059-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm19-3-2020
Tiêu điểm
Theo báo cáo của Sở GTVT TP.HCM,
lượng phương tiện cơ giới trên địa bàn
TP tính đến giữa năm 2019 có hơn 8,1
triệu xe máy. Ước chừng số lượng xe
máy gấp gần 10 lần số lượng ô tô và
chiếm tới khoảng 90% tổng lượng
phương tiệngiao thông cơ giới. Dođó,
có thể nói xemáy là tác nhân chínhgây
ra lượng phát thải lớn trên địa bàn TP.
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có thông báo về một
số hoạt động chỉ đạo, điều hành nổi bật của TP trong thời
gian vừa qua. Trong đó, TP Hà Nội có chỉ đạo hướng xử lý
tiếp theo đối với hai điểm nóng về trật tự xây dựng trên địa
bàn TP gồm công trình xây dựng 8B Lê Trực và vụ cưỡng
chế Công viên nước Thanh Hà.
Cụ thể, đối với công trình 8B Lê Trực, tập thể UBND TP
thống nhất kết luận: Công tác xử lý vi phạm công trình đã
được Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, UBND TP có nhiều
văn bản chỉ đạo, đưa việc xử lý vi phạm tại dự án vào danh
mục Thành ủy theo dõi, đôn đốc thực hiện.
Các sở, ngành, UBND quận Ba Đình đã triển khai thực
hiện nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn tìm cách trốn tránh,
không hợp tác nên vi phạm chưa được xử lý triệt để.
TP yêu cầu UBND quận Ba Đình và các sở, ngành liên
quan phải kiên quyết xử lý dứt điểm, đúng quy định của pháp
luật đối với công trình, bộ phận công trình vi phạm, đảm bảo
an toàn cho công trình và trong suốt quá trình thi công.
Giao UBND quận Ba Đình hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Mời chủ đầu tư làm việc, yêu cầu hợp tác cung cấp đầy đủ hồ
sơ, tài liệu có liên quan đến việc đầu tư xây dựng công trình
(bao gồm cả hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công công trình), ký
biên bản làm việc. Tiếp thu ý kiến của Sở Xây dựng tại cuộc
họp để tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế lập phương án,
thi công tháo dỡ bộ phận công trình vi phạm theo quy định.
Trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ trên của quận Ba
Đình, chủ tịch UBND TP sẽ tiếp tục mời chủ đầu tư để đối
thoại, yêu cầu chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật
và yêu cầu xử lý của cơ quan nhà nước.
Đối với vụ cưỡng chế Công viên nước Thanh Hà, TP thống
nhất kết luận việc cưỡng chế tháo dỡ, phá dỡ công trình Công
viên nước Thanh Hà tại khu đô thị Thanh Hà xây dựng không
phép thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của UBND quận Hà
Đông và các đơn vị liên quan quận Hà Đông. 
Tuy nhiên, trình tự và biện pháp tổ chức thực hiện tháo
dỡ, phá dỡ công trình vi phạm của cơ quan chức năng gây
bức xúc dư luận và có ý kiến khác nhau. TP đã giao Thanh
tra TP tiến hành thanh tra và yêu cầu quận Hà Đông phối
hợp giải trình báo cáo. Các sở, ngành liên quan cung cấp,
báo cáo các nội dung liên quan quy hoạch sử dụng đất, dự
án đầu tư cho Thanh tra TP sớm kết luận vụ việc.
TPHà Nội giao thanh tra làm rõ trách nhiệm quản lý nhà
nước về quy hoạch, đầu tư xây dựng đất đai, trật tự xây dựng
dẫn đến việc sai phạm của chủ đầu tư, kiến nghị xử lý sai phạm.
Cuối cũng, TP giao Sở TN&MT chủ trì cùng UBND quận
Hà Đông và huyện Thanh Oai kiểm tra toàn bộ các thủ tục
giao đất đối với dự án, thực trạng quản lý đất đai và xây dựng
của dự án. Sau đó báo cáo cho UBND TP.
TRỌNG PHÚ
THUTRINH-NGUYỄNCHÂU
C
hiều 18-3, Sở GTVT TP.HCM
phối hợp với Hiệp hội các nhà
sản xuất xe gắn máy và Viện
Khoa học công nghệ giao thông
vận tải cùng các đơn vị liên quan tổ
chức buổi ký kết hợp tác thực hiện
chương trình thí điểm kiểm soát khí
thải xe gắn máy ở TP.HCM.
Đánh giá cao tính
thiết thực của chương trình
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Keisuke
Tsuruzono, Chủ tịch Hiệp hội các
nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VN)
(VAMM), cho hay xe gắn máy là
phương tiện giao thông thiết yếu,
phương tiện để mưu sinh của đại đa
số người dân VN. Phương tiện này
phù hợp với thói quen, điều kiện sinh
sống của người dân, thích hợp với
đường sá ở VN.
Tuy nhiên, tại các TP lớn đang
tồn tại các vấn đề bất cập như kẹt
xe, chất lượng không khí suy giảm.
Một trong những nguyên nhân gây
ra vấn đề này thuộc về ý thức, thói
quen của người sử dụng phương
tiện khi tham gia giao thông. Ngoài
ra, người dân cũng chưa chú trọng
kiểm tra định kỳ phương tiện trong
quá trình sử dụng.
Theo ông Tsuruzono, VAMM cam
kết với Chính phủ sẽ xây dựng lộ
trình cụ thể về việc kiểm soát khí
thải xe gắn máy. Qua đó, thực hiện
các giải pháp xây dựng xã hội giao
thông lành mạnh, mang lại lợi ích
cao nhất cho việc di chuyển hằng
ngày của người dân.
Mặt khác, VAMM sẽ chú trọng
việc tuyên truyền, nâng cao ý thức
ứng xử tham gia giao thông của
người dân. Đồng thời, kết hợp các
biện pháp kiểm soát chất lượng
phương tiện sử dụng, mang lại hiệu
quả triệt để hơn.
“Chúng tôi đánh giá cao tính thiết
thực của chương trình và kỳ vọng
kết quả nghiên cứu này sẽ đưa ra
các giải pháp, chính sách để thí điểm
kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn
máy tham gia giao thông trên địa
bàn TP.HCM. Từ đó, làm cơ sở để
UBND TP đề xuất HĐND TP và
Thủ tướng Chính phủ ban hành quy
chế cho phép TP thí điểm kiểm soát
khí thải lưu hành trên địa bàn” - ông
Có thể kiểm tra khí thải
xemáy 5 nămsử dụng
Chương trình thí điểmkiểm tra khí thải xe gắnmáy nhằm
hạn chế xe “hết đát” xả thải gây ô nhiễmkhông khí có thể
sẽ bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 12-2020.
Tsuruzono nói.
Theo ông Bùi Hòa An, Phó Giám
đốc Sở GTVT, hiện nay tình trạng
ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn
của VN đang diễn biến phức tạp.
Ô nhiễm môi trường, tiếng ồn do
hoạt động vận tải cũng như gia tăng
phương tiện cơ giới có chất lượng
khí thải kém gây bức xúc cho người
dân. Ngoài ra, vấn đề này còn làm
ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe
của người dân TP.
Do đó, kết quả nghiên cứu của
chương trình sẽ là cơ sở để Sở GTVT
báo cáo UBNDTPvề thực trạng phát
thải của xe mô tô, xe máy đang lưu
hành trên địa bàn TP. Sau đó sở sẽ
đề xuất các giải pháp, chính sách để
thí điểm kiểm soát khí thải xe mô tô,
xe máy tham gia giao thông trên địa
bàn TP trong thời gian tới.
Được biết với chương trình này, xe
máy sử dụng trên năm năm sẽ phải
kiểm tra khí thải (không phụ thuộc
vào hãng sản xuất). Thời gian thực
hiện chương trình này từ tháng 4 đến
tháng 12-2020.
Việc kiểm soát nên
làm ngay
Trao đổi với PV, TS Hoàng Dương
Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không
khí sạch VN, nguyên Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ
TN&MT), cho biết việc kiểm soát
khí thải xe gắn máy là rất cần thiết.
Khí thải xe máy ở VN được xác định
là một trong những nguồn phát thải
lớn gây ô nhiễm môi trường. Hiện
nay chúng ta chưa có quy định về
niên hạn sử dụng xe máy.
Vì vậy, hiện nay ở VN xuất hiện
rất nhiều xe máy cũ và cũng không
có quy định lượng phát thải là bao
nhiêu nên nhiều xe có nguồn phát
thải lớn.
Theo ông Tùng, ngành chức năng
nên có quy định về tiêu chuẩn, quy
chuẩn phát thải. Cần có định chế
bắt buộc phải kiểm tra, nếu vượt
quá quy chuẩn thì không được
phép lưu hành như nhiều nước
đã thực hiện.
“Việc kiểm soát thời gian đầu có
thể sẽ gặp phải những khó khăn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ có
nhiều cách để khắc phục như ban
đầu chúng ta sẽ ra thông điệp để
người dân biết. Sau đó, có thể dùng
những logo hay tem kiểm định để
dễ dàng phân biệt là xe nào đã được
kiểm định đạt quy chuẩn. Những
xe không đạt chuẩn có thể áp dụng
mức phạt nhất định như đối với ô
tô” - TS Tùng nói thêm.
Đồng tình, GS-TSKH Lê Huy Bá,
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm
TP.HCM, cho rằng việc kiểm soát
khí thải xe máy là việc cần làm rất
lâu. Điều này sẽ làm giảm những xe
cũ nát, xe “mù”.
“Ở nhiều nước trong khu vực, họ
đánh thuế rất cao xe cũ, chúng ta
cũng nên có hướng xử lý những xe
cũ nát để tránh ảnh hưởng đến không
khí, nhất là với hai TP lớn là Hà Nội
và TP.HCM” - ông Bá nói.
Việc dẹp bỏ những xe máy cũ ban
đầu sẽ gặp những khó khăn do trực
tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của
người dân. Tuy nhiên, nếu kiên quyết
chúng ta hoàn toàn có thể làm được.
“Tôi rất mong đề án này sớm
được thực hiện, phải thực hiện thật
nghiêm túc và kiên quyết. Ban đầu
nếu chưa có đủ nhân lực, kinh phí
thì làm ở các quận nội thành, sau
đó dần dần thực hiện ở những vùng
ngoại thành” - ông Bá nhận định.•
Theo SởGTVT TP.HCM, xemáy là tác nhân chính gây ra lượng phát thải lớn trên địa bàn TP. Ảnh: THUTRINH
Kết quả nghiên cứu của
chương trình là cơ sở để
Sở GTVT báo cáo UBND
TP về thực trạng phát
thải của xe mô tô, xe gắn
máy đang lưu hành trên
địa bàn TP.
4 nội dung chương trình
Chương trình ký kết đề án sẽ thực hiện bốn nội dung chính sau:
Thứnhất: Đánhgiáhiện trạngphát thải củacácphương tiệnđang lưuhành.
Thứ hai: Khảo sát, đánh giá tác động kinh tế-xã hội của việc kiểm soát
khí thải tới người dân, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức liên quan.
Thứ ba: Xây dựng và đề xuất các giải pháp, chính sách để thí điểm.
Thứ tư: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và quyền lợi của
người dân khi tham gia chương trình.
HàNội chỉ đạo tiếpvụ8BLêTrực, CôngviênThanhHà
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook