055-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy14-3-2020
Không cấp phép sử dụng lòng đường để
liên hoan, tiệc tùng
UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo hạn chế tổ chức các sự
kiện, chương trình văn hóa có chiếm dụng lòng đường, vỉa hè
gây ảnh hưởng đến giao thông trên địa bàn TP.
Cụ thể, đối với trường hợp người dân tự tổ chức và chiếm
dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè, TP giao các quận, huyện
và Sở GTVT phối hợp ban hành quy định phù hợp với thực
tiễn tại từng địa phương. Theo đó, các địa phương có thể
xem xét, cấp phép sử dụng tạm một phần lòng đường, vỉa
hè trong thời gian ngắn (như tang lễ).
Những hoạt động tuyệt đối không cấp phép sử dụng tạm
một phần lòng đường, vỉa hè trong thời gian ngắn là liên
hoan, tiệc tùng… Cơ quan chức năng sẽ hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát và ngăn chặn hoặc chế tài kịp thời các vi phạm.
Ngoài ra, TP cũng chỉ đạo đối với các sự kiện, chương
trình văn hóa của TP có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần
lòng đường, vỉa hè, giao Sở VH&TT phối hợp với Sở GTVT,
các quận, huyện lập kế hoạch cụ thể hằng năm. Đồng thời
xác định rõ quy mô, phạm vi chiếm dụng lòng đường, vỉa hè
và thời điểm bắt đầu - kết thúc sự kiện văn hóa.
Trên cơ sở đó, đơn vị chủ trì tổ chức sự kiện văn hóa có
trách nhiệm liên hệ với Sở GTVT thống nhất phương án tổ
chức giao thông theo quy định trước khi tổ chức sự kiện.
HUYVŨ
TP.HCM thành lập Trung tâm Quản lý
điều hành giao thông đô thị
TP.HCM đã có Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô
thị đầu tiên cả nước.
Cụ thể, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT
TP.HCM cho hay UBND TP đã có quyết định đổi tên và bổ
sung chức năng, nhiệm vụ cho Trung tâm Quản lý đường
hầm sông Sài Gòn thành Trung tâm Quản lý điều hành giao
thông đô thị (gọi tắt là trung tâm) trực thuộc Sở GTVT.
Trung tâm sẽ chịu sự quản lý và lãnh đạo, chỉ đạo trực
tiếp của giám đốc Sở GTVT.
Theo đó, trung tâm tiếp tục chức năng tổ chức quản lý,
vận hành khai thác, bảo trì đường hầm sông Sài Gòn và
tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi
được Sở GTVT phân cấp.
Ngoài những chức năng, nhiệm vụ cũ nói trên, từ nay
trung tâm sẽ đảm nhận thêm công tác tổ chức và điều tiết
qua hầm trong các trường hợp khẩn cấp. Đồng thời yêu cầu
các đơn vị liên quan tháo dỡ, giải phóng chướng ngại vật
ảnh hưởng đến giám sát giao thông.
Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp với các cơ quan kiểm
tra, xử lý các vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo trật tự
an toàn giao thông. Song song, kiểm soát tải trọng tại các
trạm kiểm tra tải trọng xe trên địa bàn TP. 
Bên cạnh đó, trung tâm này sẽ thực hiện quản lý, vận
hành hệ thống giám sát và điều khiển giao thông. Các hệ
thống này bao gồm: Giám sát giao thông, điều khiển đèn tín
hiệu giao thông, hệ thống cung cấp thông tin giao thông, hỗ
trợ xử lý vi phạm…
ĐÀO TRANG
Tỷ trọng ngành bất động sản giảm
TheoSởXâydựngTP.HCM,tronghainăm2018,2019,tốcđộtăngtrưởngcủa
hoạt độngkinhdoanhbất động sản luôn thấphơn tăng trưởngchungcủaTP.
Tỉ trọng của ngành bất động sản trong tổng sản phẩmGRDP củaTP giảm
sút từ 7,3% xuống 4,1%. Điều này kéo theo tốc độ tăng trưởng ngành xây
dựng tăng thấp.
Riêng năm 2019, TP chỉ chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận
CĐT của bốn dự án nhà ở thương mại. TP cũng chấp thuận cho đầu tư 16
dự án nhà ở thương mại.
VIỆTHOA
S
ở Xây dựng TP.HCM vừa có
văn bản báo cáo UBND TP
về giải quyết các khó khăn,
vướng mắc trong thực hiện thủ tục
đầu tư xây dựng các dự án nhà ở
trên địa bàn TP.
Theo Sở Xây dựng, các trường
hợp dự án nhà ở đã bồi thường có
nguồn gốc là đất nông nghiệp và đất
chuyên dùng khác đang vướng quy
định pháp luật. Do đó, sở không thể
làm thủ tục chấp thuận chủ trương
đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư (CĐT).
Doanh nghiệp ách tắc
Theo rà soát của Sở Xây dựng,
tính từ ngày 10-12-2015 (ngày Nghị
định 99/2015 hướng dẫn Luật Nhà
ở 2014 có hiệu lực) đến nay, TP đã
chấp thuận chủ trương đầu tư, công
nhận CĐT với 63 dự án nhà ở thương
mại. Các dự án này có nguồn gốc đất
do bồi thường đất nông nghiệp hoặc
đất chuyên dùng. Đồng thời, cả 63 dự
án này đều đã xác định là đất ở trong
các đồ án quy hoạch được duyệt.
Trong 63 dự án trên có 45 dự án có
văn bản công nhận CĐT đã hết hiệu
lực thi hành. Bảy dự án có văn bản
chấp thuận chủ trương đầu tư còn
hiệu lực thi hành nhưng chưa được
TP công nhận CĐT, chấp thuận đầu
tư. 11 dự án còn lại đã được chấp
thuận đầu tư.
Theo quy định của Luật Nhà ở
2014, doanh nghiệp (DN) kinh doanh
bất động sản muốn được công nhận
đầu tư dự án nhà ở thì phải có quyền
sử dụng đất ở hợp pháp.
Yêu cầu này khiến dự án của các
DN bị vướng, bởi trên thực tế rất
ít trường hợp thỏa được điều kiện
trên. Do đó, nhiều hồ sơ của DN
tại TP.HCM bị ách tắc trong nhiều
năm qua.
Từ tháng 10-2016, SởXây dựng đã
có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng
tháo gỡ vướng mắc này.
“Đối với diện tích đất có nguồn
gốc bồi thường là đất nông nghiệp
hoặc đất chuyên dùng, phù hợp quy
hoạch là đất ở hoặc được cơ quan có
thẩm quyền cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất hoặc đã được ghi
trong quyết định thu hồi đất khi thực
hiện giải phóng mặt bằng là để thực
hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở
thì diện tích đó được xem như là đất
ở” - văn bản kiến nghị của Sở Xây
dựng nêu.
Kiến nghị trên đã được Bộ Xây
Kiến nghị gỡ khó
cho 63 dự án vướng
đất nông nghiệp
63 dự án do Sở Xây dựng đề xuất TP.HCMgỡ vướng đều đã
xác định là đất ở trong các đồ án quy hoạch được duyệt.
dựng chấp thuận. Tuy nhiên, bộ này
lại đề nghị TP phải có văn bản báo
cáo xin ý kiến chấp thuận của Thủ
tướng Chính phủ.
Đến tháng 11-2016, Bộ Xây dựng
có văn bản báo cáo Thủ tướng về
vướng mắc của TP.HCM và kiến
nghị Thủ tướng cho phép thực hiện
theo quan điểm của TP.
Tháng 10-2017, Văn phòng Chính
phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến
chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh
Đình Dũng chỉ đạo UBND TP rà
soát, tổng hợp các trường hợp dự án
đang sử dụng đất như đã nêu trên.
Đã hơn hai năm, dù các DN bất
động sản tại TPvà Hiệp hội Bất động
sản TP cũng đã kiến nghị nhiều lần
về vấn đề này nhưng vẫn chưa được
tháo gỡ.
Chờ Thủ tướng quyết
Trong báo cáo gửi UBND TP, Sở
Xây dựng trình TP kiến nghị Thủ
tướng chấp thuận cho TP phương án
“có quyền sử dụng đất ở hợp pháp”
đối với dạng dự án nêu trên.
Trong trường hợp Thủ tướng chấp
thuận nội dung kiến nghị này thì TP
sẽ phân hai nhóm dự án ra để xử lý.
Cụ thể, nhóm
1: Gồm 45 dự
án có văn bản
công nhận CĐT
đã hết hiệu lực
thi hành. Theo
đó, TP sẽ thực
hiện lại thủ tục
chấp thuận chủ
trương đầu tư,
công nhận CĐT
theo quy định.
Nhóm 2: Gồm 18 dự án, trong
đó năm dự án đã được TP ban hành
quyết định thu hồi, giao đất, đã
chuyển mục đích sử dụng đất, thực
hiện nghĩa vụ tài chính.
Bảy dự án đã có văn bản của TP
chấp thuận chủ trương đầu tư còn
hiệu lực thi hành nhưng chưa công
nhận CĐT, chấp thuận đầu tư.
Sáu dự án đã được TP chấp thuận
đầu tư nhưng chưa ban hành quyết
định thu hồi, giao đất, chuyển mục
đích sử dụng đất. Nhóm này, TP sẽ
hướng dẫn nhà đầu tư tiếp tục thực
hiện các thủ tục đầu tư dự án.
Trong trường hợpThủ tướng không
chấp thuận kiến nghị của TP, cách xử
lý cũng chia thành hai nhóm.
Cụ thể, nhóm 1: Có 58 dự án, gồm
45 dự án có văn bản công nhận CĐT
đã hết hiệu lực thi hành.
Bảy dự án có văn bản chấp thuận
chủ trương đầu tư còn hiệu lực thi
hành nhưng chưa công nhận CĐT,
chấp thuận đầu tư.
Sáu dự án đã chấp thuận đầu tư
nhưng chưa ban hành quyết định
thu hồi, giao đất, chuyển mục đích
sử dụng đất. Nhóm này, TP sẽ yêu
cầu nhà đầu tư thực hiện lại thủ tục
quyết định chủ trương đầu tư theo
quy định của Luật Đầu tư.
Nhóm 2: Có năm dự án đã được
TP ban hành quyết định thu hồi, giao
đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
thực hiện nghĩa vụ tài chính và cấp
giấy chứng nhận.
Với nhóm này, Sở Xây dựng cho
rằng nếu yêu cầu CĐT thực hiện lại
thủ tục quyết định chủ trương đầu
tư theo quy định của Luật Đầu tư và
côngnhậnCĐTtheo
Luật Nhà ở thì phải
hủy bỏ các quyết
định thu hồi đất.
SởXâydựng cho
rằng nếu không
hủy bỏ các quyết
định thu hồi đất thì
chuyểnmụcđích sử
dụng đất hoặc cấp
giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở hoặc yêu cầu
Nhà nước phải hoàn lại tiền sử dụng
đất CĐT đã nộp.
“Việc này sẽ phát sinh yêu cầu về
bồi thường nhà nước hoặc khiếu nại
của CĐT. Do đó, TP kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ cho phép CĐT tiếp
tục thực hiện hoàn tất các thủ tục đầu
tư tiếp theo và triển khai thực hiện
dự án theo quy định của pháp luật
hiện hành” - văn bản của Sở Xây
dựng TP nêu.•
Nhiều dự án bất động sản ở TP. HCMđang gặp khó về quy định pháp luật. Ảnh: HTD
Đã hơn hai năm, dù các
DN bất động sản tại TP
và Hiệp hội Bất động sản
TP cũng đã kiến nghị
nhiều lần về vấn đề này
nhưng vẫn chưa được
tháo gỡ.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17
Powered by FlippingBook