002-2020 - page 10

10
lại tài sản của Khahomex và
bỏ tiền đầu tư, kinh doanh
khai thác hạng mục hơn
250 m
2
trước mặt tiền chứ
không phải là bên đứng tên
trên hồ sơ pháp lý về quyền
sử dụng đất.
“Việc quận 4 xác định
Công ty cổ phần Thương
mại Dịch vụ Lâu Đài Ven
Sông là tổ chức có hành vi
vi phạm và ra quyết định áp
dụng biện pháp khắc phục
hậu quả là không phù hợp
với quy định của pháp luật,
sai chủ thể pháp lý” - văn
bản của Riverside nêu.
Riverside cho biết đã
nộp đơn khởi kiện yêu cầu
TAND TP.HCM hủy quyết
định áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả đối với các
quyết định cưỡng chế của
UBND quận 4. Trong khi
đó, UBND quận 4 cũng cho
biết đã gửi văn bản báo cáo
UBND TP.HCM về trường
hợp này để xin ý kiến chỉ
đạo xử lý.•
Bất động sản -
ThứNăm2-1-2020
Lâu đài ven sông
xây không phép 250 m
2
KIÊNCƯỜNG
T
rong khi TP.HCM đang
tập trung xử lý vi phạm
trật tự xây dựng trên
toàn địa bàn TP thì ở quận
4 lại tồn tại một trung tâm
hội nghị tiệc cưới mang tên
Riverside Palace (Lâu đài ven
sông) xây không phép ngay
trước mặt tiền đến 250 m
2
.
Chính quyền đã nhiều lần
yêu cầu tháo dỡ nhưng đến
nay công trình này vẫn giữ
nguyên hiện trạng và hoạt
động bình thường.
Bốn lần yêu cầu
tháo dỡ
Công trìnhRiverside Palace
tọa lạc ở số 360-360D Bến
Vân Đồn, quận 4, nằm sát
bên rạch Bến Nghé. Ngay
bên kia rạch là khu trung
tâm quận 1. Với vị trí đắc
địa, trung tâm này được xây
dựng hoành tráng như tòa lâu
đài trắng tráng lệ.
Trước đó, để tạo điểm nhấn
cho tòa nhà này, đồng thời
làm đẹp cho đô thị quận 4,
tháng 11-2015, Công ty cổ
phầnĐầu tưvàDịchvụKhánh
Hội (Khahomex - đơn vị thuê
đất) đã xin phép cải tạo sảnh
đón khách ngoài trời ngay
mặt tiền bằng vật liệu sắt,
khung thép, mái kích, vách
kính với diện tích 250 m
2
.
Tuy nhiên, trước khi cho
khởi công công trình, UBND
quận 4 đề nghị Khahomex
phải có trách nhiệm liên hệ
với cơ quan có thẩm quyền
hoàn tất các thủ tục giao
thuê đất theo quy định do
một phần diện tích xin lắp
khung, vách kính chưa được
cơ quan thẩm quyền giao cho
Khahomex.
Trong khi Khahomex được
xác định chưa thực hiện đầy
đủ các thủ tục theo yêu cầu
của UBND quận 4 thì trung
tâm này đã được đơn vị thuê
lại thực hiện cải tạo phần
mặt tiền tòa nhà. Do đó đến
đầu tháng 8, quận 4 đã lập
biên bản vi phạm hành chính
đối với công trình xây dựng
không phép 261,184 m
2
của
trung tâm trên.
Ngay cuối tháng 8-2019,
quận 4 ban hành quyết định
áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả tại Riverside Palace
đối với tổ chức vi phạm là
Công ty cổ phần Thương mại
Dịch vụ Lâu Đài Ven Sông
(Riverside - đơn vị thuê tài
sản trên đất của Khahomex,
tức thuê tòa nhà Riverside
Palace và khai thác - PV).
Đến ngày 10-9, khi quận
4 tống đạt quyết định trên
thì Riverside lại không nhận
quyết định theo quy định. Sau
đó, liên tiếp các ngày 25-9,
1-10, 8-10, UBND phường
1, quận 4 đã ra các thông báo
đến Riverside đề nghị công
ty tự tháo dỡ công trình vi
phạm nhưng đơn vị này vẫn
không thực hiện.
Ngày 29-10, một lần nữa
UBND quận 4 ban hành tiếp
quyết định cưỡng chế buộc
khắc phục hậu quả đối với
công trình xây dựng không
phép tại Riverside Palace.
Trong báo cáo ngày 19-12-
2019, quận 4 gửi UBND
TP.HCM về trường hợp
này nêu rất rõ thời gian tiến
hành cưỡng chế là ngày 20-
12-2019. Thế nhưng theo
ghi nhận của PV
Pháp Luật
TP.HCM
, đến ngày 1-1-2020,
phần xây không phép trước
mặt tiền Riverside Palace
vẫn còn nguyên vẹn.
Phải chờ chỉ đạo
từ UBND TP.HCM
Trước những thông tin
Trung tâmRiverside Palace bị phát hiện xây không phép phầnmặt tiền lên tới hơn 250m
2
. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Trung tâm hội nghị tiệc cưới
Riverside Palace xây không
phép, gây ảnh hưởng đến uy
tín của mình, cuối tháng 12-
2019, Khahomex có văn bản
gửi Riverside yêu cầu đơn
vị này thực hiện đúng hợp
đồng và truyền thông chính
xác về trách nhiệm đối với
hành vi vi phạm xây dựng.
“Khahomex chưa nhận
được sự hợp tác từ Riverside,
Riverside còn đưa ra những
thông tin truyền thông sai
lệch, gây bất lợi và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến
Khahomex” - văn bản của
Khahomex nhấn mạnh.
Theo văn bản, Khahomex
khẳng định phần diện tích xây
dựngkhôngphépcủaRiverside
nằm ngoài hợp đồng thuê tài
sản trên đất đã ký kết giữa
hai bên. Phần diện tích xây
không phép do Riverside tự
ý tổ chức thi công, sử dụng
và quản lý, bất chấp khiếu
nại của Khahomex đến cơ
quan chức năng.
“Do vậy, hành vi vi phạm
của Riverside không có
bất cứ liên quan nào đến
Khahomex. Theo các biên
bản làm việc được cơ quan
chức năng tổ chức giữa ba
bên: Khahomex không có
bất cứ văn bản nào cho phép
Riverside xây dựng, đồng thời
Riverside đã thừa nhận sai
phạm của mình trước cơ quan
có thẩm quyền” - văn bản
của Khahomex khẳng định.
Đáp l ạ i văn bản của
Khahomex, trong một động
thái nhằm phản hồi thông tin
báo chí, Riverside đã có văn
bản gửi các cơ quan thông
tấn. Theo đó, Riverside cho
rằng mình chỉ là đơn vị thuê
Quận 4 cho biết đã
gửi văn bản báo cáo
UBND TP.HCM về
trường hợp này để
xin ý kiến chỉ đạo
xử lý.
Riverside Palace tọa lạc bên bờ sông thuộc đại lộ Đông
Tây, trung điểm của cầu Nguyễn Văn Cừ và cầu Calmette,
kết nối quận 1, quận 4, quận 5, quận 7, quận 8, Riverside
Palace được xây dựng trên khuôn viên 6.000 m
2
theo lối
kiến trúc châu Âu.
Phần công trình xây dựng không
phép vẫn đang tồn tại bất chấp bốn
lần chính quyền quận 4 ra quyết
định cưỡng chế tháo dỡ.
Đầu năm 2020, một loạt chính sách liên quan đến thị
trường nhà, đất sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó, đáng
chú ý là thông tin các thành phố trực thuộc trung ương
sẽ đồng loạt công bố bảng giá đất mới. Theo đó, các địa
phương như thủ đô Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai… đều đã
có phương án của mình.
Đơn cử như tại Hà Nội, HĐND TP Hà Nội đã thông
qua tờ trình các loại giá đất trên địa bàn, áp dụng từ tháng
1-2020 đến tháng 12-2024. TP Hà Nội thống nhất bảng
giá điều chỉnh mức tăng bình quân 15% so với giai đoạn
2014-2019.
Trong khi đó, tại TP.HCM, việc giữ nguyên mức giá đất
hiện tại đang là lựa chọn ưu tiên dựa trên ý kiến khảo sát
người dân và doanh nghiệp ngành địa ốc. Sở TN&MT TP
cũng đã có tờ trình về giá các loại đất trên địa bàn cho giai
đoạn 2020-2024. Theo tờ trình này, khung giá áp tối thiểu
40.000-120.000 đồng/m
2
và tối đa 48-162 triệu đồng/m
2
.
Ngoài ra, theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19-11-
2019, một số vi phạm về đất đai sẽ bị phạt đến 1 tỉ đồng.
Ví dụ như quy định đơn vị kinh doanh bất động sản hoặc
nhận chuyển quyền sử dụng đất nếu không nộp hồ sơ,
không cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua làm thủ tục
cấp sổ hồng sẽ bị phạt tùy vào mức độ vi phạm. Trong đó
mức thấp nhất là từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cao nhất
1 tỉ đồng.
Những trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất
dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây
dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho
thuê không đủ kiện cũng sẽ bị phạt từ 20 triệu đến 1 tỉ
đồng tùy theo diện tích. 
Cũng theo nghị định trên, hành vi lấn, chiếm đất phi
nông nghiệp sẽ bị xử phạt tùy theo diện tích lấn, chiếm.
Ở nông thôn mức phạt là 10-20 triệu đồng nếu diện tích
đất lấn, chiếm dưới 0,05 ha; mức phạt cao nhất là 200-
500 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 1 ha trở
lên. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông
nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị có thể bị
xử phạt bằng hai lần mức xử phạt đối với loại đất tương
ứng.
Bên cạnh đó, Thông tư 07/2019/TT-BTP có hiệu lực
từ ngày 10-1-2020 bổ sung trường hợp đăng ký thế chấp
với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng
công trình xây dựng không phải nhà ở, dự án đầu tư xây
dựng khác theo quy định của pháp luật. Đăng ký thế
chấp này được thực hiện như với đăng ký thế chấp quyền
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong
tương lai là nhà ở, công trình xây dựng.
PD
Các chính sáchbất động sản cóhiệu lực từ tháng1-2020
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook