059-2020 - page 11

11
vàng trong nước vẫn cao chót
vót. Thậm chí có thời điểm
giá vàngmiếng trong nước đắt
hơn giá vàng thế giới tới 4,7
triệu đồng/lượng, điều chưa
từng có trong gần một thập
niên qua. Nhiều chuyên gia
cảnh báo, nếu để tình trạng
này kéo dài sẽ tăng nguy cơ
nhập lậu vàng nguyên liệu
qua đường biên giới.
Anh Vũ Tuấn, một nhà đầu
tư vàng chuyên nghiệp, nhận
định: Từ nhiều năm trở lại
đây, đây là lần đầu tiên giá
vàng giữa hai thị trường trong
và ngoài nước có mức chênh
lệch cao như vậy. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp vàng
kéo giãn khoảng cách giámua
bán lên tới trên 1 triệu đồng/
lượng, trong khi những năm
gần đây dù giá có biến động
dữ dội thì độ vênh này cũng
chỉ có vài trăm ngàn. “Việc
các công ty đẩy giá chênh lệch
lên cao thực chất là đẩy rủi
ro về phía khách hàng, những
người mua vàng” - anh Tuấn
phân tích.
Lý giải thêm về hiện tượng
bất thường này, TSBùi Quang
Ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng giám đốc
phụ trách sản xuất của Tập đoàn Dệt may
Việt Nam (Vinatex), cho biết hiện nay mỗi
tháng tập đoàn có thể sản xuất 40 triệu khẩu
trang để phục vụ công tác phòng, chống dịch
COVID-19. Còn ông Đào Văn Phương, Chủ
tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ
phần Dệt lụa Nam Định, thông tin đang ứng
dụng công nghệ sinh học, sử dụng nguyên
liệu sẵn có trong nước, phối hợp với một
số đơn vị của Vinatex sản xuất, đưa ra thị
trường 3 triệu chiếc khẩu trang.
“Chúng tôi có thể đảm bảo sản xuất 10
triệu khẩu trang một tháng. Tuy nhiên, đề
xuất Bộ Công Thương kết nối với các doanh
nghiệp phân phối để đảm bảo đầu ra” - ông
Phương kiến nghị.
Đại diện Vụ Thị trường trong nước Bộ
Công Thương cho biết: Theo số liệu tổng
hợp từ các hệ thống phân phối bán lẻ lớn như
Saigon Coopmart, Big C, Vincommerce...
thì từ nay đến cuối tháng 3, các hệ thống này
dự kiến cung ứng ra thị trường hơn 23 triệu
khẩu trang. Từ cuối tháng 3 đến giữa tháng
4, dự kiến sẽ tiếp tục cung ứng ra thị trường
gần 9 triệu chiếc.
Đại diện Bộ Công Thương cho hay hiện
dịch bệnh đã được kiểm soát tại Trung Quốc,
nguồn vải từ Trung Quốc đã bắt đầu được
nhập về Việt Nam. Do vậy, với năng lực
sẵn có, các doanh nghiệp có thể sản xuất đủ
khẩu trang theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ, đáp ứng nhu cầu của người
dân trong phòng, chống dịch bệnh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản
lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019
đạt 630 triệu m
2
vải dệt từ sợi tự nhiên,
1.200 m
2
vải dệt từ sợi nhân tạo, tổng cả hai
loại vải đạt 5 triệu m
2
/ngày. Nếu tính trung
bình 1 m
2
sản xuất được 20 khẩu trang thì
một ngày Việt Nam có thể sản xuất được
lượng vải tương đương 100 triệu khẩu trang
các loại (nếu tính giả định toàn bộ vải dùng
để may khẩu trang).
A.HIỀN
Kinh tế -
ThứNăm19-3-2020
Cácdoanhnghiệpcamkếtsảnxuấtđủkhẩutrang
đáp ứng thị trường. Ảnh: VINATEX
Chuyên gia tài chính Phan
DũngKhánh phân tích: Trong
lịch sử, việc giá vàng và chứng
khoán đi chung một chiều đã
từng xảy ra tại nhiều giai đoạn.
Nhưng thường hai sản phẩm
này luôn đi ngược hướng với
USD. Tuy vậy, thời gian qua
cả vàng, USDvà chứng khoán
cùng chiều, tức cùng giảm
là điều bất thường, báo hiệu
những bất ổn nội tại bên trong
thị trường tài chính do ảnh
hưởng của dịch COVID-19.
