015-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu17-1-2020
Theo số liệu của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2019 lĩnh vực bất
động sản (BĐS) có số lượng doanh nghiệp (DN) tạm
dừng hoạt động hoặc bị giải thể cao nhất với 1.284
DN.
Trong đó, 598 DN đăng ký tạm dừng hoạt động,
tăng gần 37% và 686 DN giải thể, tăng hơn 39% so
với năm 2018.
Bằng chứng lượng giao dịch sụt giảm hẳn trong
thống kê của Bộ Xây dựng là tổng số giao dịch
nhà, đất thành công trong cả nước năm 2019 chỉ
hơn 83.000, giảm 26% so với năm 2018. Trong đó,
BĐS du lịch nghỉ dưỡng chỉ có 6.280 giao dịch,
giảm 20% so với năm 2018.
Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho biết tại TP,
từ tháng 10-2015 đến hết năm 2018, có đến 126 dự
án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp bị ách tắc
thủ tục đầu tư xây dựng và 158 dự án có nguồn gốc
quỹ đất thuộc Nhà nước quản lý phải rà soát thủ tục
pháp lý, cá biệt có một số trường hợp thuộc diện
phải thanh tra, điều tra.
Tháng 3-2019, lãnh đạo TP và cơ quan có thẩm
quyền của trung ương đã quyết định cho 124 dự
án được vận hành lại. Tuy nhiên, trên thực tế hầu
hết các dự án này vẫn chưa hoạt động trở lại bình
thường.
Năm 2019, toàn TP chỉ có một dự án nhà ở thương
mại có quyền sử dụng đất ở được UBND TP chấp
thuận chủ trương đầu tư, giảm 12 dự án, giảm 92%.
Chỉ có bốn dự án nhà ở thương mại được chấp thuận
chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư, giảm 24
dự án, giảm 85%. Chỉ có 16 dự án nhà ở thương mại
được chấp thuận đầu tư, giảm 64 dự án, giảm 80%.
Năm 2019, các DN xây dựng cũng bị sụt giảm
trên dưới 50% số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp,
dẫn đến bị sụt giảm mạnh doanh thu và lợi nhuận.
Các nhà cung cấp thiết bị, vật tư bị sụt giảm doanh
thu bán hàng. Các DN sản xuất thiết bị, vật liệu xây
dựng gặp khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Người lao động thiếu việc làm, giảm thu
nhập. Các ngân hàng thương mại đứng trước rủi ro
trong việc thu hồi nợ.
QUANG HUY
Năm 2019, giao dịch bất động sản
sụt giảm
Giới thiệu nhà cho khách hàng tại một dự ánmới ở TP.HCM. Ảnh: HTD
Đường Huỳnh Tấn Phát từng là điểmngập nặng của TP.
Ảnh: KIÊN CƯỜNG
TP.HCM sẽ hoàn thành chống ngập
9 điểm
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết trong năm 2020
TP sẽ giải quyết dứt điểm chín điểm ngập do triều
cường, đạt kế hoạch đề ra, tính từ năm 2016. 
Theo đó, năm 2016-2018 đã giải quyết bốn tuyến
đường ngập do triều cường là Lương Định Của,
đường số 26, Tỉnh lộ 10 và xa lộ Hà Nội. Dự kiến
sau khi hoàn thành dự án giải quyết ngập do triều có
xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn một) sẽ
giải quyết tiếp bốn tuyến đường là Huỳnh Tấn Phát,
quốc lộ 50, Lê Văn Lương và Trần Xuân Soạn.
Việc hoàn thành dự án bờ tả sông Sài Gòn, đoạn
còn lại từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm
sẽ giải quyết ngập tuyến đường Nguyễn Văn Hưởng.
Dự án giải quyết ngập do triều có xét đến yếu tố
biến đổi khí hậu (giai đoạn một) tổng giá trị xây lắp
đã đạt 77%.
Hiện tại có bảy hạng mục đang triển khai gồm
cống Bến Nghé, cống Tân Thuận, cống Phú Xuân,
cống Mương Chuối, cống Cây Khô, cống Phú Định
và đê kè. Dự kiến TP sẽ hoàn thành toàn bộ công
trình vào tháng 6-2020.
PD
KIÊNCƯỜNG
T
rong năm qua, hẳn nhiều
người không thể quên câu
chuyện của Tập đoàn Địa
ốcAlibaba đình đám với hàng
ngàn nhân viên sale (nhân viên
kinh doanh) chỉ trong phút
chốc sụp đổ khi tháng 9-2019,
CEO Nguyễn Thái Luyện bị
công an bắt giữ.
Trong cơn mưa chiều 18-9-
2019, khi công an đang bao
vây trụ sở tập đoàn này trên
đường Kha Vạn Cân (quận
Thủ Đức, TP.HCM), rất nhiều
nhân viên sale trong nỗi hoang
mang vẫn đứng dưới trời mưa
cố gắng giải thích, bảo vệ cho
công ty trước sự truy vấn của
khách hàng.
Nghề sale điêu đứng
vì dự án ma
Nhiều nhân viên saleAlibaba
lúc ấy đứng cạnh tôi có người
sành sỏi nghề, có người là sinh
viên mới ra trường đã nhanh
chóng nhập cuộc vào sân chơi
được giới thiệu là trải đầy hoa
hồng - làm sale bất động sản
(BĐS). Tất cả đều cùng chung
tâm trạng lo lắng và thất vọng.
“Chắc là công ty giải tán rồi,
mai bỏ đồng phục, kiếm nghề
khác làm thôi” - câu nói đầy
tâm trạng của một nhân viên
sale Alibaba chiều hôm ấy
cũng là cảnh ngộ chung của
hàng ngàn nhân viên Alibaba
sau này.
Sau vụ sụp đổ của Alibaba,
nhân viên sale của tập đoàn
người tìm công ty mới, người
về quê và bỏ luôn số điện thoại
họ đã từng dùng để thuyết phục
những người mua dự án bánh
vẽ của công ty.
Luật sư Trần Minh Cường,
ĐoànLuật sưTP.HCM, làngười
đã cùng một số nạn nhân đồng
hành với phóng viên
Pháp
Luật
TP.HCM
những ngày
tham gia đấu tranh với Công
tyAlibaba đòi quyền lợi. Ông
cho biết: “Nạn nhân thì tiền
mất tật mang, còn saleAlibaba
thì tứ tán. Có người trốn luôn,
không dám gặp ai vì đa số họ
đã chào mời những người thân
quen của chính mình mua dự
án Alibaba”.
“Dư chấn” từ sựkiệnAlibaba
và hàng loạt dự án ma khác
trong năm qua đã khiến nhiều
người mất niềm tin với nhân
viên sale BĐS. Việc này gây
ảnh hưởng không nhỏ đến
những người làmnghề nghiêm
Cười ra nướcmắt với
nghề sale bất động sản
Thị trường chững lại, dự ánma hoành hành, nghề môi giới bất động sản
nămqua chứng kiến nhiều chuyện cười ra nước mắt.
Năm 2019, Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết cả nước có
khoảng 300.000 người đang hoạt động trong lĩnh vực môi giới
BĐS nhưng chỉ có khoảng 30.000 người có chứng chỉ hànhnghề.
Vấn đề về cấp phép hành nghề cho những người làmcông việc
môi giới BĐS đã nhiều lần được đặt ra nhằmhướng tới xây dựng
tính minh bạch và độ xác tín cho công việc này.
Dù đang bị đe dọa
nhưng nhân viên
sale và đại lý sale
vẫn có đất sống nếu
đáp ứng được sự
chuyên nghiệp và
đáng tin cậy.
túc. Nghề sale bước vào thời
kỳ khó khăn, thậm chí bị đe
dọa. Đáng mừng là bên cạnh
đó còn nhiều công ty làm ăn
chân chính và nhân viên của họ
có thể sống tốt dù thị trường
nhiều sóng gió.
“Chúng tôi chọn sảnphẩmthị
trường ngách và nhận được sự
hỗ trợmạnhmẽ của các đối tác
nên năm nay đạt 80%KPI (chỉ
tiêu) bán hàng. Do đó, chúng
tôi tự tin hướng đến kế hoạch
trong năm 2020 sẽ thành công
hơn nữa. Thu nhập của chúng
tôi ổn định, dao động khoảng
15-20 triệu đồng/tháng” - anh
Nguyễn Hoàng Việt, một sale
BĐS lão luyện đang bán các
sản phẩm biệt thự biển và các
BĐS phụ trội khác, cho biết.
Theo anh Việt, năm 2019
đúng là một năm rất nhiều
thách thức với các công ty
phân phối BĐS; các loại hình,
nguồn cung sơ cấp sụt giảm, giá
cả tăng mạnh dẫn đến chi phí
bán hàng tăng; thị trường thứ
cấp giá chào bán tăng cao nên
thanh khoản cũng giảmmạnh,
dẫn đến thu nhập từ nghề môi
giới giảm đáng kể.
Nghề sale phải
chuyển mình
“Quymô thị trường sụt giảm,
sản phẩm ít thì chắc chắn dân
sale không có cái để bán. Ngoài
ra còn phải nói đến công nghệ
hiện đại đang đe dọa nghề sale
truyền thống. Bây giờ chủ đầu
tư bán hàng qua công nghệ như
trợ lý ảo, mô hình ảo và tất cả
đều qua công nghệ” - ông Lê
HoàngChâu, Chủ tịchHiệp hội
BĐS TP.HCM, chia sẻ.
Theo ông Châu, việc các
công ty môi giới dùng hình
thức truyền thống khi bán
hàng như tổ chức sự kiện, gọi
điện thoại, cho nhân viên sale
tư vấn tận nơi… khi có dự án
mới đang dần mai một. Thay
vào đó, công nghệ đang thay
thế tất cả công đoạn này. Ví
dụ, khách muốn tìm hiểu một
dự án thì chỉ cần có điện thoại
thông minh là mô hình, hình
thức thanh toán, tư vấn chi tiết,
trợ lý ảo…đều được hiển hiện
ngay trước mắt.
một công ty phân phối BĐS),
cho rằng dù đang bị đe dọa
nhưng nhân viên sale và đại
lý sale BĐS vẫn có đất sống
nếu đáp ứng được sự chuyên
nghiệp và đáng tin cậy.
“Nghề sale BĐS có lợi thế
riêng, bởimua nhà không giống
như ra chợ mua rau. Sale có
ưu điểm về chăm sóc khách
hàng, theo chân khách hàng
thường xuyên… Có thể nói
đây là thời điểm sàng lọc, là cơ
hội để các nhân viên môi giới
trưởng thành, chuyên nghiệp
hơn” - ông Lâm nói.
Vấnđềngười trẻ laovàoBĐS
cũng được đề cập và cảnh báo
tại buổi ra mắt cuốn sách
Triệu
phú môi giới BĐS
diễn ra tại
TP. HCM. Dịp này, một số bạn
trẻ đặt câu hỏi: “Sinh viên mới
ra trường, chưa xin được việc
làm liệu có phù hợp với nghề
môi giới BĐS?”.
Trảlời,bàTaraLe,CEOCông
tyCPBĐSKellerWilliamsViệt
Nam, chia sẻ: Làm sale BĐS
tại Việt Nam là một nghề khá
hấp dẫn với người trẻ bởi thu
nhập cao. Tuy nhiên, bước vào
nghề này có nhiều thách thức,
trong đó có thách thức xuất
phát từ chính bản thân những
người làm nghề như lối suy
nghĩ làm tạm bợ, ăn xổi ở thì,
không có mục tiêu lâu dài, chỉ
nghĩ mình là cò đất, không trân
trọng nghề và đầu tư phát triển
kỹ năng làm nghề.
Theo quan điểmcủa chủ tịch
Hiệp hội BĐS TP.HCM, điều
này chính là tửhuyệt của những
người làm nghề sale. “Như bất
cứ ngành nghề nào khác, muốn
trụ vững và thành đạt với nghề
thì các nhân viên sale phải bồi
đắp kiến thức trong lĩnh vực
BĐS cho mình, tiếp cận công
nghệ và quan trọng nhất là giữ
được chữ tín” - ông Châu nói.•
“Ngoài ra, nghề môi giới
BĐS là một trong 10 nghề bị
tác động nhiều nhất trên thế
giới vì cuộc cách mạng công
nghệ 4.0. Hiện nay thị trường
đã có những chủ đầu tư tự bán
sản phẩm của mình thay vì qua
các đại lý môi giới. Ước tính
việc này làm mất đi 7%-8%
phần việc của sale nên nghề
môi giới sắp tới sẽ gặp nhiều
khókhăn” - ôngChâuphân tích.
Chia sẻ quan điểmvề vấn đề
này, ôngPhạmLâm,CEOCông
ty DKRA Việt Nam (cũng là
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook