015-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu17-1-2020
TRÚCPHƯƠNG
B
anThường trựcHội đồng
Trị sựGiáohội Phật giáo
Việt Nam (GHPGVN)
vừa ra công văn yêu cầu các
chùa, cơ sở tự viện (nơi tăng
ni tu tập có sự quản lý của
giáo hội) khi tổ chức lễ cầu
an tránh mê tín dị đoan, lệch
chuẩn tâm linh nhằm bảo vệ
sự trong sáng của chính pháp.
Cầu qu c th i
dân an, không
cúng sao giải h n
Theo đó, Ban Thường trực
Hội đồng Trị sự GHPGVN
yêu cầu các chùa, cơ sở tự
viện, tăng ni khi tổ chức
thực hành các nghi lễ cầu
quốc thái dân an phải tránh
mê tín dị đoan, không đốt
vàng mã, tránh những nội
dung nghi lễ không đúng
với chính pháp của Phật
giáo dễ bị xã hội hiểu lầm,
lệch chuẩn tâm linh.
Đồng thời, BanThường trực
Hồi đồng Trị sự cũng yêu cầu
các chùa, cơ sở tự viện, tăng
ni khi thực hành các nghi lễ
cầu quốc thái dân an không
dùng các thuật ngữ như “giải
hạn”, “dâng sao giải hạn”,
“cắt giải oan gia trái chủ”…
mà phải nêu bật ý nghĩa, sự
vận hành luật nhân quả của
Phật giáo, tạo phước đức bằng
việc tránh ác, làm thiện, làm
nhiều việc tốt.
Anh Bùi Vĩnh Bảo (ngụ
quận Tân Phú) cho biết nhiều
năm nay vợ chồng anh tiêu
tốn không ít tiền bạc để cúng
sao giải hạn vào dịp đầu năm.
Nhận thấy việc cúng vừa
tốn kém, bản thân lại thêm
lo lắng, anh Bảo nhiều lần
muốn bỏ thói quen cúng sao
giải hạn. Tuy nhiên, vợ anh
không chấp nhận vì lo sợ
vào những năm sao xấu mà
không cúng thì gia đình sẽ
gặp tai ương, xui rủi.
Chị Nguyễn Thị Thu (ngụ
quận Tân Bình) thì chia sẻ:
“Đi nhiều chùa, tôi thấy người
ta tiêu tốn tiền của vào việc
cúng bái, đốt vàng mã mà rất
xót, chưa kể việc kinh doanh
tâm linh tạo hình ảnh xấu
nơi thờ tự. Vì vậy, các chùa
trên cả nước cần thống nhất
loại bỏ việc cúng sao hạn, tổ
chức các nghi lễ chính pháp
để người dân cầu an”.
Xóa nỗi m ảnh
sao t t, sao xấu
Theo hòa thượng Thích
ThiệnChiếu, Phó banTừ thiện
xã hội trung ương GHPGVN,
trụ trì chùa Kỳ Quang II, cúng
sao giải hạn làmột tín ngưỡng
dân gian, không xuất phát từ
giáo lý nhà Phật.
Do con người lo sợ trước
các thế lực thiên nhiên như
thần linh, ma, quỷ… nên họ
tin rằng việc cúng bái sẽmang
lại những điều may mắn và
xua đuổi những điều xui rủi.
“Trong Phật giáo không
quan niệm có sao tốt hay
sao xấu ảnh hưởng đến cuộc
sống của con người mà tất cả
hạnh phúc hay khổ đau đều
do những việc làm ra hằng
ngày của chính bản thân mỗi
người. Một người khi đã làm
việc xấu, dù có sắm lễ rình
rang để giải hạn cũng chỉ là
vô ích” - hòa thượng luận giải.
Theo nghi lễ Phật giáo, vào
dịp đầu nămmới, chùa chiền,
Đ o Phật không thể thay thế ai
để giải nghiệp
Nhân quả là một định luật tất nhiên, có tương quan mật
thiết với nhau và chi phối mọi sự, mọi vật. Khi tin vào nhân
quả ắt sẽ tin vào luân hồi, vì vậy giáo lý nhà Phật luôn hướng
mọi người làm việc thiện, tích phúc đức để có được sự tốt
đẹp qua nhiều đời.
Đạo Phật giúp mọi người hiểu đúng về luật nhân quả
nhưng không thể thay thế ai để giải trừ hạn nghiệp. Nếu
cúng dường tam bảo mà không hành thiện giúp người,
giúp đời thì cũng chỉ hoài công.
Việc tu học phải diễn ra trong đời sống hằng ngày của
mọi người. Khi thân, miệng, ý làm việc tốt đẹp, thanh cao,
hiền thiện thì tự ắt phúc đức sẽ tự đến, những nạn tai cũng
từ đó mà hóa giải không cần cúng bái.
Thượng tọa
THÍCH GIÁC TOÀN
, Phó Chủ tịch Hội đ ng Trị sự trung
ương GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM
Tết này, chùa không còn cúng sao
giải h n
tự viện sẽ tổ chức lễ cầu quốc
thái dân an, tụng kinh để cầu
mong sự an lành. Đây là nghi
lễ chính thống của Phật giáo.
Theo hòa thượng, trước
việc người dân quá tin vào sao
hạn, một số chùa đã tổ chức
cúng sao giải hạn để người
dân an tâm, một số chùa khác
chỉ tụng kinh lễ Phật vào dịp
đầu năm để cầu bình an. Tuy
nhiên, việc nhà chùa, tự viện
tổ chức cúng sao giải hạn rất
dễ gây nên biến tướng trong
niềm tin Phật giáo ở người
dân. Đồng thời, không thống
nhất trong nghi lễ nhà Phật.
Hòa thượng Thích Thiện
Chiếu nhận định việc Ban Trị
sựGHPGVNđưa ra công văn,
yêu cầu chấn chỉnh lễ cầu an
đầu xuân ở các chùa, tự viện
rất kịp thời để giữ gìn chính
pháp Phật giáo.
“Công văn là cơ sở để nhà
chùa mạnh dạn xóa bỏ các
nghi lễ lạc hậu, không phù
hợp chính pháp. Từ đó, Phật tử
cũng dần thay đổi quan niệm
sao xấu, sao tốt, cúng sao giải
hạn” - hòa thượng nói.
Đồng quan điểm, TS tôn
giáoDươngNgọcDũng, giảng
viên ĐH KH-XH&NV, ĐH
Quốc gia TP.HCM, cho biết
trong kinh văn của Phật học
không nhắc đến việc sao hạn.
Kinh văn trái lại còn khuyên
nhủ và ngăn cấm người tu
hành làm những việc mê tín,
sai lệch lời dạy của Đức Phật.
“Trong khi đạo Phật tin
rằng con người chính là căn
nguyên để hóa giải những
điều xấu, tạo nên việc thiện
thì việc cúng sao giải hạn chỉ
cho thấy người dân ngày càng
không tin vào khả năng của
mìnhmà cầu xin trời Phật ban
phúc lộc” - TS Dũng nói.•
V o dịp lễ, tết, người dân thường đến chùa cầu an trong nămmới. Ảnh: HTD
“Phật giáo không
quan ni m có sao
t t hay sao xấu ảnh
hưởng đ n cuộc s ng
của con người mà
tất cả hạnh phúc
hay khổ đau đều do
những vi c làm ra
hằng ngày của chính
bản thânmỗi người.”
Hòa thượng
Thích Thiện Chiếu
Nghi lễ cầu an đầu nămnay tại các chùa sẽ phải đảmbảo trang nghiêm, tiết kiệm, không dùng thuật ngữ
“cúng sao giải hạn”.
Góc ảnh
Cần xóa bỏ c c điểm
gom phế liệu trên cầu
Một số cây cầu dẫn ngang
kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
trên địa bàn các quận 3, Tân
Bình, TP.HCM bị chiếm dụng
làm nơi tập kết phế liệu, ve
chai. Một số người mua bán
ve chai đã dùng mặt cầu làm
nơi thu gom, phân loại ve chai
sau khi mua về. Tình trạng
trên làm mất cảnh quan đô thị,
chiếm dụng, xả rác trên lòng
đường, lề đi bộ trên cầu.
Mong cơ quan chức năng ở
các quận trên sớm xóa bỏ các
điểm gom phế liệu trên cầu,
nhất là trong dịp tết sắp đến.
THÁI HOÀNG
Tự lậpbãi giữxe trênvỉahè ngày t t,
được không?
Pháp luật nghiêm cấmhành vi chiếmdụng đất vỉa hè, lòng đường
làmnơi trông, giữ xe.
Vào những ngày giáp tết, một số hộ dân gần nhà
tôi tự lập bãi giữ xe trên vỉa hè, gây lấn chiếm lòng
đường, cản trở người đi đường. Vậy xin hỏi hành vi
này sẽ bị xử phạt như thế nào?
Bạn đọc
Quỳnh Thy 
(tranthy... @yahoo.com)
Luật sư
Bùi Quốc Tuấn
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời: Pháp luật nghiêm cấm hành vi chiếm dụng
đất vỉa hè, lòng đường làm nơi trông, giữ xe. Khoản
5, 6, 7, 8 Điều 12 của Nghị định 100/2019 quy định
cá nhân có hành vi chiếm dụng đất vỉa hè, lòng
đường làm nơi trông, giữ xe sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền 2-3 triệu đồng khi chiếm dụng lòng
đường đô thị hoặc hè phố dưới 5 m
2
; chiếm dụng
phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường
ngoài đô thị dưới 20 m
2
 làm nơi trông, giữ xe.
- Phạt tiền 4-6 triệu đồng khi chiếm dụng lòng
đường đô thị hoặc hè phố từ 5 m
2
 đến dưới 10 m
2
;
chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của
đường ngoài đô thị từ 20 m
2
 trở lên làm nơi trông,
giữ xe.
- Phạt tiền 6-8 triệu đồng đối với cá nhân chiếm
dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m
2
 đến
dưới 20 m
2
 làm nơi trông, giữ xe.
- Phạt tiền 10-15 triệu đồng đối với cá nhân
chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20
m
2
 trở lên làm nơi trông, giữ xe.
Trường hợp tổ chức vi phạm các hành vi như trên
thì mức phạt sẽ được nhân đôi.
Như vậy, cá nhân, tổ chức tự lập bãi giữ trên vỉa
hè, lấn chiếm lòng đường sẽ đồng thời bị xử phạt
hành chính về hành vi này với các mức phạt tương
ứng như trên.
TRÚC PHƯƠNG
Ảnh chụp trên cầu số 5 thuộc địa b n
quận Tân Bình.
Ảnh chụp trên cầu số 7 thuộc địa b n
quận 3.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook