047-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm5-3-2020
VIẾT THỊNH
C
hiều 4-3, tại Hà Nội, Bộ
TT&TTđã tổ chức lễ trao
giấy phép cho các tạp chí
thực hiện chuyển đổi, sắp xếp
lại theo quy hoạch phát triển
và quản lý báo chí toàn quốc
đến năm 2025. Theo đó, 18
tạp chí thuộc 18 tổ chức hội
được cấp phép đợt này và có
hiệu lực từ ngày 1-4.
Phát biểu tại buổi lễ, ông
Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng
ban Tuyên giáo Trung ương,
nhấn mạnh: Việc thực hiện
quy hoạch phát triển và quản
lý báo chí toàn quốc đến năm
2025 nhằm tạo điều kiện cho
báo chí phát triển và để phát
triển tốt hơn thì cũng cần
quản lý tốt hơn. Đồng thời,
ông chia sẻ và đồng cảm với
việc thực hiện quy hoạch mà
các cơ quan báo chí đang thực
hiện. Trong thời kỳ cạnh tranh
thông tin như hiện nay, mỗi
tờ báo, tạp chí phải gắn liền
với giá trị của thông tin.
“Các cơ quan báo, tạp chí
cần tuyên truyền theo đúng tôn
chỉ mục đích và báo chí cách
mạng phải có diện mạo, bản
sắc riêng. Khi các báo chuyển
đổi sang cơ quan tạp chí, việc
vận hành phải khác, tổ chức
hoạt động phải khác, phải
thiết thực…” - Phó Trưởng
ban Tuyên giáo Trung ương
Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.
TheoThứtrưởngBộTT&TT
Hoàng Vĩnh Bảo, việc sắp
xếp lại cơ quan báo chí theo
quy hoạch là cơ hội để các cơ
quan chủ quản xây dựng lại
quy chế cho các cơ quan báo
chí. Đồng thời, đây cũng là
dịp để rà soát lại chất lượng
nguồn nhân lực từ lãnh đạo
đến phóng viên, biên tập viên,
cộng tác viên trong các cơ
quan báo chí.
Thứ trưởng khẳng định với
sự vào cuộc quyết liệt của cơ
chức hội, trong đó cấp phép
cho 18 tạp chí của 18 tổ chức
hội hôm nay.
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh
Bảo lưu ý: Mục đích của việc
sắp xếp theo quy hoạch phát
triển và quản lý báo chí toàn
quốc đến năm 2025 là dành
thời gian nhiều hơn để mỗi
tạp chí có bài viết chuyên
sâu hơn về hội, lĩnh vực hoạt
động của hội mà không bị
sa đà vào các lĩnh vực khác.
Phải coi tuyên truyền nhiệm
vụ của hội là mục tiêu chính.
Tại buổi lễ, ôngNguyễnTiến
Thanh, tạp chí
Đời Sống Và
Pháp Luật,
cho biết: “Có lẽ
18 tạp chí theo quy
hoạch vận hành từ 1-4
quan chỉ đạo, cơ quan quản
lý nhà nước về báo chí, cùng
sự cố gắng, nỗ lực của các cơ
quan chủ quản, cơ quan báo
chí, đến nay Bộ TT&TT đã
triển khai xong việc chuyển
đổi mô hình, sắp xếp các cơ
quan báo chí đối với 19 tổ
chúng tôi là một trong những
tờ đầu tiên nộp đề án chuyển
đổi thành tạp chí.Mặc dù cuộc
chuyển đổi nào cũng đầy khó
khăn, gian khổ, áp lực, đầy
cả nước mắt, tâm tư nhưng
trong thời gian tới, chúng tôi
sẽ phải có trách nhiệm hơn
nữa và nỗ lực, cải cách, cơ cấu
lại tòa soạn, đào tạo lại các
kỹ năng cho nhân viên, đặc
biệt tư duy tiếp cận đề tài, tác
nghiệp của phóng viên, thư
ký tòa soạn. Trong giai đoạn
này, chúng tôi rất cần sự quan
tâm hơn nữa của cơ quan chủ
quản, cơ quan quản lý và cơ
quan chỉ đạo báo chí”.•
Khi các báo chuyển đổi sang cơ quan tạp chí, việc vận hành phải khác,
tổ chức hoạt động phải khác.
Thủ tướng:Đừngnói
vì dịchmàkhông làm
việc được
Sáng 4-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm
việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hà Tĩnh về tình hình
kinh tế - xã hội của địa phương này. Lãnh đạo tỉnh
Hà Tĩnh cho biết năm nay tỉnh phấn đấu tăng trưởng
ở mức hai con số (10,5%-11%). Trong 10 năm tới,
Hà Tĩnh đặt mục tiêu vào Top 20 tỉnh hàng đầu cả
nước về thu nhập bình quân đầu người.
Tỉnh xác định “bốn trụ cột - ba đô thị - một trung
tâm…” sẽ là “điểm tựa” chiến lược cho địa phương
phát triển trong giai đoạn 2021-2030. Cụ thể, bốn
trụ cột của Hà Tĩnh là công nghiệp (là động lực
phát triển, tiếp tục mở rộng quy mô nhà máy thép
lên 15 triệu tấn/năm); du lịch và thương mại; dịch
vụ cảng, dịch vụ hậu cần (logistics) và vận tải;
nông nghiệp.
Ba đô thị động lực theo trục Bắc Nam bao gồm:
Thị xã Hồng Lĩnh kết nối với huyện Nghi Xuân
- đô thị phía Bắc Hà Tĩnh; TP Hà Tĩnh; thị xã Kỳ
Anh gắn với trung tâm phát triển Khu kinh tế Vũng
Áng là vùng đô thị động lực phía Nam.
Một trung tâm động lực tăng trưởng là Khu kinh
tế Vũng Áng với lõi là Khu công nghiệp Vũng Áng
- cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, trở
thành cửa ngõ ra biển vùng Bắc Trung bộ và Lào,
Đông Bắc Thái Lan.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc cho rằng thời gian qua Hà Tĩnh đã vượt
khó, nhiều thách thức để vươn lên mạnh mẽ. Sau
sự cố Formosa năm 2016 đến nay, Hà Tĩnh có sự
phát triển toàn diện, nhiều ấn tượng. Năm 2019,
tăng trưởng kinh tế cao thứ hai khu vực Bắc Trung
bộ, GRDP bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng,
cao nhất Bắc Trung bộ.
Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, bất cập
của Hà Tĩnh như kinh tế phát triển chưa đồng đều
giữa các ngành, lĩnh vực. Mục tiêu phát triển nông
nghiệp theo hướng hiện đại chưa thực sự vững
chắc, liên kết vùng, kết nối thị trường cũng còn khó
khăn. Thế mạnh về du lịch cũng chưa được phát
huy nhiều.
Đánh giá cao phương hướng nhiệm vụ của Hà
Tĩnh thời gian tới, Thủ tướng đặt ra một số vấn đề:
Hà Tĩnh trong cách mạng công nghiệp 4.0 và nền
kinh tế số như thế nào; Hà Tĩnh sẽ tận dụng các FTA
ra sao, người dân và doanh nghiệp có hiểu được lợi
ích của các hiệp định này chưa. Từ đó, cần tìm ra lợi
thế cho Hà Tĩnh. “Cần tiếp tục xây dựng Hà Tĩnh
thành một tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ, phát triển bền vững về kinh tế, bảo
đảm quốc phòng an ninh đến năm 2030…”, Thủ
tướng nêu rõ và đặt niềm tin: “Chúng tôi rất mong
GRDP bình quân đầu người của Hà Tĩnh sẽ nằm
trong 20 tỉnh hàng đầu của cả nước”.
Thủ tướng cũng cho rằng tỉnh cần có biện pháp phòng
chống thiên tai, biến đổi khí hậu, chú ý bảo vệ môi
trường trên địa bàn, nhất là những nguy cơ gây ô nhiễm
để Hà Tĩnh có kinh tế phát triển và môi trường tốt.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết toàn tỉnh có
58.000 người sống, làm việc tại nước ngoài, trong
đó nhiều người sống ở Hàn Quốc, Nhật Bản và khi
dịch COVID-19 xảy ra, tỉnh đã tập trung triển khai
các biện pháp phòng chống. Toàn tỉnh hiện vẫn tiếp
tục giám sát, theo dõi, đo thân nhiệt, hướng dẫn
cách ly tại nhà, nơi lưu trú 393 trường hợp đi từ
vùng có dịch COVID-19. Tại thị xã Kỳ Anh (nơi
có Công ty Formosa) đã tiến hành theo dõi, cách ly
199 người đủ 14 ngày, hiện những người phải cách
ly không có vấn đề về sức khỏe và đã được phép
trở lại làm việc. Mặc dù chịu tác động của dịch
COVID-19, tỉnh quyết tâm không điều chỉnh mục
tiêu phát triển nào trong năm 2020.
Thủ tướng cho rằng cách làm và kết quả đạt
được trên của Hà Tĩnh là bài học kinh nghiệm
cho các địa phương. “Các địa phương khác cần
học tập kinh nghiệm từ Hà Tĩnh, chứ đừng nói tác
động của dịch bệnh, chúng tôi không thể làm việc
được!” - Thủ tướng nói.
LƯU ĐỨC
(Lược ghi theo
chinhphu.vn
)
Lãnh đạo
Bộ TT&TT
và Ban
Tuyên giáo
Trung ương
trao giấy
phép và
tặng hoa
cho các
tạp chí
thực hiện
chuyển đổi
theo quy
hoạch.
Ảnh: VGP/
THÚYHÀ
Các cơ quanbáo, tạp
chí cần tuyên truyền
theođúng tôn chỉmục
đíchvà báo chí cách
mạngphải códiện
mạo, bản sắc riêng.
Phó Trưởng ban Tuyên giáo
Trung ương
Lê MạnhHùng
Vụ đốt pháo trong đám cưới: Khởi tố vụ án hình sự
Chiều 4-3, liên quan tới việc pháo nổ tại một đám cưới
ở xã Phủ Lỗ, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Công an huyện
Sóc Sơn cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án gây rối
trật tự công cộng. Trần Văn Khang (41 tuổi, huyện Sóc
Sơn, người được xác định trực tiếp đốt pháo) đã bị tạm
giữ để điều tra làm rõ.
Bên cạnh đó, cơ quan Công an huyện Sóc Sơn đang
truy tìm thêm một người ở Lào Cai để điều tra về nguồn
gốc số pháo trên. Vai trò của những người khác trong vụ
án gây rối trật tự công cộng này cũng đang được làm rõ.
Trước đó, vào sáng 3-3, trên mạng xã hội đăng tải hình
ảnh, clip một đám cưới ở xã Phù Lỗ rải băng pháo dài
hàng chục mét trước cửa nhà, pháo còn được treo dọc hai
bên lối đi vào nhà để đốt mừng đám cưới. Khi đốt, tiếng
nổ chói tai vang lên và khói trắng xóa bốc lên mù mịt.
Ngay khi những hình ảnh này được chia sẻ trên mạng
xã hội, nhiều người tỏ ra bất bình trước hành vi vi phạm
pháp luật này.
Trong ngày 4-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn
Đức Chung đã có văn bản chỉ đạo Công an huyện Sóc
Sơn làm rõ để xử lý vụ đốt pháo tại đám cưới huyện Sóc
Sơn… Theo đó, chủ tịch Hà Nội giao chủ tịch UBND
huyện Sóc Sơn chỉ đạo công an huyện làm rõ, xử lý
nghiêm theo quy định pháp luật; giao giám đốc Công an
TP đôn đốc, hướng dẫn Công an huyện Sóc Sơn khẩn
trương điều tra, xử lý đúng người, đúng hành vi, không bỏ
sót, lọt cá nhân vi phạm. Kết quả thực hiện báo cáo Thành
ủy, UBND TP Hà Nội trước ngày 15-3.
T.PHÚ - T.PHAN
Tạp chí
Cao Tuổi
(Hội Người cao tuổi Việt
Nam (VN)), tạp chí
Bóng
Đá (Liên đoàn Bóng
đáVN), tạp chí
Thời
Đại (Liên hiệp Các tổ chức
hữunghịVN), tạpchí
Chất LượngVàCuộc Sống
(Hội Khoa học và Kỹ thuật về tiêu chuẩn và
chất lượng VN), tạp chí
Thương Hiệu Và Công
Luận
(Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ
thương hiệu VN).
Tạp chí điện tử
Giáo Dục VN
(Hiệp hội Các
trường đại học, cao đẳng VN), tạp chí
Doanh
NghiệpVà Tiếp Thị
(Hội MarketingVN), tạp chí
Kinh Tế VàĐồUống
(Hiệp hội ChèVN), tạp chí
điện tử
Tri Thức Trực Tuyến
(Hội Xuất bảnVN),
tạp chí điện tử
Kinh Tế Chứng Khoán VN
(Hiệp
hội Kinh doanh chứng khoán VN).
Tạp chí
Kinh Tế Nông Thôn
(Hội Làm vườn
VN), tạp chí
Một Thế Giới
(Hội Thông tin khoa
học và công nghệ VN), tạp chí
Đời Sống Và
Pháp Luật
(Hội Luật gia VN), tạp chí
Năng
Lượng Mới
(Hội Dầu khí VN).
Tạp chí
Sức Khỏe Cộng Đồng
(Hội Giáo dục
chăm sóc sức khỏe cộng đồng VN), tạp chí
Làng Nghề VN
(Hiệp hội Làng nghề VN), tạp
chí
Mê Kông - ASEAN
(Hội Phát triển hợp tác
kinh tế VN - ASEAN).
Báo điện tử
Tri Thức Trẻ
thành chuyên trang
của báo điện tử Tổ quốc, hoạt động từ ngày
1-2-2020.
Hiện còn năm báo thuộc năm tổ chức
hội gồm: Hai báo đang tạm dừng xuất bản
để triển khai thực hiện quy hoạch, một báo
chuyển đổi cơ quan chủ quản, hai báo đang
hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, Bộ TT&TT sẽ tiếp
tục triển khai theo quy định.
18 tạp chí nhận giấy phép
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook