Huế, ngành GTVT cũng
bắt đầu triển khai tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề
Huế - Đà Nẵng. Được biết toàn bộ xe của Thừa
Thiên-Huế gồm 29 xe/ngày, xe của TP Đà Nẵng
gồm 28 xe/ngày. Logo tỉnh Thừa Thiên-Huế là
HueBus, logo Đà Nẵng là Danabus. Xe buýt tuyến
Đà Nẵng - Huế là loại xe tiêu chuẩn K29, đời xe
tối thiểu từ năm 2015 trở lên.
Như
Pháp Luật TP.HCM
 đã thông tin, Sở GTVT
tỉnh Thừa Thiên-Huế đã được giao chủ trì, phối
hợp với Sở GTVT và Trung tâm Điều hành đèn
tín hiệu giao thông và Vận tải công cộng TP Đà
Nẵng, Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông
minh của tỉnh để thống nhất phương án sử dụng
một ứng dụng (app) dùng chung cho xe buýt tuyến
Huế - Đà Nẵng.
TẤN VIỆT
Đô thị -
ThứNăm2-1-2020
THUTRINH
N
gười dân phường Bình
Hưng Hòa (quận Bình
Tân, TP.HCM) phản ánh
khu vực thi công dự án cầu
Bưng (phườngBìnhHưngHòa,
quận Bình Tân) luôn trong tình
trạng ùn tắc giao thông. Đặc
biệt vào những ngày cận tết
Nguyên đán, lượng xe cộ lưu
thông chở hàng hóa rất nhiều
khiến khu vực này càng kẹt xe
trầm trọng. Đồng thời người
dân thắc mắc không biết đến
bao giờ dự án cầu Bưng mới
hoàn thành để giải quyết tình
trạng trên.
Dự án cầu Bưng được xây
dựng để giảm tải giao thông
cho đường Lê Trọng Tấn (quận
Bình Tân). Nguyên nhân là
do khu vực này có nút thắt cổ
chai nên thường xuyên kẹt xe
nghiêm trọng vào giờ cao điểm.
Ghi nhận của PV, hiện trường
dự án cầu Bưng có nhiều công
nhân đang gấp rút thi công.
Chủ đầu tư tiến hành rào chắn
công trình dài khoảng 30 m
dọc tuyến đường Lê Trọng
Tấn. Bên trong dự án, các hạng
mục đang dần
hoànthành.Tuy
nhiên, việc thi
công dự án đã
chắn hết mặt
tiền kinh doanh
của hộ dân ven
rào chắn.
Vào giờ cao
điểm, lưu lượng
xe đổ về đây
rất lớn, chủ yếu hướng từ Lê
Trọng Tấn - Tân Kỳ Tân Quý
và ngược lại. Mặc dù lực lượng
chức năng đã lắp đặt đèn xanh,
đỏ tại nút giao Lê Trọng Tấn
- CN1 nhưng vẫn không tránh
khỏi tình trạng xung đột giữa
hai dòng xe.
Chị Trần Huỳnh Trúc Linh
(ngụ đường 16, quận BìnhTân)
cho biết từ nhà đến công ty
chừng 3 km, hôm nào đi sớm
về khuya thì không sao chứ
về đúng giờ
cao điểm là y
rằngđứngcứng
ngắc ngay vị trí
rào chắn.
“Theo tôi,
một mặt là dự
án chiếm mặt
đường,mộtmặt
là do lượng xe
lớn, mặt khác
là do người dân lấn qua làn
đường còn lại. Nhưng tôi mong
muốn chính quyền thúc đẩy
công trình nhanh chóng hoàn
thành để dân Bình Tân hết
khổ vì kẹt xe” - chị Linh nói.
Đại diện Khu quản lý giao
thông đô thị số 1 (Khu 1)
thuộc Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng các công trình
giao thông TP (chủ đầu tư
dự án) cho biết: Dự án cầu
Bưng có hai nhánh chính để
thi công tại địa bàn hai quận
Bình Tân và Tân Phú.
Cũng theo vị đại diện này,
hiện chủ đầu tư chưa thể thi
công đồng bộ nhiều hạng mục
mà chỉ thi công cầm chừng
trên phạm vi quận Bình Tân.
Còn phía quận Tân Phú vẫn
chưa giải tỏa hai doanh nghiệp
trong Khu công nghiệp Tân
Bình (Công ty TNHH Hwata
Việt Nam và Công ty CPBánh
Givral) nên chưa thể thi công.
“Hiện nay đơn vị đang thi
công nhánh cầu số 1 hướng từ
quốc lộ 1 - Tân Kỳ Tân Quý,
khối lượng thi công đã đảm
bảo 40% khối lượng công
trình. Dự kiến sau khi quận
Tân Phú bàn giao mặt bằng
thì đơn vị sẽ nhanh chóng
hoàn thành các hạng mục của
nhánh cầu số 1 trong khoảng
thời gian 6-8 tháng” - vị đại
diện này nói.
Cũng theo vị này, đây là
khu vực nút thắt cổ chai nên
ngay từ khi triển khai dự án Sở
GTVT đã có phương án phân
luồng nhằm đảm bảo tình hình
giao thông. Tuy nhiên, lượng
xe quá đông nên tình trạng kẹt
xe là khó tránh khỏi.•
Kẹt xe vào
giờ cao điểm
tại khu vực
thi công dự
án cầu Bưng.
Ảnh:
THUTRINH
Công trình xây dựng cầu Bưng được khởi công vào tháng
7-2017, cầu bắc qua kênh Tham Lương, tổng chiều dài 560 m.
Theo kế hoạch, mặt đường Lê Trọng Tấn phía quận Bình Tân sẽ
được mở rộng lên 30-40 m và mặt đường phía quận Tân Phú
rộng từ 30 m đến hơn 35 m với sáu làn xe lưu thông. Dự án có
tổng mức đầu tư hơn 514 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành sau
20 tháng thi công.
Sau khi quận Tân
Phú bàn giao mặt
bằng thì chủ đầu tư
sẽ nhanh chóng hoàn
thành các hạng mục
của nhánh cầu số 1
trong khoảng thời
gian 6-8 tháng.
Tuyến xe buýt liên tỉnhĐàNẵng - Huế đã
chính thức khai trương. Ảnh: TV
Dân Bình Tân 2 năm
ngóng xong cầu Bưng
Việc thi công dự án cầu Bưng kéo dài hơn hai nămkhiến người dân lo lắng,
trong khi đó tình hình giao thông khu vực này ngày càng phức tạp.
Sáng 1-1, hàng chục tài xế xe buýt trợ giá tại Đà Nẵng tập
trung tại trạm xe buýt Xuân Diệu (quận Hải Châu), ngừng
việc tập thể để đòi quyền lợi. Đây là các lao động làm việc
cho Công ty cổ phần Công nghiệp Quảng An 1, đơn vị vận
hành nhiều tuyến xe buýt trợ giá tại Đà Nẵng và các hoạt
động vận tải hành khách khác.
Theo ông LKT (ngụ phường An Hải Đông, quận Sơn
Trà), ông phụ trách công tác bán vé tại trạm xe buýt Xuân
Diệu từ 4 giờ 30 sáng đến đêm. Hơn hai tháng nay, ông T.
bị nợ lương khiến cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn.
“Tôi phải vay mượn khắp nơi, thậm chí vay nóng để lo chi
tiêu cho gia đình. Tết này coi như hết” - ông T. bức xúc.
Ông LPH (ngụ phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) cho
biết tài xế xe buýt Quảng An 1 lương chỉ 7 triệu đồng/tháng
cùng tiền cơm trưa 500.000 đồng/tháng. Cùng cảnh ngộ với
các tài xế khác, ông H. cũng bị nợ lương cùng các khoản
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hơn
hai tháng nay. Thậm chí ông H. lái xe buýt cho Quảng An 1
đã hai năm nhưng chưa được ký hợp đồng.
Trao đổi với PV, bà Phạm Thị Hiền, phụ trách Phòng
quản lý thu bảo hiểm xã hội (thuộc Bảo hiểm xã hội TP Đà
Nẵng), xác nhận đến nay Công ty cổ phần Công nghiệp
Quảng An 1 còn nợ hơn 3 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với 281 lao động. Bà
Hiền cho hay Bảo hiểm xã hội TP Đà Nẵng đã nhiều lần
đề nghị Quảng An 1 nộp các khoản tiền trên đúng quy định
nhưng công ty vẫn chây ỳ, tám tháng nay chưa nộp.
Trong khi đó, lãnh đạo Chi nhánh Đà Nẵng của Công ty
cổ phần Công nghiệp Quảng An 1 lại cho rằng các tài xế
phản ánh thông tin sai lệch. Vị này khẳng định vẫn cung
ứng đủ số xe buýt phục vụ trên địa bàn Đà Nẵng dù tài xế
ngừng việc.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên các tài xế xe
buýt trợ giá tại Đà Nẵng ngừng việc đòi quyền lợi. Dù đã
có những buổi đối thoại nhưng các bên vẫn chưa tìm được
tiếng nói chung.
TẤN VIỆT
Tài xế xe buýt Đà Nẵng lo mất tết vì bị nợ lương
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook