055-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy14-3-2020
ĐỨCMINH
C
hiều 13-3, Văn phòng
Chính phủ tổ chức hội
nghị trực tuyến công bố
dịch vụ công (DVC) tích hợp
và sơ kết ba tháng vận hành
cổng DVC quốc gia, ra mắt
hệ thống thông tin báo cáo
Chính phủ.
Hội nghị có sự tham dự của
lãnh đạo các bộ, ngành và gần
1.700 đại biểu đại diện 63
địa phương. Thủ tướng chủ
trì hội nghị.
“Cái gì có lợi cho dân,
doanh nghiệp thì
phải thực hiện”
Tại hội nghị, các đại biểu
đã xem trải nghiệm của người
dùng trên cổng DVC quốc
gia đối với năm dịch vụ gồm:
Nộp tiền xử phạt giao thông
đường bộ; nộp lệ phí trước
bạ ô tô, xe máy; nộp thuế
cá nhân, thuế doanh nghiệp
(DN); hủy và khai bổ sung
tờ khai hải quan.
Đây là những dịch vụ được
thí điểm thực hiện tại năm địa
phương là Hà Nội, TP.HCM,
Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình
hợp vi phạmhành chính trong
lĩnh vực giao thông đường
bộ và khoảng 400.000 giao
dịch nộp lệ phí trước bạ…
mỗi năm, Thủ tướng cho
rằng việc điện tử hóa qua hệ
thống cổng DVC quốc gia sẽ
tiết kiệm thời gian, vật chất,
kinh phí rất lớn.
Song song đó, cách làm
này cũng góp phần chống
địa phương phải đảm bảo bí
mật đời tư của người sử dụng
dịch vụ, tránh lộ lọt thông tin,
giải quyết đúng tiến độ, chất
lượng, thường xuyên đổi mới,
nâng cao chất lượng phục vụ,
tạo thuận lợi nhất cho người
dân, DN.
Nộp phạt qua mạng
trên toàn quốc
trước 30-6
Thủ tướng yêu cầu các bộ
Công an, Tài chính, GTVT
tiếp tục phối hợp với Văn
phòng Chính phủ hoàn thiện,
triển khai trên toàn quốc các
dịch vụ nộp tiền xử phạt giao
thông đường bộ, lệ phí trước
bạ ô tô, xe máy, kê khai thu
thuế DN trước ngày 30-6 tới.
Trong quá trình thực hiện
phải rà soát, cắt bỏ các thủ tục
không cần thiết, không hợp
lý. Bộ TT&TT sớm triển khai
hệ thống giám sát về chính
phủ điện tử để cung cấp, đo
lường mức độ sử dụng DVC
trực tuyến. Các bộ, ngành,
địa phương tiếp tục chuẩn
hóa thông tin dữ liệu thủ tục
hành chính, hồ sơ trên hệ
thống một cửa điện tử, đảm
bảo công khai, minh bạch.
Các bộ, ngành đẩy mạnh
việc thanh toán trực tuyến
phí, lệ phí, thuế..., góp phần
thực hiện chủ trương thanh
toán không dùng tiền mặt.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài
chính, Ngân hàng Nhà nước
chỉ đạo triển khai chương
trình miễn, giảm phí dịch vụ
thanh toán điện tử.•
Các đại biểu đang xemtrải nghiệmcủa người dùng trên cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh: ĐỨCMINH
Thuận từ chiều 13-3.
Thủ tướng biểu dương một
số bộ, ngành, địa phương đã
nỗ lực áp dụng công nghệ
thông tin, chủ động đưa 11
DVC thực hiện trực tuyến
trên cổng DVC quốc gia.
Điều này góp phần tiết kiệm
thời gian, kinh phí cho người
dân và ngân sách nhà nước.
Dẫn con số 4 triệu trường
tham nhũng, chống dịch
COVID-19.
Thủ tướng nhìn nhận trong
lĩnh vực xử phạt, CSGT, thuế,
hải quan mang tiếng nhiều
nên khi không gặp người nộp
phạt, không gặp người nộp
thuế thì rất thuận lợi, tạo môi
trường liêm chính.
Thủ tướngchỉ đạobộ trưởng,
chủ nhiệmVăn phòng Chính
phủ kiểm tra, đôn đốc các địa
phương để kết nối, tích hợp
thêm các dịch vụ trên cổng
DVC quốc gia, chú trọng
vào các dịch vụ mà người
dân, DN quan tâm. Các bộ
trưởng, lãnh đạo địa phương
phải thúc đẩy điện tử hóa một
bước với quan điểm “cái gì
có lợi cho dân, DN thì phải
thực hiện”.
Tuy nhiên, Thủ tướng
cũng lưu ý các bộ, ngành,
Các bộ, ngành, địa
phương phải đảm
bảo bí mật đời tư
của người sử dụng
DVC trực tuyến,
tránh lộ lọt thông
tin, nâng cao chất
lượng phục vụ...
82.000
tài khoản đăng ký, hơn 2,9
triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái
và 23,2 triệu lượt truy cập tìm
hiểu thông tin, dịch vụ trên
cổngDVC quốc gia. Số liệu này
được cập nhật đến trưa 11-3.
Tiêu điểm
Sau ba tháng khai trương cổng DVC quốc
gia, đến nay các bộ Công an, Tài chính, LĐ-
TB&XH,Tưphápvà 58địaphươngđã tíchhợp,
đưa 11DVC trực tuyến lên cổngDVCquốc gia.
Các dịch vụ được tích hợp gồmnộp tiền xử
phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực giao
thông (thí điểm tại năm địa phương); nộp lệ
phí trước bạ ô tô, xe máy (thí điểm tại Hà Nội
và TP.HCM); nộp thuế cá nhân, DN, môn bài.
Cổng dịch vụ cũng thực hiện trực tuyến
gồm hủy, bổ sung tờ khai hải quan, đăng ký
cung ứng lao động, hợpđồng lao động, đăng
ký mã số đơn vị quan hệ ngân sách, đăng ký
khai sinh (tại 45 tỉnh, thành phố) và cấp phiếu
lý lịch tư pháp (tại 58 tỉnh, thành phố).
Có 14/22 bộ, ngành, 63/63 địa phương
đồng bộ trạng thái hồ sơ giải quyết thủ tục
hành chính để phục vụ tra cứu, giám sát,
đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính
của người dân, DN.
11 dịch vụ công trực tuyến
Nộp phạt giao thông trực tuyến
tạo môi trường liêm chính
Cổng dịch vụ công quốc gia chính thức vận hành việc nộp phạt giao thông quamạng tại năm tỉnh, thành.
Hơn3.000tỉđồngxâydựngcơsởdữliệuquốcgiavềdâncư
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là để chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ… thông tin cơ bản của
tất cả công dân Việt Nam.
1 cơ sở gia công lậu
hàng chục ngàn khẩu trang
Ngày 13-3, Cục Quản lý thị trường Lâm Đồng phối
hợp với Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP Bảo Lộc
(Lâm Đồng) kiểm tra đột xuất một cơ sở gia công
khẩu trang trên địa bàn phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc.
Chủ cơ sở là bà NTKN, 54 tuổi. Qua kiểm tra, cơ
quan chức năng phát hiện cơ sở bà N. có bốn máy may
đang trực tiếp gia công khẩu trang. Toàn bộ khẩu trang
đang gia công có màu trắng giống khẩu trang vải kháng
khuẩn.
Cơ quan chức năng yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh mặt hàng khẩu trang nhưng bà N.
không cung cấp được. Người này cũng không xuất trình
được các hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất
xứ của số nguyên liệu đầu vào sản xuất khẩu trang. Số
khẩu trang thành phẩm sau khi gia công tại cơ sở bà N.
cũng không có nhãn mác. Theo bà N., bà nhận gia công
cho một công ty sản xuất khẩu trang tại TP.HCM.
Cơ quan chức năng đã niêm phong, tạm giữ tám bao
khẩu trang thành phẩm, ba bao khẩu trang nguyên liệu
mới cắt và một bao dây đeo khẩu trang. Số lượng khẩu
trang ước tính hàng chục ngàn chiếc. Vụ việc đang
được tiếp tục xác minh, làm rõ.
HT
Thủ tướng vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ
trương đầu tư dự án cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư.
Theo đó, tổng mức đầu tư của dự án sau thuế là hơn
3.085 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, thời
gian thực hiện từ năm 2018 đến 2021. Chủ đầu tư dự án
là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ
Công an.
Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng CSDL quốc gia
về dân cư thống nhất trên toàn quốc. Đồng thời giúp tập
hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được
chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng
thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Về quy mô, nội dung đầu tư, việc xây dựng hệ thống
CSDL quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc,
được triển khai và quản lý tập trung tại Bộ Công an, bao
gồm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thuê hạ tầng truyền dẫn…
Thủ tướng giao Bộ Công an khẩn trương thực hiện
các quy trình quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện dự án theo quy định, đạt mục tiêu. Đồng
thời phải bảo đảm nguồn vốn được sử dụng theo tiến độ,
đúng mục đích, hiệu quả và minh bạch.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao Bộ KH&ĐT chủ trì,
phối hợp với Bộ Tài chính bố trí đủ vốn còn lại của dự
án trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025. UBND các tỉnh, TP chỉ đạo các sở, ban,
ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức thu thập, cập
nhật và khai thác thông tin trong CSDL quốc gia về dân
cư.
Trước đó, tại hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện
dự án CSDL quốc gia về dân cư, Bộ Công an cho biết
công an các đơn vị, địa phương đã thực hiện quét được
khoảng 80 triệu phiếu thu thập thông tin dân cư tại 59/63
tỉnh, TP trên cả nước (một số địa phương còn lại sẽ thực
hiện chuyển đổi, đồng bộ dữ liệu).
Bộ Công an cũng đã ban hành kế hoạch tổng thể triển
khai thực hiện dự án, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc
xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp số
định danh cho công dân trước ngày 1-12-2020.
TUYẾN PHAN
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...17
Powered by FlippingBook