047-2020 - page 8

8
LýdoBộGTVTxin lùi
thuphí khôngdừng
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc
hội TP Đà Nẵng về kiến nghị của cử tri liên quan
đến việc Bộ GTVT xin lùi thời gian thu phí không
dừng tại các dự án BOT.
“Trên thực tế trạm BOT đã tiến hành thu phí từ
lâu, thậm chí có công trình chưa hoàn thành cũng đã
thu. Vậy tiền thu được vì sao không đầu tư thiết bị?
Việc xin lùi thời hạn này phải chăng cố tình trì hoãn
để thu phí thủ công nhằm tránh sự kiểm soát của
Nhà nước…” - cử tri TP Đà Nẵng đặt câu hỏi.
Về vấn đề này, Bộ GTVT khẳng định thời gian
qua đơn vị đã hết sức nỗ lực triển khai hệ thống
thu phí tự động không dừng và coi đây là nhiệm vụ
trọng tâm hàng đầu phải hoàn thành.
Đến nay cơ bản các trạm trên quốc lộ 1, đường
Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và một số tuyến
quốc lộ, cao tốc có lưu lượng giao thông lớn đã triển
khai vận hành hệ thống thu phí tự động không dừng
(40 trạm). Tuy nhiên, tiến độ tổng thể của hệ thống
thu phí tự động không dừng vẫn chậm so với yêu
cầu của Chính phủ.
Việc triển khai chậm do nhiều nguyên nhân,
trong đó nguyên nhân không đủ kinh phí để đầu tư
thiết bị thu phí tự
động không dừng
đối với bốn tuyến
cao tốc do Tổng
Công ty Đầu tư
phát triển đường
cao tốc Việt Nam
(VEC) quản lý.
“Vì các dự án
VEC quản lý đều
vay ODA, đến nay
hiệp định vay đã hết
hạn nên không thể
sử dụng nguồn vốn
vay để đầu tư thiết
bị. Đồng thời, cũng
không thể sử dụng
nguồn thu phí của
các dự án này để
đầu tư thiết bị thu
phí tự động không
dừng do cần có cơ
chế để thực hiện...”
- Bộ GTVT lý giải.
Đối với các trạm còn lại (33 trạm, thuộc giai đoạn
hai) chậm triển khai do nhà đầu tư (Liên danh Tập
đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội (Viettel) và
một số doanh nghiệp công nghệ) chậm trễ trong việc
thành lập doanh nghiệp dự án.
Cụ thể, trong đề án tái cơ cấu Viettel được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chưa có doanh nghiệp
dự án thu phí tự động không dừng nên cần phải
được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương
điều chỉnh để có cơ sở thực hiện. Các dự án này
không phải vướng mắc do không có nguồn vốn để
đầu tư thiết bị.
Theo Bộ GTVT, những vấn đề khó khăn, vướng
mắc trên đơn vị đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về thu phí tự
động không dừng, Thủ tướng giao Bộ GTVT rà soát
tổng thể quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời,
làm rõ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đề xuất
phương án triển khai hoàn thành trong năm 2020.
“Hiện nay, Bộ GTVT đang nghiêm túc triển khai
thực hiện và sẽ báo cáo Thủ tướng theo đúng chỉ
đạo…” - Bộ GTVT cho hay.
VIẾT LONG
Đô thị -
ThứNăm5-3-2020
VIẾT LONG
N
ghị định 10/2020 quy
định về kinh doanh và
điều kiện kinh doanh vận
tải bằng ô tô (thay thế Nghị
định số 86/2014) sẽ có hiệu
lực từ ngày 1-4 tới. Nghị định
này quy định ô tô từ chín chỗ
trở lên, xe container, xe đầu
kéo phải lắp camera đảm bảo
ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe
(bao gồm cả tài xế và cửa lên
xuống xe).
Xử lý tài xế vi phạm
quy định
Theo đó, hình ảnh từ camera
lắp trên xe phải được truyền với
tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/
giờ (tương đương 3-5 phút/lần
truyền dữ liệu) về đơn vị kinh
doanh vận tải và truyền về cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền gồmCông an giao thông,
SởGTVT, Tổng cục Đường bộ,
Thanh tra giao thông…theo quy
định của Bộ GTVT.