“Thông thường USD luôn
ngược chiều với vàng, chứng
khoán và các loại hàng hóa.
Nguyên nhân doUSD là đồng
tiền định giá chính trong giao
thương nên khi USD tăng giá
sẽ làmáp lực lên các sản phẩm
khác và ngược lại. Do đó, khi
cả ba cùng đi xuống nghĩa là
hầu hết các sản phẩm trên thị
trường tài chính đều bị bán
tháo” - ông Khánh nhìn nhận.
TS Bùi Quang Tín, chuyên
gia tài chính, thì giải thích rằng
giá vàng thế giới giảm sâu do
nhiều nhà đầu tư bán vàng để
bổ sung tiền ký quỹ nhằm bù
lỗ cho chứng khoán, dầu thô
và một số tài sản khác. Ở thời
điểm hiện tại, diễn biến dịch
bệnh COVID-19 vẫn là một
ẩn số rất khó lường nhưng các
tác động của nó đến thương
mại, sản xuất và du lịch toàn
cầu đang ngày càng hiển hiện.
“Điều này khiến nhà đầu
tư dấy lên lo ngại về nguy
cơ khủng hoảng kinh tế trong
năm 2020 giống như đã xảy
ra trong năm 2009. Đây cũng
là một trong những nguyên
nhân khiến giá vàng, chứng
khoán biến động mạnh” - ông
Tín nói.
Từ góc độ của nhà đầu tư
vàng, bà Phạm Thị Phương
LiênởquậnTânBình,TP.HCM
thừa nhận vì giá vàng biến
động rất thất thường nên
ngay cả những nhà đầu tư có
kinh nghiệm cũng không thể
dự đoán nổi. Bà nhớ lại thời
điểm năm 2012, giá vàng liên
tiếp lao dốc, có những ngày
bà mua vào 100 lượng vàng
ở vùng giá 44-48 triệu đồng/
lượng. Mua xong, vàng lao
dốc không phanh. Do đầu
tư bằng nguồn tiền nhàn rỗi
nên bà quyết định không bán
cắt lỗ mà chôn vốn chờ thời.
“Tôi ômmấy trămcây vàng
suốt 7-8 nămkhông thấy tăng.
Đến năm ngoái vợ chồng tôi
quyết định bán vàng ở vùng
giá 42 triệu đồng/lượng để có
thêm vốn đầu tư vào bất động
sản. Nay giá vàng lại nhảy
múa liên tục nên tôi đứng
ngoài cuộc chơi này” - bà
Liên chia sẻ.
Người bán đẩy rủi ro
cho người mua
Điều đáng chú ý là giá vàng
thế giới mấy ngày qua có thời
điểm giảm rất sâu nhưng giá
THÙY LINH
​T
hị trường vàng kể từ cuối
tháng 2 đến nay diễn biến
rất bất thường và khó
lường do dịch COVID-19.
Có thời điểm giá vàng miếng
SJC tăng lênmốc gần 50 triệu
đồng mỗi lượng, mức cao kỷ
lục chưa từng có trong vòng
nhiều năm qua. Nhưng ngay
sau đó, giá vàng đột nhiên
rớt giá thê thảm xuống mức
chỉ còn hơn 41 triệu đồng
mỗi lượng.
Giá vàng trong nước,
thế giới nhảy múa
liên tục
Đến cuối giờ chiều 17-3, giá
vàng giao ngay trên thị trường
thế giới chỉ còn 1.480 USD/
ounce. Như vậy nếu quy đổi
theo tỉ giá hiện tại, giá vàng
thế giới tương đương 41,5
triệu đồng mỗi lượng. Tính
chung từ đầu tháng 3 đến
nay, giá vàng thế giới đã mất
khoảng200USD/ounce, tương
đương bốc hơi khoảng 5,6
triệu đồng mỗi lượng. Đến
ngày hôm qua 18-3, giá vàng
lại bất ngờ bật tăng trở lại, có
thương hiệu tăng gần 1 triệu
đồng mỗi lượng.
Không chỉ thị trường vàng
chao đảomà thị trường chứng
khoán cũng biến động chóng
mặt do tác động của dịch
COVID-19. Đơn cử có thời
điểm chỉ số Dow Jones và
S&P 500 lao dốc lần lượt
12,9% và 12%.
Giá vàng biến động
rất thất thường
nên ngay cả những
nhà đầu tư có kinh
nghiệm cũng không
thể dự đoán nổi
đường đi của kim
lại quý này.
Giá vàng biến động liên tục trong bối cảnh thị trường lo ngại nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh.
Ảnh: THÙY LINH
Bất thường
thị trường vàng
giữa mùa dịch
COVID-19
Nếu giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với
thế giới như hiện nay có thể dẫn đến nguy cơ
nhập lậu vàng nguyên liệu qua đường biên giới.
Tín, chuyên gia tài chính, cho
rằng đang cómột khoảng cách
khá lớn giữa thị trường vàng
trong nước với thế giới. Mặt
khác, giá vàng tại Việt Nam
lên hay xuống còn do những
tay buôn vàng siêu lớn, những
quỹ đầu tư… tạo ra. Họ có
thể tạo ra sóng ngắn, sóng
dài hoặc đẩy giá lên xuống.
“Ví dụ, trongmấy ngày gần
đây, có thời điểm giá vàng thế
giới giảm xuống chỉ còn 41,2
triệu đồng/lượng, song giá
vàng trong nước vẫn treo cao
ở mốc 46 triệu đồng/lượng.
Đây là mức chênh lệch cao
chưa từng thấy trong nhiều
nămqua” - ôngTín dẫn chứng. 
​Tuy vậy, các chuyên gia
đều có chung nhận định giá
vàng biến động mạnh nhưng
về lâu dài sẽ diễn biến theo
xu hướng tăng. Ông Phan
Dũng Khánh, Giám đốc Tư
vấn đầu tư Công ty Chứng
khoán Maybank Kim Eng,
nhìn nhận vàng là tài sản có
thanh khoản gần như tốt nhất
thế giới và nó gần như là một
đồng tiền quốc tế mà hầu như
nơi nào cũng chấp nhận.
Tuy nhiên, nhà đầu tư hay
người dân muốn lướt sóng
vàng ngắn hạn cần hết sức
cẩn trọng. Riêng về dài hạn,
đầu tư vàng dự báo vẫn có lãi.
Nhưng dù chọn lướt sóng hay
đầu tư dài hạn thì vàng vẫn
là kênh đầu tư vô cùng khó
đoán định và không dành cho
những người dùng đòn bẩy tài
chính hay kẻ yếu tim.•
Sáng 18-3, giá dầu thế giới tiếp tục tụt
giảm thê thảm. Giá dầu OPEC và dầu Brent
lần lượt chỉ đạt mức 30,63 USD và 30,88 USD/
thùng. Trong khi đó, giá dầuMars US chỉ còn
23,25 USD/thùng, dầuWTI 27,16 USD và dầu
Urals 27,40 USD.
CNBC
dẫn nguồn tin từ các chuyên gia
năng lượng nhận định giá dầu sẽ tiếp tục
giảmnữa chứ chưa có điểmdừng. Thậm chí,
giá dầu có khả năng rớt xuống dưới 20 USD/
thùng vào đầu tháng 4 này khi Saudi Arabia
và Nga đẩy mạnh sản xuất sau khi hết thỏa
thuận với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu
mỏ (OPEC) về giới hạn nguồn cung.
Hiện Nga có kế hoạch sản xuất 200.000-
300.000 thùng mỗi ngày trong ngắn hạn và
dài hạn là 500.000 thùng. Saudi Arabia cũng
công bố kế hoạch sản xuất 12,3 triệu thùng
mỗi ngày vào tháng 4 trong khi tháng 2mức
sản xuất nước này đã là 9,7 triệu thùng/ngày.
Nguồn cung tăng nhưng cầu sẽ không tăng
tương ứng do các hãng hàng không lớn quốc
tế lẫn Mỹ đã cắt giảm 70% chuyến bay sau
khi các quốc gia tuyên bố đóng cửa đường
biên do COVID-19.
PHƯƠNG MINH
Giá dầu tiếp tục lao dốc mạnh
Hàng chục triệukhẩu trang sắpđược tung ra thị trường
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook