13
Đời sống xã hội -
ThứBảy 14-3-2020
Tránh dịch COVID-
1
9, tăng cường
dạy trực tuyến
Khi học sinh nghỉ học tránh dịch COVID-19, nhiều tỉnh/thành đã tăng cường dạy online,
dạy qua truyền hình để củng cố kiến thức.
NGUYỄNQUYÊN
D
ịch COVID-19 đang
diễn biến phức tạp tại
Việt Nam với việc xuất
hiện thêm nhiều ca nhiễm
mới. Để tránh sự lây nhiễm
trong môi trường học đường,
nhiều tỉnh/thành tiếp tục cho
học sinh (HS) nghỉ học.
Bộ GD&ĐT công nhận
việc dạy học trực tuyến
Ngày 13-3, Bộ GD&ĐT có
công văn gửi các sở GD&ĐT
về việc tăng cường dạy học
qua Internet, trên truyền hình
trong thời gian nghỉ học để
phòng, chống COVID-19.
Cụ thể, bộ lưu ý các sở
GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn
các nhà trường rà soát, tinh
giản nội dung dạy học, xây
dựng kế hoạch dạy học theo
hướng dẫn. Trong quá trình
triển khai thực hiện cần tham
khảo, sử dụng các nguồn học
liệu tin cậy, chuẩn xác.
Cũngtheobộ,cácsởGD&ĐT
cần hướng dẫn nhà trường lựa
chọn công cụ dạy học qua
Internet phù hợp với nhu cầu
và điều kiện thực tế của từng
trường. Trong đó, đặc biệt chú
ý đến các điều kiện bảo đảm
tổ chức dạy học qua Internet
có chất lượng. Trường ĐHSư
phạm Hà Nội sẽ hỗ trợ miễn
phí các nhà trường tổ chức
dạy học qua Internet.
Bộ yêu cầu các sở chỉ đạo
nhà trường phân công giáo
viên giao nhiệm vụ học tập
theonội dungbài họcvàhướng
dẫnHS thực hiện các buổi học
qua Internet, trên truyền hình;
phối hợp với gia đình HS có
biện pháp quản lý hoạt động
học của HS qua Internet, trên
truyền hình.
Bộ chỉ đạo các sở khi HS đi
học trở lại thì cần đề nghị các
nhà trường tổchức rà soát, đánh
giákết quảhọc tậpqua Internet,
trên truyền hình. Từ đó hướng
dẫn giáo viên rà soát, tinh giản
nội dung dạy học và điều chỉnh
kế hoạch dạy học theo hướng
kế thừa những nội dung kiến
thức đã học qua Internet, trên
truyền hình.Mục đích là tối ưu
thời gian và nội dung kiến thức
cần tiếp tục dạy học.
Sở GD&ĐT các tỉnh
tổ chức dạy học qua
truyền hình
Trưa 13-3, UBNDTP.HCM
đã có văn bản về việc kéo dài
thời gian nghỉ học của HS các
cấp đến hết ngày 5-4. Trong
thời giannghỉ học, SởGD&ĐT
TP cũng tăng cường tổ chức
việc học qua truyền hình.
Trước tình hình này, ông
NguyễnVăn Hiếu, Phó Giám
đốc Sở GD&ĐT TP, cho biết
sở đã chỉ đạo các trường tiếp
tục đẩy mạnh hình thức dạy
học trực tuyến. Bên cạnh đó,
sở cũng phối hợp với các đơn
vị cung cấp các phầnmềmdạy
học trực tuyến cho các trường.
Đặc biệt, sở đã phối hợp với
Đài Truyền hình TP.HCM tổ
chức phát sóng ôn tập trên
truyền hình các chủ đề kiến
thức cho HS lớp 9 và lớp 12.
Các chủ đề ôn tập dành
cho HS lớp 9 và lớp 12 sẽ
được phát sóng trên kênh
HTV key. Buổi sáng vào lúc
8 giờ, 9 giờ, 10 giờ phát sóng
các môn toán, văn và tiếng
Anh lớp 9. Buổi chiều lúc 14
giờ, 15 giờ, 16 giờ phát sóng
chương trình môn toán, vật
lý và hóa học lớp 12.
Chiều 13-3, UBND TPĐà
Nẵng cũng ký văn bản choHS
các cấp nghỉ học đến hết ngày
29-3. Trong thời gian nghỉ
học, Sở GD&ĐTTP này yêu
cầu các đơn vị tiếp tục triển
khai ôn tập, hỗ trợ HS, học
viên học trực tuyến. Trong
đó, sở lưu ý tăng cường việc
trao đổi hai chiều giữa giáo
viên và HS, học viên thông
qua các công cụ hỗ trợ ôn tập.
Đặc biệt, Sở GD&ĐT TP
này sẽ phối hợp với Đài Phát
thanh - Truyền hình Đà Nẵng
thực hiện chương trình “Ôn tập
lớp 12 truyền hình” để củng
Trường ĐH Sư
phạmHà Nội sẽ hỗ
trợ miễn phí các nhà
trường tổ chức dạy
học qua Internet.
Học sinh lớp 12 Trường THPTNguyễnHữuHuân (quận ThủĐức, TP.HCM) đang học bài ở nhà.
Ảnh: NTCC
cố kiến thức, chuẩn bị tốt cho
kỳ thi THPT 2020. Chương
trình sẽ phát sóng từ 9 giờ đến
10 giờ 30 từ thứ Hai đến thứ
Bảy hằng tuần, từ ngày 16-3.
Bên cạnh đó, sở và các đơn
vị sẽ phối hợp nghiên cứu tăng
thời lượng phát sóng cũng như
có thêm chương trình ôn tập
cho HS khối lớp 9.
Tại Khánh Hòa, bà Hoàng
Thị Lý, Phó Giám đốc phụ
trách Sở GD&ĐT, cho biết
sở chỉ đạo các trường khuyến
khích giáo viênứng dụng công
nghệ thông tin phù hợp với
điều kiện thực tế (trường học
kết nối, SMAS, Facebook,
Zalo) để hướng dẫn HS ôn
tập bài từ xa qua mạng hoặc
tổ chức trực tuyến E-learning.
Sở GD&ĐT tỉnh này cũng
phối hợp với Viettel vàVNPT
Khánh Hòa tổ chức hội nghị
triểnkhai việc tổ chức các khóa
học, ôn tập trực tuyến choHS.
Theo đó, các trường sẽ xây
dựng kế hoạch tổ chức các
khóa học, ôn tập trực tuyến
cho HS. Kế hoạch cần quy
định cụ thể về thời gian, môn
học, lớp, giáo viên. Bên cạnh
đó, tổ chuyên môn, giáo viên
bộ môn rà soát chương trình
với các kiến thức trọng tâm
để xây dựng các khóa học…
Ngoài ra, phân cấp người theo
dõi, thẩm định nội dung, chất
lượng bài soạn trước khi đăng
lên hệ thống, đồng thời theo
dõi, đánh giá việc thực hiện
tự học của HS…
Sở GD&ĐT cũng đã phối
hợp với Đài Phát thanh và
Truyền hình Khánh Hòa phát
sóng chương trình ôn tập cho
HS lớp 9 và 12.
Liên quan đến vấn đề trên,
ông Phan Đoàn Thái, Giám
đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình
Thuận, nói: “Tôi đã chỉ đạo
cho các phòng chuyên môn
nghiên cứu việc triển khai
dạy học trực tuyến nhưng
vẫn chưa thấy báo cáo. Chắc
chắn trong thời gian tới, Sở
GD&ĐT tỉnh sẽ triển khai
vấn đề này tới các trường vì
Bộ GD&ĐT đã công nhận
kết quả của phương pháp
dạy này”.•
Bộ GD&ĐT điều chỉnh kế hoạch năm học
Chiều 13-3, Bộ GD&ĐT có văn bản hỏa tốc điều chỉnh
khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020.
- Kết thúc năm học trước ngày 15-7-2020.
- Thi THPT quốc gia từ ngày 8 đến 11-8-2020.
Trên cơ sở khung kế hoạch thời gian nêu trên, Bộ GD&ĐT
lưu ý chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương chủ động quyết định thời gian cho HS đi học trở lại,
bảo đảm an toàn, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch
bệnh tại địa phương.
Giữa đại dịch COVID-19, nghệ sĩ không quên hạn mặn miền Tây
Hà Anh Tuấn tài trợ 3 phòng
cách ly chống COVID-19
Ca sĩ Hà Anh Tuấn cùng các cộng sự đã tài trợ
tặng ba phòng điều trị cách ly áp lực âm nhập
khẩu trọn gói từ Đức. Các cộng sự của Hà Anh
Tuấn gồm hai sáng lập viên của Công ty Viet
Vision với sự cố vấn chuyên môn của BS Nguyễn
Ngọc Sơn và ông Rob De Zwart (chuyên gia cao
cấp của Tập đoàn y tế về giải pháp chống khủng
hoảng sinh học và bệnh lây nhiễm Deconta, Đức)
Ba phòng điều trị cách ly áp lực âm gồm
cả thiết bị, máy móc cùng phụ kiện để dành
cho bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm virus
COVID-19 cũng như các trường hợp bệnh
nhân cần cách ly khác tại Hà Nội, TP.HCM và
Quảng Ninh.
Ba phòng cách ly áp lực âm theo đúng tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh
Mỹ (US CDC). Chi phí cho mỗi phòng trung
bình là 25.000 euro (tương đương 650 triệu
đồng).
NAM THANH
Hàng loạt nghệ sĩ như Việt Hương, Đại Nghĩa, Xuân Lan,
Hồ Ngọc Hà… đã và đang cùng chung tay với người dân miền
Tây đang gặp hạn hán, ngập mặn lịch sử.
Nghệ sĩ đi đầu trong việc đồng hành cùng bà con miền Tây
trước hạn mặn năm nay chính là MC Đại Nghĩa. Anh đã về
miền Tây tìm hiểu tình trạng, sau đó vận động nguồn tài trợ
máy lọc nước. Trên Facebook cá nhân của mình, MC Đại
Nghĩa liên tục cập nhật việc lắp, trao tặng máy cho các tỉnh
miền Tây. Trong tuần này anh đã thi công gần 20 máy lọc
nước ở Bến Tre, Trà Vinh…
Siêu mẫu Xuân Lan cũng thông qua Facebook của mình chính
thức kêu gọi quyên góp để cung cấp máy lọc nước sạch cho
bà con các tỉnh miền Tây bị hạn mặn. Cá nhân siêu mẫu Xuân
Lan cũng đóng góp một máy (trị giá 4.250.000 đồng/máy).
Những hỗ trợ của bạn bè, người hâm mộ chị sẽ gửi đến MC Đại
Nghĩa để tiếp tục hành trình lắp máy lọc nước cho miền Tây.
Ca sĩ Thủy Tiên cũng đi khảo sát ở Gò Công (Tiền Giang) để
lắp đặt máy lọc nước cho bà con. “Tiên ủng hộ trước 50 triệu
đồng, mọi người cứ đóng góp hỗ trợ thêm nha, nếu quyên góp
không đủ Tiên sẽ cố gắng thêm để ít nhất là phải giúp đỡ được
một vùng dân. Sức mình giúp được bao nhiêu thì cố gắng bấy
nhiêu, đông tay thì vỗ nên kêu, góp gió thành bão, mình đi giúp
đồng bào mình heng” - ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi trên Facebook.
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà cùng êkíp quyết định tặng 1.000 bình nước
ngọt tinh khiết loại lớn cho người có hoàn cảnh khó khăn và
chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn mặn ở các tỉnh như Long An,
Tiền Giang hay Bến Tre. Nhóm cũng đang tham khảo để phối
hợp với địa phương xây dựng một nhà máy nước phi lợi nhuận.
Giữa tâm đại dịch do COVID-19 gây ra, nhiều nghệ sĩ
không hề quên năm tỉnh miền Tây: Tiền Giang, Bến Tre, Long
An, Kiên Giang và Cà Mau đang hạn mặn khẩn cấp vượt mốc
lịch sử năm 2016.
Trong đó, toàn tỉnh Bến Tre bị nước mặn bủa vây, khoảng
5.000 ha lúa chết dần, gần như mất trắng. Các vườn cây trái
cằn cỗi, khô héo vì sốc nước mặn thời gian dài. Ngay cả nước
sông người dân phải mua từ các ghe, sà lan chở từ vùng chưa
bị mặn về với giá 100.000-200.000 đồng/m
3
.
Cho đến thời điểm này, miền Tây có khoảng 20.000 ha lúa bị
mất trắng do hạn mặn.
Dự báo tình trạng hạn mặn còn kéo dài hơn một tháng bởi
dòng chảy sông Mekong từ thượng lưu về ĐBSCL có khả năng
vẫn ở mức rất thấp.
QUỲNH TRANG