Thời gian lưu trữ hình ảnh
trên xe đảm bảo như sau: Tối
thiểu 24 giờ gần nhất đối với
xe hoạt động trên hành trình
có cự ly đến 500 km; tối thiểu
72 giờ gần nhất đối với xe hoạt
động trên hành trình có cự ly
trên 500 km.
Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết
việc lắp đặt camera này là nhằm
theo dõi, giámsát, phát hiện, ghi
nhận các hành vi vi phạm quy
định pháp luật của tài xế trong
quá trình điều khiển phương
tiện tham gia giao thông. Cụ
thể, camera sẽ ghi lại cảnh tài xế
ngủ gật hoặc mất tập trung khi
lái xe, sử dụng điện thoại khi lái
xe, chở quá số người quy định,
có hành vi cư xử thiếu văn hóa
với hành khách, lái xe quá thời
gian quy định, các tình huống
bất thường khác…
“Qua đó, các đơn vị kinh
doanh vận tải kịp thời nhắc
nhở, cảnh báo, ngăn ngừa tài
xế vi phạm. Đồng thời, giúp
cơ quan chức năng có căn cứ
để xử lý các hành vi vi phạm
của người lái xe và đơn vị kinh
doanh vận tải. Từ đó, nâng cao
chất lượng dịch
vụcủahoạtđộng
kinh doanh vận
tải hành khách
vànângcaohiệu
quả bảo đảm
trật tự an toàn
giao thông và
an ninh trật tự
trong lĩnh vực
vận tải ô tô…” - lãnh đạo Bộ
GTVT lý giải.
“Nên thí điểm tại
một số địa phương”
Về vấn đề trên, trao đổi
với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch
Hiệp hội Vận tải ô tôViệt Nam,
cho rằng quy định lắp camera
đối với xe kinh doanh vận tải
từ chín chỗ trở lên trong Nghị
định 10 chưa chi tiết, cụ thể.
Vì vậy, các doanh nghiệp vận
tải vẫn gặp khó khăn trong việc
xác định loại camera đáp ứng
yêu cầu quản lý nhà nước trong
Nghị định 10/2020.
“Ví dụ, hiện naymột số doanh
nghiệp vận tải lắp camera trên
xe nhằmphục vụ quản lý nội bộ
doanh nghiệp, như đếm khách
lên, xuống. Trong khi đó, Nghị
định 10/2020 quy định hình ảnh
phải ghi nhận được tài xế và
cửa lên xuống xe… nên doanh
nghiệp vẫn còn
loayhoaykhông
biết chọn loại
camera nào, giá
cảvàcôngnghệ
như thế nào để
đáp ứng yêu
cầu quản lý vận
tải”-ôngQuyền
nhận định.
Cũng theo ông Quyền, vị trí
lắp đặt camera, việc lưu trữ hình
ảnh như thế nào hiện nay các
đơn vị kinh doanh vận tải chưa
có kinh nghiệm.
Trước tình hình trên, ông
Quyền cho biết đơn vị đang
phối hợp với Bộ GTVT xây
dựng thông tư hướng dẫn Nghị
định 10/2020. Trong đó, Hiệp
hội Vận tải ô tô Việt Nam đề
nghị ban hành tiêu chuẩn kỹ
thuật đối với camera; quy định
rõ camera phải ghi nhận được
những vi phạmgì trên xe. Đồng
thời, cần phải có chế tài xử phạt
để các dữ liệu không bị làm sai
lệch, xóa dữ liệu.
“Đặc biệt, Bộ GTVT cần
phải xác định rõ căn cứ pháp
luật nào để xử phạt các doanh
nghiệpvi phạm.Nhữngquyđịnh
này phải được cụ thể hóa trong
thông tư hướng dẫn nhằm giúp
doanh nghiệp dễ triển khai thực
hiện…” - ông Quyền cho hay.
Bên cạnh đó, ông Quyền
cũng cho rằng để triển khai
lắp camera trên, trước mắt Bộ
GTVT nên thí điểm tại một số
địa phương để rút kinh nghiệm,
sau đó mới triển khai trên toàn
quốc. “Việc thí điểm này phải
được tổ chức càng sớm càng tốt
nhằm hoàn thiện thể chế, đúc
rút kinh nghiệm để triển khai
đại trà, tránh lãng phí…” - ông
Quyền nêu quan điểm.
Đại diện một đơn vị kinh
doanh vận tải ở Hà Nội cũng
đồng tình với ý kiến của chủ
tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt
Nam. Đồng thời, vị đại diện này
cho rằng hiện nay loại camera
đơn vị kinh doanh vận tải lắp
đặt chủ yếu phục vụ quản lý nội
bộ: “Nên cần phải có quy định
chi tiết để chúng tôi biết triển
khai. Bởi hiện nay loại camera
như quy định của Nghị định 10
trên thị trường chưa nhiều…” -
vị đại diện này cho hay.
Liên quan đến những vấn
đề trên, Bộ GTVT cho biết:
“Chúng tôi đang phối hợp
với các bộ, ngành liên quan
sẽ khẩn trương xây dựng và
ban hành các thông tư, hướng
dẫn triển khai thực hiện và sẽ
tuyên truyền rộng rãi tới cộng
đồng doanh nghiệp và nhân
dân biết để thực hiện và giám
sát…” - Bộ GTVT cho hay.•
Từ ngày 1-7,
các ô tô từ
chín chỗ
trở lên, xe
container,
xe đầu kéo
phải lắp
camera.
Ảnh:
HOÀNG
GIANG
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tổng số xe dự kiến phải
lắp camera theoNghị định 10/2020 khoảng 170.000 xe (100.000
xe khách, 70.000 xe container và đầu kéo), số lượng camera dự
kiến lắp trên xe bình quân là hai chiếc/xe.
HiệnTổng cục Đường bộ đã xây dựng dự thảo thông tư thay
thế Thông tư 63/2013 hướng dẫn về tổ chức và quản lý hoạt
động vận tải bằng ô tô; quy định về dịch vụ hỗ trợ vận tải đường
bộ. Chương 3 của dự thảo quy định hướng dẫn cụ thể về yêu
cầu kỹ thuật và hướng dẫn lắp đặt camera trên ô tô. Quy định
về cung cấp dữ liệu hình ảnh từ camera và hướng dẫn về quản
lý, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên ô tô.
Việc lắp đặt camera
nhằm giám sát, phát
hiện các hành vi vi
phạm quy định pháp
luật của người lái xe
trong quá trình điều
khiển phương tiện.
BộGTVT đã báo cáo Thủ tướng xin lùi thời gian hoàn thành
thu phí không dừng từ năm2019 sang 2020. Ảnh: V.LONG
170.000 xe lắp camera để
công an theo dõi tài xế
Dữ liệu hình ảnh từ camera sẽ được cung cấp cho các cơ quan chức năng,
bảo đảmgiám sát công khai, minh bạch.
Dự án thu phí không dừng
được chia làm hai giai đoạn.
Trongđó, giai đoạnmột có 44
trạm, bao gồm 26 trạm trên
quốc lộ1, đườngHồChíMinh
quaTâyNguyênvà18trạmtrên
các tuyến cao tốc và các quốc
lộ khác được bổ sung vào dự
án.Giaiđoạnnàychỉcònvướng
bốn dự án VEC quản lý.
Đối với giai đoạn hai, gồm
33 trạm, 10 trạm trên quốc
lộ 1 và đường Hồ Chí Minh
đoạn qua Tây Nguyên và 23
trạm trên các tuyến cao tốc,
các quốc lộ khác. Giai đoạn
này qua đấu thầu đã chọn
được nhà đầu tư. Tuy nhiên,
việc thành lập doanh nghiệp
dự án theo quy định gặp khó
khăn. Hiện Bộ GTVT đã báo
cáo Chính phủ và đang chờ
Thủ tướng chỉ đạo.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook