059-2020 - page 6

6
giảm khoảng 40% so với trước khi
nghỉ tết Nguyên đán.
Đểphòng, chốngdịchbệnhphường
đã cắt cử người đo thân nhiệt, có
sẵn nước rửa tay cho tất cả người
dân đến trụ sở phường làm thủ tục
hành chính, liên hệ công tác. UBND
phường còn vận động người dân
mang khẩu trang, nếu ai không có
phường sẽ phát miễn phí. Các cán
bộ tiếp nhận hồ sơ cũng bắt buộc
phải mang khẩu trang khi tiếp xúc
với người dân. Quá trình giao tiếp,
người dân nào đeo khẩu trang không
đúng cách hoặc quen tay kéo xuống
là cán bộ phường nhắc nhở ngay.
Ông Tân cho biết: “Để đảm bảo
vệ sinh môi trường, hằng ngày sau
giờ làm việc khi cán bộ, công chức
về thì sẽ có nhân viên y tế xuống
phun thuốc diệt khuẩn tại UBND
phường. Để công tác phòng, chống
dịch có hiệu quả thì mọi người kể
cả cán bộ và người dân phải rửa tay,
mang khẩu trang”.
Chủ tịch UBND phường Trường
Thọ, quận Thủ Đức (TP.HCM) Hồ
Văn Phước thông tin công tác tổ
chức thực hiện mọi nhiệm vụ trên
địa bàn vẫn ổn định. Những trường
hợp cần xuống địa bàn xác minh
thì cán bộ phường vẫn thực hiện
bình thường, không có gì thay đổi.
Riêng số lượng người dân đến thực
hiện các thủ tục hành chính tại trụ
sở UBND phường thì giảm khoảng
20% so với trước. Tại đây phường
cũng bố trí người đo thân nhiệt, có
sẵn khẩu trang, nước rửa tay để phục
vụ người dân đến liên hệ làm việc.
“Công tác phòng ngừa dịch bệnh
thì phường thực hiện theo ban chỉ đạo
của quận, TP và tổ chức họp liên tục
để cập nhật thông tin mới. Phường
thành lập đội phản ứng nhanh để
xác định trường hợp cách ly tại hộ
gia đình, đến tận nơi thăm khám và
phân công cho các đoàn thể giám sát
việc cách ly. Phường tổ chức chặt
chẽ mọi công tác để phòng, chống
dịch bệnh có hiệu quả mà vẫn giải
quyết hồ sơ hành chính cho người
dân một cách nhanh nhất” - ông
Phước khẳng định.
Có ngày phải giải thích
20 cuộc điện thoại
Ông Phan Thành Phúc, Phó Chủ
tịchUBNDphườngHiệpBìnhChánh,
quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết
địa bàn có chín khu phố, 102 tổ dân
phố với 1.000 hộ dân mà chỉ có 10
nhân viên y tế nên công việc quá tải,
phải làm ngày đêm. Hằng ngày khi
người dân thông tin như có người
từ nước ngoài về địa bàn là ban chỉ
đạo phòng, chống dịch bệnh ngay
lập tức đi xác minh và điều tra dịch
tễ để đưa ra phương án cụ thể.
Có ngày phường nhận khoảng
30 thông tin, có đúng có sai nhưng
trách nhiệm là vẫn phải đi xác minh.
Do đó, phường đã thành lập tổ phản
ứng nhanh để kịp thời xử lý thông
tin. Cạnh đó thông tin chưa chính
xác trên mạng xã hội khiến nhiều
người hoang mang, phường cũng
phải xuống hướng dẫn kịp thời và
có tuyên truyền viên giải tỏa.
“Cómột trường hợp ở chung cư có
NGUYỄNHIỀN-NGÂNNGA
G
hi nhận của PV
Pháp Luật
TP.HCM
cho thấy số lượng
người dân trực tiếp đếnUBND
phường liên hệ công việc có giảm
nhưng không khí làmviệc và phòng,
chống dịch bệnh thì khẩn trương
hơn. Điều dễ thấy nhất là ý thức
tự giác để bảo vệ bản thân, cộng
đồng của cả người dân lẫn cán bộ
ở những nơi này luôn nghiêm túc
và bước đầu có hiệu quả.
Sao y, hộ tịch giảm
phân nửa
Theo ông Nguyễn Thanh Duy
Tân, Chủ tịch UBND phường
Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân
(TP.HCM), trước diễn biến khó
lường của đại dịch COVID-19 thì
lượng người dân đến phường thực
hiện các thủ tục hành chính như sao
y công chứng, đăng ký hộ tịch…
Áp phích tuyên truyền ngay bãi gửi xe và nước sát khuẩn tay được để ngay cửa ra vào
(ảnh nhỏ)
tại UBNDquận Bình Tân,
TP.HCM. (Ảnh chụp ngày 17-3) Ảnh: NGÂNNGA
Cán bộ
phường vẫn
miệt mài mùa
COVID-19
Ngoài đảmbảo công việc chuyênmôn
các cán bộ, công chức ở nhiều phường
tại TP.HCMcòn căngmình để phối hợp
phòng, chống đại dịch COVID-19.
tiếp xúc gần với người nghi nhiễm
nên phải đi cách ly tập trung tại quận.
Khi xe và người của cơ quan y tế
mặc đồ bảo hộ đến thì dân chúng
nơi đây lại tưởng đó là người bị
nhiễm COVID-19 nên lo lắng, thắc
mắc. Có ngày tôi phải giải thích gần
20 cuộc điện thoại để họ nắm thêm
thông tin” - ông Phúc chia sẻ.
Cũng theo ông Phúc, lượng người
đến làm thủ tục hành chính có giảm
nhưng so với các địa bàn khác thì
là nhiều. Công tác sao y, chứng
thực, khai sinh, khai tử thì ít hơn
vì người dân có phần hạn chế đến
ủy ban. Khi ra vào trụ sở ủy ban
và công an phường, người dân đã
chấp hành tốt về đo nhiệt độ, rửa
tay khử khuẩn, đeo khẩu trang, nếu
không có khẩu trang thì phường sẽ
phát miễn phí.
Ông Đỗ An Nhàn, Chủ tịch
UBND phường 1, quận Gò Vấp
(TP.HCM), thông tin phường là một
trong những địa phương đi đầu trong
công tác phòng, chống đại dịch ở
quận. Người dân đến phường liên
hệ công việc được phát khẩu trang
miễn phí, có nước sát trùng tay và
tiếp nhận những khuyến cáo phòng,
chống dịch.
Số lượng người dân đến liên hệ
làm việc, phường chưa thống kê
nhưng nhìn chung không giảmnhiều,
việc giải quyết hồ sơ vẫn như trước
đây. “Vừa rồi trên địa bàn quận có
ca dương tính với virus COVID-19
nên phường sắp triển khai hai máy
đo thân nhiệt để sớm thực hiện” -
ông Nhàn nói.•
Ghi nhận tại UBND quận Bình Tân (TP.HCM), ngay
từ nhà gửi xe đã thấy tấm áp phích đẹp mắt hướng
dẫn loại khẩu trang nào có thể phòng lây nhiễm virus
Corona chủng mới và cách đeo khẩu trang đúng. Số
lượng người dân đến UBND quận liên hệ công việc
vẫn khá đông.
Trước cửa ra vào của bộ phận tiếp nhận hồ sơ, UBND
quận có bố trí sẵn người ngồi đo thân nhiệt, hướng
dẫn sát khuẩn tay và phát khẩu trang y tế cho những
ai chưa có. Nhiều người dân cũng chủ động dùng nước
sát khuẩn và hầu hết tự trang bị khẩu trang trước khi
vào làm việc. Tại nơi có nhiều người ngồi chờ kết quả
hồ sơ thì có nhiều tờ áp phích có nội dung hướng dẫn
phòng tránh dịch bệnh đúng cách theo khuyến cáo của
Bộ Y tế. Bên trong tất cả cán bộ tiếp nhận hồ sơ cũng
đều đeo khẩu trang nghiêm túc.
TheobàNguyễnThị NgọcVân (PhóChánhVănphòng
HĐND và UBND quận Bình Tân, số lượng người dân
trực tiếp đến liên hệ nộp hồ sơ không giảmnhiều. Tuy
nhiên, số hồ sơ trực tuyến tăng so với trước. Lý do vì
nhiều người có tâm lý tránh các khu vực đông người,
một phần là do quận và các phường đã chủ động
tuyên truyền, khuyến khích người dân tăng cường
sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Nhìn chung công
việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của quận
vẫn diễn ra bình thường.
Cảnh giác cao với đại dịch
Có ngày phường nhận
khoảng 30 thông tin, có
đúng có sai nhưng trách
nhiệm là vẫn phải đi xác
minh để đưa ra hướng
giải quyết.
Cựu trưởng Công an TP Thanh Hóa
nhập viện, tòa hoãn xử
Sáng 18-3, TAND tỉnh Thanh Hóa hoãn phiên tòa xét
xử Nguyễn Chí Phương (cựu trưởng Công an TP Thanh
Hóa) về tội nhận hối lộ và dời sang tháng 4.
Theo nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
, lý do là tòa
nhận được đơn xin vắng mặt tại tòa cùng giấy tờ thể hiện
ông Phương đang nhập viện.
Trước đó, ngày 25-1-2019, giám đốc Công an tỉnh
Thanh Hóa đã công bố quyết định của bộ trưởng Bộ Công
an về việc tước quân tịch đối với ông Phương.
Cuối tháng 11-2018, mạng xã hội Facebook xuất hiện
đoạn ghi âm nghi là nội dung trong “giao dịch chạy án”.
Băng ghi âm có nhiều giọng nói khác nhau ở các thời
điểm khác nhau, trong đó có cả giọng nói trao đổi được
cho là của ông Phương với thuộc cấp của mình từng làm
việc tại Công an TP Thanh Hóa.
Sau đó, Công an tỉnh Thanh Hóa quyết định đình chỉ
công tác với ông Phương để chờ kết luận điều tra của Bộ
Công an liên quan đến việc ông bị tố nhận 260 triệu đồng
tiền “chạy án”.
ĐẶNG TRUNG
Vợ chồng chủ vựa gạo lãnh án
vì mượn tiền rồi bỏ trốn
Ngày 18-3, TAND TP Cần Thơ xử sơ thẩm đã tuyên
phạt Hồ Thị Hứa 17 năm tù, Nguyễn Văn Quắn (chồng
Hứa, cùng ngụ quận Thốt Nốt) 13 năm tù về tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, tòa còn buộc các
bị cáo phải bồi thường cho các bị hại hơn 2,4 tỉ đồng.
Tại tòa, vợ chồng bị cáo đều không thành khẩn nhận tội.
Quắn đổ hết tội cho vợ vì cho rằng mình chỉ biết mua bán
lúa gạo, việc mượn tiền do một mình vợ làm. Hứa thì cho
rằng thời gian khá lâu nên không nhớ rõ số tiền đã mượn
còn thiếu bao nhiêu.
Theo cáo trạng, vào năm 2007, Hứa, Quắn kinh doanh
lúa, gạo. Do thiếu vốn làm ăn, Hứa và Quắn thỏa thuận với
bà HTKL (chủ Doanh nghiệp tư nhân Thắng Lợi 2) tạm
ứng trước tiền rồi mua lúa của người dân xay xát, giao lại
gạo, tấm, cám cho bà. Tuy nhiên, sau khi tạm ứng tiền của
bà L. và mượn tiền của nhiều người, cả hai bỏ trốn, đến
ngày 31-7-2019 thì bị bắt theo quyết định truy nã.
Cụ thể, Hứa và Quắn đã chiếm đoạt của bà L. hơn
2 tỉ đồng.
Ngoài ra, năm 2012, Hứa, Quắn còn mượn của ông HTP
(ngụ quận Thốt Nốt) 170 triệu đồng, cam kết ba tháng
trả nhưng đến nay chưa trả. Hứa mượn của bà TTTH 250
triệu đồng để mua lúa, cam kết ba tháng trả nhưng chưa
trả. Việc mượn tiền này Quắn không biết.
\
NHẪN NAM
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm19-3-2020
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook