015-2020 - page 9

9
Trạmthu phí đường dẫn vào nhà ga quốc tế sân bay Tân SơnNhất chiều 16-1. Ảnh: THUTRINH
Thu phí vào sân bay:
Lại phải chờ Thủ tướng
Lãnh đạo ACV khẳng định đang chờ quyết định củaThủ tướng về việc có nên thu phí đường dẫn
vào sân bay hay không.
VIẾT LONG- THUTRINH
S
au khi Bộ Tài chính báo
cáoThủ tướngChính phủ
phương án xử lý số tiền
thu được từ dịch vụ đường dẫn
vào các nhà ga hàng không
của Tổng Công ty Hàng không
Việt Nam (ACV ) giai đoạn
2012-2017, nhiều ý kiến cho
rằng ACV cần làm rõ nguồn
tiền thu vào từ dịch vụ trên.
Ùn tắc tại
trạm thu phí
Theo ghi nhận của PVnhững
ngày giáp tết tại sân bay Tân
Sơn Nhất (TP.HCM), việc thu
phí ô tô đi ra ở đường dẫn ga
quốc nội và ga quốc tế diễn
ra tấp nập. Việc thu phí ở ga
quốc tế đi ra có bốn làn thu
phí và ở trạm thu phí hỗn hợp
(quốc tế, quốc nội) có bốn làn
chính và một làn phụ rẽ phải
ra hướng đường Trường Sơn.
Theo quan sát, chưa đầy 10
phút đã có hàng trămxe khách,
ô tô liên tục di chuyển từ sân
bay Tân Sơn Nhất đi ra. Trong
đó, nhân viên thu phí bán vé thủ
công phải tự điều phối lượng
xe đông đúc từ sân bay đi ra
để tránh xung đột với dòng xe
từ hướng đường Trường Sơn
lưu thông qua khu vực.
Vì thế, trạm thu phí vào nhà
ga quốc tế đã không tránh khỏi
tình trạng ùn ứ với nhiều ô tô,
xe khách xếp hàng dài chờ đợi.
Theo tìm hiểu của PV, khi
vào sân bay với đoạn đường
ngắn, thời gian dừng ô tô chỉ
tính bằng phút nhưng phải trả
tiền phí 10.000-40.000 đồng/
ACV đang thu phí 21 cảng hàng không
Theo kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ, 21/22 cảng
hàng không (do ACV quản lý) đang thu tiền sử dụng sân đường
dẫn vào nhà ga hàng không đối với ô tô đưa đón, trả khách là
không đúng quy định pháp luật về đất đai do không phải nộp
tiền sử dụng đất. Tổng số tiền thu khoảng 59 tỉ đồng.
Trong khi đó, theo BộGTVT, tổng doanh thu, chi phí, nghĩa vụ
ngân sách đối với dịch vụ đường dẫn vào nhà ga 21 cảng hàng
không đã được ACV thực hiện trong giai đoạn 2012-2017 lên
tới 1.024 tỉ đồng, riêng giai đoạn 2012-2015 là 551 tỉ đồng, cao
gấp nhiều lần số công bố của Thanh tra Chính phủ.
Sau khi trừ các chi phí, chênh lệch doanh thu - chi phí (trước
thuế) từ nguồn thu này là 133 tỉ đồng. ACV đã thực hiện nghĩa
vụ ngân sách khoảng 57 tỉ đồng. Đối với lợi nhuận còn lại, ACV
trích quỹ đầu tư phát triển giai đoạn từ năm2012 đến 31-3-2016
và đã được tính vào giá trị phần vốn nhà nước khi đơn vị này cổ
phần hóa vào năm 2016.
“Nhiều khi đón
khách từ chợ Tân
Bình đến sân bay
được khoảng 30.000-
40.000 đồng, đường
vào thì kẹt xe mà lúc
ra lại trả thêm 10.000
đồng tiền phí.”
Ông
Trần Văn Sơn
xe/lượt. Cụ thể, ô tô 4-7 chỗ
10.000 đồng/xe/lượt, còn xe
khách 45 chỗ 40.000 đồng/
xe/lượt.
Ông Trần Văn Sơn, tài xế ô
tô bảy chỗ, cho biết việc thu phí
đã diễn ra bao lâu nay nhưng
ông vẫn chưa rõ nguyên nhân
vì sao phải đóng phí. Ông giải
thích: “Nhiều khi nhận khách
từ chợ Tân Bình đến sân bay
được khoảng 30.000-40.000
đồng mà lúc đi ra lại trả thêm
10.000 đồng tiền phí. Cực
chẳng đã tôi mới nhận khách”.
Chị Hà Thúy Bình, hành
khách tại sân bay Tân Sơn
Nhất, đánh giá: “Việc thu phí
này đã một phần làm cho tình
trạng kẹt xe tại khu vực sân
bay trở nên phức tạp hơn. Cơ
quan chức năng nên ngừng thu
phí tại các trạm vào nhà ga sân
bay. Việc đóng phí này thường
thì chúng tôi hỗ trợ cho tài xế
nhưng cũng không rõ nguồn
tiền này dùng để làm gì”.
“Không tự ý thu phí”
Ngày 16-1, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, lãnh đạo ACV
cho hay: Việc thu phí đường
vào sân bay, đơn vị từng nêu
quan điểm nhiều lần. Theo đó,
ACVđược Nhà nước giao đất.
Trong pháp luật về đất đai, với
đất Nhà nước giao thì không
thu tiền sử dụng đất, nếu doanh
nghiệp đầu tư sẽ được hưởng
kết quả đầu tư trên đất.
“Trước đây ACV là doanh
nghiệp 100% vốn của Nhà
nước nên mọi quyết định đầu
tư, mức phí đều được sự đồng
ý của các bộ, ngành. Nên tôi
khẳng địnhACVlàmđúng quy
định của pháp luật và không
tự ý thu phí” - lãnh đạo ACV
nhấn mạnh.
LãnhđạoACVchobiết khoản
tiền thu được dùng để hoàn vốn
dự án và phục vụ công tác duy
tu, bảo dưỡng, không vì mục
đích kinh doanh. Vị này cũng
cho rằng cần phải hiểu đường
dẫn vào sân bay làmột bộ phận
của sân bay, không thể tách rời.
“Nếu tách nhà ga và đường
dẫn vào sân bay như cách hiểu
hiện nay của một số đơn vị là
thiếu hợp lý” - lãnh đạo ACV
nêu quan điểm.
Với đề xuất củaBộTài chính,
ACV khẳng định sẽ chờ quyết
định của Thủ tướng: “NếuThủ
tướng nói dừng thì chúng tôi
chấp hành, bởi phần lớn số tiền
này đều nộp về ngân sách nhà
nước.Trườnghợpyêu cầuđóng
thuế đất theo quy định, chúng
tôi cũng đồng ý…” - lãnh đạo
ACV cho hay.
Theo vị lãnh đạoACV, nếu
Thủ tướng quyết định dừng thu
phí, doanh nghiệp sẽ kiến nghị
giao cho đơn vị khác quản lý.
ACV sẽ không đảm nhiệm vai
trò duy tu, bảo dưỡng đường
vào sân bay như hiện hành…
Trước đó, Bộ Tài chính đã
báo cáo Thủ tướng Chính phủ
phương án xử lý số tiền thu
được từ dịch vụ đường dẫn
vào các nhà ga hàng không
củaACVgiai đoạn 2012-2017.
Đối với nghĩa vụ tài chính
về đất đai phần diện tích làm
đường dẫn vào nhà ga sân
bay, theo Bộ Tài chính, trường
hợp xác định là đất công cộng
không cómục đích kinh doanh
thì thực hiện theo hình thức
giao đất không thu tiền sử
dụng đất. Tuy nhiên, đối với
phần giá trị tài sản trên đất (là
đường dẫn) do ACV đã đầu
tư có thu tiền (mục đích kinh
doanh) nên phải nộp tiền thuê
đất theo quy định.
Bên cạnh đó, theo quy định
của pháp luật về đất đai hiện
hành thì các trường hợp sử
dụng đất mà không thực hiện
nghĩa vụ tài chính (nộp tiền thuê
đất, tiền sử dụng đất) thì ngoài
việc bị truy thu đủ số tiền phải
nộp còn phải nộp số tiền tương
đương với tiền chậm nộp. Vấn
đề này được xác định theo quy
định của pháp luật về quản lý
thuế tương ứng tại từng thời kỳ.
“Vậy với trường hợp trên,
ACV phải nộp tiền thuê đất
theo quy định của chính sách
thu tiền thuê đất và số tiền tương
đương với tiền chậm nộp…” -
văn bản Bộ Tài chính báo cáo
Thủ tướng nêu rõ.•
Phát hiện tài xế có nồng độ cồn ở
Bến xe Miền Đông
Thanh tra Sở GTVT TP.HCM cho biết Đội 3, Thanh tra Sở
GTVT đã phối hợp với Đội CSGT Hàng Xanh, Phòng Quản lý
vận tải đường bộ kiểm tra tại Bến xe Miền Đông. Tổng cộng,
đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra bảy phương tiện chuẩn bị
xuất bến.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện tài xế tên Lê
Thanh B., lái xe khách giường nằm biển số 51B-137.22 (chủ
phương tiện là HTX Xe vận tải và du lịch Thái Dương, đơn vị
kinh doanh vận tải là HTX Vận tải dịch vụ và Du lịch Sài Gòn,
nhà xe Thu Hà)
vi phạm nồng
độ cồn là 0,19
mg/lít.
Phát hiệnmột
tài xế có nồng độ
cồn ở Bến xeMiền
Đông. Ảnh: CTV
Theo đó, tổ công tác yêu cầu Bến xe Miền Đông không cho
tài xế Lê Thanh B. đăng tài xuất bến.
Đồng thời, Thanh tra Sở GTVT (Đội 1) phối hợp với Thanh
tra Sở Tài chính kiểm tra tại Bến xe Miền Đông về việc niêm
yết giá và bán đúng giá niêm yết. Qua kiểm tra đã phát hiện và
xử lý một trường hợp không niêm yết đầy đủ tên, số điện thoại
của đơn vị kinh doanh vận tải theo quy định.
Đây là đợt cao điểm của thanh tra giao thông nhằm kiểm tra
các điều kiện an toàn của tài xế trước khi xuất bến.
ĐÀO TRANG
Đề xuất phương án “giải cứu”
đường băng Tân Sơn Nhất, Nội Bài
Bộ GTVT vừa trình Chính phủ kế hoạch bố trí vốn đầu tư
cải tạo, nâng cấp đường cất/hạ cánh và đường lăn các sân
bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài.
Theo đó, tổng mức đầu tư cải tạo, nâng cấp đường cất/hạ
cánh, đường lăn của hai sân bay dự kiến là 4.152 tỉ đồng.
Trong đó, Tân Sơn Nhất khoảng 1.876 tỉ đồng, Nội Bài
khoảng 2.276 tỉ đồng. Dự kiến thời gian triển khai từ khi
chuẩn bị đầu tư đến lúc hoàn thành khoảng 23,5 tháng đối
với Tân Sơn Nhất và 26,5 tháng đối với Nội Bài.
Về nguồn vốn, Bộ GTVT đề xuất ba phương án gồm: Sử
dụng vốn đầu tư công; vốn của Tổng Công ty Cảng hàng
không Việt Nam (ACV); vốn chênh lệch thu chi từ khai thác
tài sản khu bay do ACV đang tạm quản lý, khai thác hằng
năm từ năm 2019.
Sau khi phân tích các ưu, nhược điểm của từng phương
án trên và tình hình xuống cấp của hai sân bay, Bộ GTVT
đề nghị Thủ tướng xem xét, giao cho Ủy ban Quản lý vốn
nhà nước tại doanh nghiệp nghiên cứu phương án sử dụng
vốn hợp pháp của ACV để sớm triển khai dự án.
Như đã đưa tin, những năm qua đường cất/hạ cánh,
đường lăn sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất bị xuống cấp
trầm trọng cần phải sửa chữa lớn. Tuy nhiên, theo quy định
hiện hành, tài sản khu bay (đường cất/hạ cánh, đường lăn)
thuộc Nhà nước quản lý, còn khu vực bay do doanh nghiệp
(ACV) nắm giữ. Vì vậy, trách nhiệm cải tạo, nâng cấp khu
bay thuộc trách nhiệm của Nhà nước.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook