015-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu 17-1-2020
LÊ THOA
C
húng tôi ghé nhà bà Trần
Thị Năm (ngụ phường
Bình Trị Đông, quận
Bình Tân) vào một ngày
giáp tết. Căn nhà nhỏ, hẹp
và thấp hơn mặt đường gần
1 m đang được gia đình tích
cực hoàn thiện sau khi UBND
phường cử cán bộ xuống
tận nhà hướng dẫn làm hồ
sơ, thủ tục.
Nghe nói thủ tục sửa
nhà khó lắm, ai dè…
Bà Trần Thị Năm cho biết
do nhà thấp hơn mặt đường
nên sinh hoạt của gia đình
gặp nhiều khó khăn, người
ra vào, dắt xe lên xuống cũng
bất tiện. Chưa kể khi trời mưa
lớn hay triều cường là nước
cứ thế mà ào vào nhà. “Bình
thường không mưa, không
triều cường mà nước ở dưới
đất cũngxì lên, nhớpnháp lắm.
Khi nước ngập thì lên tận đầu
gối, đồ đạc hư hết trơn. Mỗi
lầnmưa to chúng tôi phải dùng
máy bơmđể tạt nước ra ngoài.
Khổ lắm…” - bà Năm kể.
khó lắm, ai dè chúng tôi chỉ
ngồi nhà, yên tâm vì sắp có
nhà mới thôi” - bà Năm tươi
cười chia sẻ.
Chỉ muốn người dân
được thuận tiện hơn
Bà Phan Duy Thiên Tâm,
Phó Chủ tịch UBND phường
cán bộ, lãnh đạo phường…
Cán bộ phường sẽ chủ động
liên lạc lại với người dân,
dặn dò người dân chuẩn bị
đủ giấy tờ, rồi xuống làm
việc cho nhanh gọn. Hồ sơ
cũng được trả tận nhà cho
dân khi hoàn thiện.
“Chúng tôi chỉ muốn tiết
kiệm thời gian cho dân, làm
sao tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho dân không phải đi
lại nhiều lần. Hơn nữa, gặp
riêng dân tại nhà, cán bộ sẽ
có nhiều thời gian để giải
thích, hướng dẫn hơn” - bà
Tâm nhấn mạnh.
Theo vị phó chủ tịch
UBND phường, người cán
bộ chuyên “trị” các “ca”
hồ sơ tại nhà là anh Huỳnh
Trần Thanh Trúc, cán bộ
địa chính - xây dựng - đô
thị - môi trường. Ngoài thời
gian xử lý thủ tục tại bộ
phận một cửa, anh Trúc sẽ
chủ động hẹn, sắp xếp thời
gian ngoài giờ hành chính
để xuống tận nhà giúp dân.
Bà Tâm cho biết thêm:
“Ban đầu chúng tôi gặp
nhiều khó khăn trong việc
phổ biến cách làm mới tới
dân nên số hồ sơ còn ít.
Một phần do thói quen, một
phần do địa bàn không rộng
nên người dân chỉ thích lên
phường làm cho chắc, chỉ
những ai bận, không sắp xếp
được mới nhờ cán bộ xuống
nhà. Tuy nhiên, bà con khi
gặp cán bộ tại nhà đều bất
ngờ, hài lòng và tin tưởng
ở chúng tôi hơn”.•
AnhHuỳnh Trần Thanh Trúc, cán bộ phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, hướng dẫn thủ tục
cho bà Trần Thị Nămsửa chữa nhà đón tết. Ảnh: LÊ THOA
Cán bộ phường đến tận nhà
làm hồ sơ cho dân
Người dân trên địa bàn phường BìnhTrị Đông, quậnBìnhTân, TP.HCMvui mừng vì căn
nhà củamình được sửa chữa trước tết nhờ cán bộ phường xuống tận nhà tư vấn, làmhồ sơ.
Theo bà Năm, gia đình
muốn nâng nền, nâng mái
lên cao cho mát mẻ, sạch sẽ
từ lâu nhưng ngại thủ tục,
hồ sơ rườm rà. Gia đình bà
có báo lên khu phố để tìm
cách, sau đó UBND phường
cử cán bộ xuống tận nhà làm
thủ tục, gia đình không phải
đi đâu cho cực.
“Cán bộ Trúc xuống giải
thích thủ tục rõ ràng, dễ hiểu,
chỉ ra những loại giấy tờ cần
có, phôtô thêm cái nào… rồi
anh mang về phường làm.
Nghe nói thủ tục sửa nhà
Bình Trị Đông, quận Bình
Tân, cho biết số lượng hồ
sơ sửa chữa nhà, xác nhận
tình trạng nhà trên địa bàn
phường nhiều mà thủ tục lại
rườm rà. Trong khi nhiều
người dân không am hiểu
thủ tục, chỉ biết lên phường
bấm số ngồi chờ, rồi thiếu
giấy này, giấy kia khiến lãnh
đạo phường nhiều lần băn
khoăn, trăn trở.
Đó là lý do UBND phường
Bình Trị Đông chọn hai thủ
tục sửa chữa nhà và xác nhận
tình trạng nhà để xuống tận
nơi làm hồ sơ cho dân. Theo
đó, nếu người dân có nhu
cầu làm hồ sơ tại nhà có thể
liên lạc đến phường qua các
kênh thông tin như đường
dây nóng, số điện thoại của
UBND phường
Bình Trị Đông
chọn hai thủ tục
sửa chữa nhà và
xác nhận tình trạng
nhà để xuống tận
nơi làm cho dân
là do số lượng hồ
sơ nhiều, thủ tục
lại rườm rà, nhiều
người dân không
am hiểu thủ tục…
Việc cán bộ xuống tận nhà
hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cho
người dân là cách làm hay và
ý nghĩa. Năm 2020, phường
sẽ tìm cách khắc phục những
hạn chế, cải tiến mô hình để
lan tỏa hơn nữa đến đông đảo
người dân.
PHAN DUY THIÊN TÂM
,
Phó Chủ tịch UBND phường
Bình Trị Đông, quận Bình Tân
Họ đã nói
Thanh Hóa giảm 30.000 cán bộ sau sáp nhập
120 y bác sĩ ở Cà Mau đã nhận đủ lương
3 tháng bị nợ
Trong buổi gặp mặt các cơ quan thông tấn
báo chí đóng trên địa bàn mới đây, ông Trịnh
Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, đã
thông tin về tình hình phát triển kinh tế-xã hội
tỉnh trong năm 2019.
Tại đây, khi đề cập đến việc Thanh Hóa sáp
nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh
sau khi thực hiện Nghị quyết 37 của Trung
ương, ông Chiến cho rằng “rất êm”. Quá trình
sáp nhập này không xảy ra nhiều xáo trộn, bộ
máy hành chính cấp xã không phát sinh những
vấn đề lớn…
Theo ông Chiến, tỉnh Thanh Hóa đã thực
hiện ba đợt sắp xếp lớn, năm 2018 là sắp xếp
các thôn, năm 2019 là sắp xếp cấp xã và sắp
tới là cấp huyện. Theo đó, 635 xã, phường, thị
trấn của tỉnh rút xuống còn 559, giảm 76 đơn
vị. Điều này giúp giảm trên 30.000 cán bộ (cả
chuyên trách và không chuyên trách); tiết kiệm
khoảng 800 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước.
“Về lý thuyết thì Thanh Hóa giảm hẳn một bộ
máy có thể bằng một tỉnh” - ông nói.
Ông Chiến cho rằng quá trình sáp nhập cũng
có những vấn đề nảy sinh như một số đơn vị
mất tên, thương hiệu, địa danh… nhưng sau
khi sáp nhập, các đơn vị hành chính cấp xã,
phường, thị trấn vận hành khá tốt. Hơn nữa,
sau khi sáp nhập, tiền lương của cán bộ cũng
đã tăng từ mức cơ bản là 1,2 triệu đồng/tháng
lên 3 triệu đồng/tháng, từ đó cán bộ yên tâm
công tác, nỗ lực cống hiến để đưa tỉnh nhà tiếp
tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cũng tại buổi gặp mặt, ông Chiến thông tin:
“Thanh Hóa đứng ở nhóm đầu cả nước về tốc độ
tăng GDP với 17,15% và là năm thứ hai đứng
trong tốp 3 về tốc độ tăng trưởng trong bình diện
chung cả nước. Theo đó, tổng thu trên địa bàn
tỉnh đạt 28.806 tỉ đồng tính đến ngày 31-12-
2019. Đây cũng là số thu ngân sách lớn nhất từ
trước đến nay của tỉnh”.
ĐẶNG TRUNG
Xuống tận nhà dân làm hồ sơ cho tôi một
cảmgiác thoảimái hơn, gầngũi với người dân
hơn, khác xa không khí căng thẳng trên bộ
phận một cửa. Ở đây không quá rập khuôn,
sau khi hướng dẫn thủ tục sửa chữa nhà hay
xác nhận tình trạngnhà chodân xong, bà con
ai thắc mắc về những vấn đề khác mà tôi am
hiểu thì đều nhiệt tình tư vấn. Đôi khi chúng
tôi còn trò chuyện, hỏi thăm về gia cảnh của
nhau, về cuộc sống hằng ngày.
Có người dân ngạc nhiên bảo lần đầu mới
thấy cán bộ xuống nhà thế này nên họmừng
và cảm kích lắm. Tôi cũng được vui lây, hôm
sau bắt đầu một ngày đi làm mới mà tâm
trạng còn vui sướng vì mấy câu chuyện giản
dị với bà con tối qua.
Anh
HUỲNH TRẦN THANH TRÚC
,
cán bộ
phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân
Gặp dân tại nhà tạo cảm giác thoải mái, gần gũi hơn
Ngày 16-1, một số cán bộ y tế huyện Đầm Dơi, Cà Mau xác nhận
đã nhận đủ lương của ba tháng bị nợ. Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám
đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, cũng khẳng định toàn bộ 120 cán bộ ngành
y tế huyện Đầm Dơi đã nhận đủ lương.
Về nguyên nhân nợ lương, ông Dũng thông tin tỉnh không phải cấp
thêm tiền, mà nguồn tiền vẫn còn để trả lương. “Đó là nguồn tiền từ
khám chữa bệnh ở cơ sở, được giữ lại điều tiết chi tiêu, trong đó có việc
trả lương. Sau khi kiểm tra thì nguồn này còn đủ và đã giải quyết trả
lương cho toàn thể cán bộ bị chậm trả thời gian qua” - ông Dũng nói.
Trước câu hỏi của PV
Pháp Luật TP.HCM
về nguyên nhân chính
của việc chậm trả lương đến gần ba tháng, ông Dũng cho biết việc xác
định nguyên nhân, quy trách nhiệm sẽ được thực hiện sau tết Nguyên
đán 2020.
Trước đó,
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin: Từ gần ba tháng qua,
khoảng 120 nhân viên ở tất cả trạm y tế xã thuộc huyện Đầm Dơi
không nhận được lương. Con số này cũng được giám đốc Trung tâm
Y tế huyện Đầm Dơi xác nhận. Ngay sau khi nhận được thông tin, chủ
tịch tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Y tế phối hợp làm rõ, trả
lương gấp cho những người bị nợ lương.
TRẦN VŨ
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook