11
Kinh tế -
ThứBảy 14-3-2020
Lãi suất tiền gửi, tiền vayrủ nhau giảm
Cả lãi suấthuyđộng lẫnlãi suất chovayđềucóxuhướnggiảmtrong thời giangầnđâynhưngmứcgiảmchưanhiều.
Tiêu điểm
Du lịchKhánhHòa thiệt hại 5.400 tỉ đồng, 17.000 laođộngmất việc
Hàng loạt cơ sở phục vụ du lịch ởNha Trang (KhánhHòa)
phải đóng cửa do dịch COVID-19. Ảnh: LX
Trong quý I-2020, hoạt động du lịch ở Khánh Hòa giảm sút
mạnh về tổng lượt khách đến. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở
hai thị trường khách quốc tế là Trung Quốc, Hàn Quốc.
Trong báo cáo đánh giá tác động của dịch COVID-19 đến
hoạt động du lịch ở Khánh Hòa vừa được công bố, tỉnh này
cho biết ngành du lịch đang gặp thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng.
Với sự giảm mạnh về lượt khách đến, chỉ trong quý I-2020
tỉnh Khánh Hòa bị thiệt hại về tổng thu từ khách du lịch
khoảng 5.400 tỉ đồng. Mặt khác, có đến hơn 17.100 lao động
ngành du lịch ở Khánh Hòa bị cắt giảm. Trong đó, lao động ở
lưu trú giảm 30% với khoảng 15.000 người. Riêng lao động
ở lĩnh vực lữ hành giảm hơn 60% với khoảng 2.100 người.
Chỉ trong ba tháng đầu năm, có đến 1.780 xe kinh doanh vận
tải khách du lịch và hợp đồng bị ngừng hoạt động.
Trước tình hình trên, theo ông Trần Việt Trung, Giám
đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, sở đã đề xuất các nhóm
giải pháp để giảm thiểu thiệt hại của ngành du lịch. Đó
là đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các
bộ, ngành trung ương cho các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch trên địa bàn tỉnh được nộp chậm đến giữa năm
2021 các khoản thuế, bảo hiểm xã hội của năm 2019 và
năm 2020; miễn thuế giá trị gia tăng trong quý I và quý
II-2020. Xem xét giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho các
tháng còn lại của năm 2020.
Bên cạnh đó, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cũng đề xuất
UBND tỉnh kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
tiếp tục xem xét cho thực hiện chậm trả lãi vay, đồng thời
thực hiện gói hỗ trợ tín dụng với các khoản vay ưu đãi
mới với mức giảm lãi suất vay đến 3%/năm nhằm hỗ trợ
nguồn lực đầu tư ban đầu cho khôi phục các hoạt động sau
dịch COVID-19; cho áp dụng giá điện của các cơ sở kinh
doanh dịch vụ lưu trú du lịch bằng với mức giá điện đang
áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác.
“Ngoài ra, chúng tôi kiến nghị cho phép thực hiện miễn
visa cho khách Nga từ 15 ngày lên 30 ngày đối với các
nhóm khách có nhu cầu nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nhóm
khách theo tour đặc biệt khi đến Khánh Hòa; cho phép
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh được áp dụng miễn
phí cho các xe vào đón, tiễn khách trong 10 phút như
đã áp dụng tại các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn
Nhất...” - ông Trung cho hay.
TẤN LỘC
THÙY LINH
N
hiều chuyên gia cho
rằng việc các ngân
hàng (NH) giảm lãi
suất trong thời điểm hiện nay
sẽ hỗ trợ cộng đồng doanh
nghiệp vượt qua khó khăn,
đồng thời cũng chính là để
tự cứu mình.
Lãi suất giảm
Bảng lãi suất vừa công bố
của Techcombank cho thấy
lãi suất tiền gửi các kỳ hạn
6-12 tháng đều được điều
chỉnh giảm đồng loạt 0,3%/
năm so với trước đó. Sau
khi điều chỉnh, lãi suất huy
động kỳ hạn sáu tháng tại
NH này còn 6%/năm, chín
tháng 5,3%/năm và 12 tháng
là 6,1%/năm.
Hồiđầutháng2,Techcombank
cũng đã điều chỉnh giảm0,2%/
năm lãi suất tiền gửi đối với
kỳ hạn 6-12 tháng. Như vậy,
trong vòng một tháng qua, lãi
suất huy động của NH này
đã có hai lần thay đổi, trong
đó các kỳ hạn 6-12 tháng đã
giảm tổng cộng 0,5%/năm.
Tương tự, lãi suất huy
động tại SHB giảm xuống
còn 4,6%-4,8%/năm, thay
vì mức 5%/năm như trước
đó cho kỳ hạn 1-3 tháng.
Sacombank cũng niêm yết
lãi suất kỳ hạn một và hai
tháng lần lượt giảm từ mức
4,9%-4,95%/năm xuống còn
4,6%-4,8%/năm.
Không chỉ giảm lãi suất tiền
gửi, một số NH đã rục rịch
giảm lãi suất cho vay. Ví dụ,
NHQuốc tế (VIB) cho biết từ
thời điểmdịch bùng phát, NH
đã triển khai gói hỗ trợ giảm
lãi suất và giảm phí nhằm hỗ
trợ gần 600 khách hàng doanh
nghiệp bị thiệt hại. Tổng dư nợ
của khách hàng được giảm lãi
suất trong đợt này là khoảng
2.500 tỉ đồng với mức giảm
0,5%-1,5% một năm.
Anh Tùng Quang, khách
hàng đang vay vốn tại một
NH, chia sẻ: “Trước tết tôi
vay thế chấp sổ tiết kiệm 700
triệu đồng, kỳ hạn ba tháng.
Thời điểmđó, NH áp dụng lãi
suất cho vay 7,9% một năm.
Hiện nay, cùng hạn mức và
cùng kỳ hạn nhưng khi lãi
suất tiền gửi giảm về mức
5%/năm kéo theo lãi suất cho
vay bằng thế chấp sổ tiết kiệm
chỉ còn 7,5%/năm”.
“Như vậy, tôi giảm được
khoảng 300.000 đồng tiền trả
lãi vay hằng tháng cho NH.
Mức giảm này không nhiều
nhưng dù sao cũng giúp tôi
giảmđượcmột phầngánhnặng
lãi. Tôi kỳ vọng thời gian tới
các NH sẽ giảm thêm lãi suất
để người vay được nhờ” - anh
Quang bày tỏ.
Cơ hội vàng để giảm
lãi suất cho vay
Theo NHNN, trong hai
tháng đầu năm nay, tăng
trưởng tín dụng toàn hệ thống
chỉ đạt 0,06%, giảmmạnh so
với mức tăng 1% của cùng
kỳ năm trước. Điều này cho
thấy ảnh hưởng của dịch bệnh
COVID-19 lên hoạt động của
NH đã bắt đầu hiện rõ khi tín
dụng của nhiều NH không
tăng, thậm chí còn sụt giảm.
TSNguyễnTríHiếu, chuyên
gia tài chính NH, phân tích:
Khó khăn kinh tế hiện tại
không phải nằm ở vấn đề
tiền tệ, mà nằm ở hàng hóa.
Cụ thể là các doanh nghiệp
không có nguyên liệu đầu vào
từ Trung Quốc nên không thể
sản xuất, kinh doanh được; du
lịch, dịch vụ ăn uống, lưu trú,
vận tải…không có khách kéo
theo các doanh nghiệp cũng
không có nhu cầu vay vốn để
đầu tư kinh doanh.
“Chính vì vậy, tăng trưởng
tín dụng trong hai tháng đầu
năm nay giảm rất sâu. Các
NHhiện dư thừa thanh khoản,
tiền nhiều mà cho vay ra khó
khăn. Chính vì vậy, đây là cơ
hội vàng để giảm lãi suất cho
vay. Tuy nhiên, không phải
cứ hạ lãi suất huy động thì sẽ
giảm được lãi suất cho vay
ngay tức khắc, bởi dư nợ cho
vay hiện tại vẫn được tài trợ
bằng vốn huy động trong quá
khứ. Do đó, các NH cần có độ
trễ nhất định 3-6 tháng mới
có thể điều chỉnh hạ lãi suất
cho vay” - TSHiếu nhìn nhận.
Trong khi đó, TSBùi Quang
Tín, chuyên gia kinh tế, cho
rằng:NHhuyđộngmà chovay
không được thì huy động với
lãi suất cao làmgì. NếuNHdư
tiền mà lại gửi trên thị trường
liên NH với lãi suất cũng rất
thấp nữa thì càng chết nữa.
Cho nên NH giảm lãi suất
huy động cũng chính là để tự
cứu mình và đồng thời mở ra
cơ hội giảm lãi suất cho vay.
“Nền kinh tế đang bị ảnh
hưởng bởi dịch bệnh, dẫn đến
khách hàng không có khả năng
trả nợ đúng hạn. Từ đó dẫn
đến nguy cơ làm gia tăng tỉ
lệ nợ quá hạn, nợ xấu, cộng
thêm chi phí khoản nợ xấu
từ nhiều năm trước chưa giải
quyết xong. Do đó, tôi cho
rằng trong thời gian tới, mặt
bằng chung đối với lãi suất
tiền gửi của các NH thương
mại sẽ giảm nhưng cũng
không thể giảm mạnh” - TS
Tín nhận định.
Phát biểu tại cuộc họp của
NHNNngày 12-3, PhóThống
đốc NHNN Đào Minh Tú
cho biết: Bên cạnh những
giải pháp được đưa ra gần
đây để hỗ trợ các doanh
nghiệp vượt qua khó khăn,
cơ quan này sẽ sớm giảm
lãi suất điều hành thời gian
tới. Việc giảm lãi suất điều
hành gồm các loại lãi suất
tái cấp vốn, tái chiết khấu...
Qua đó sẽ giúp các NH có
thanh khoản dồi dào, từ đó có
thêm điều kiện nguồn vốn hỗ
trợ các doanh nghiệp trong
bối cảnh khó khăn hiện nay.
“Mức giảm lãi suất giảm
tương đối tích cực” - ông
Đào Minh Tú nói.
NHNN cũng vừa ban hành
thông tư về việc cơ cấu lại
thời hạn trả nợ, miễn, giảm
lãi, giữ nguyên nhóm nợ vay
nhằm hỗ trợ khách hàng bị
ảnh hưởng bởi COVID-19.
Thông tư này sẽ có hiệu lực
từ ngày 13-3. Động thái trên
sẽ giúp các doanh nghiệp sớm
được tiếp cận vốn giá rẻ.•
ÔngNguyễnQuốc Hùng,Vụ
trưởngVụTín dụng các ngành
kinh tế NHNN, cho hay ảnh
hưởng của dịch bệnh dẫn đến
kháchhàngkhôngcókhảnăng
trả nợđúnghạn, từđó gia tăng
tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu.
Cập nhật đến ngày 4-3 của
23 tổ chức tín dụng cho thấy
khoảng 926.000 tỉ đồng dư nợ
bị ảnh hưởng bởi dịch. Con số
này chiếmkhoảng14,27%trên
tổng dư nợ của 23 tổ chức tín
dụngnàyvàchiếmkhoảng11,3%
dư nợ cho vay toàn hệ thống.
“NHNN sẽ sớm
giảm lãi suất điều
hành trong thời
gian tới để hỗ trợ
các NH và doanh
nghiệp vượt qua khó
khăn.”
Phó Thống đốc NHNN
Đào Minh Tú
Ngân hàngNhà nước khuyến khích giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng
bị ảnh hưởng bởi dịch. Ảnh: TL
Hỗ trợ các công ty xuất khẩu
NH trung ương của nhiều quốc gia đã cắt giảm lãi suất
khi dịch cum virus COVID-19 bung phát tại nhiều quốc gia
ngoài Trung Quốc. Ví dụ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
đã cắt giảm lãi suất tới 0,5% - mức giảm mạnh nhất hơn
chục năm nay.
TS NguyễnTrí Hiếu cho rằng: Khi lãi suất USDgiảmsẽ kéo
theo giá trị đồng USD giảm, dẫn tới tỉ giá USD/VND giảm
theo. Điều này sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu
của Việt Nam. Bởi nền kinh tế trong nước hiện vẫn phụ
thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Do đó, để hỗ trợ các doanh
nghiệp xuất khẩu thì Việt Nam cần tăng tỉ giá VND/USD lên
khoảng 2% trong năm nay.
“Thậm chí, năm nay cần tăng tỉ giá để hỗ trợ xuất khẩu
bù đắp cho nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch. Cuối cùng,
Việt Nam cũng nên xem xét giảm lãi suất càng sớm càng
tốt” - ông Hiếu nhấn mạnh.