060-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu20-3-2020
TRẦNNGỌC
M
ới đây, UBNDTPHà
Nội kêu gọi người
dân trong địa bàn
chấm dứt ăn thịt chó, mèo và
động vật hoang dã để phòng
COVID-19.
“Hiện nay có người đi tận
sang Lào, Campuchia mua
chó, mèo. Đây hoàn toàn có
thể là nguồn lây nhiễm vào
TP. Tôi kêu gọi cộng đồng
chấm dứt ăn thịt chó, động
vật hoang dã” - Chủ tịch Hà
Nội Nguyễn Đức Chung nói.
Lời kêu gọi này được nhiều
người hưởng ứng. Còn ở
TP.HCM thì sao?
Ủng hộ
Là một người mê món thịt
chó gần 10 năm, ông T. (quận
Tân Bình, TP.HCM) hầu như
tuần nào cũng rủ vài bạn thân
tới quán thịt chó gần nhà nhâm
nhi. Thế nhưng gần tháng nay,
vợ con và bạn bè ngạc nhiên
khi thấy ông T. không đụng
miếng thịt chó nào. Thậm chí
ông còn thẳng thừng từ chối
khi bạn bè rủ tới quán “cầy
tơ 7 món”.
“Đọc báo thấy thịt chómang
nhiều tiềm ẩn gây bệnh nên
tôi sợ. Với lại đang mùa dịch
COVID-19, tụ tập nhậu nhẹt
ngoài quán dễ có nguy cơ lây
bệnhnênviệcngưngăn thịt chó
là điều nên làm” - ông T. nói.
Tương tự, ông M. (huyện
Hóc Môn, TP.HCM) xem thịt
chó là món khoái khẩu đã
nhiều năm. Tuy nhiên, sau
lần đau bụng, ói mửa do ăn
thịt chó cách đây hơn tháng
trong quán, ông M. tuyên bố
bỏ hẳn món này.
Ông HoàngVăn Tuấn, Phó
Chủ tịch UBND phường 9,
quận Gò Vấp, TP.HCM, cho
biết trên địa bàn phường hiện
chỉ cònmột quánnhậu thịt chó.
“Sau khi TP.HCM liên tiếp
ghi nhậnnhững caCOVID-19,
số người tới quán nhậu thịt chó
ngày càng ít. Trước đây, Ban
quản lý An toàn thực phẩm
(ATTP) TP.HCMkhuyến cáo
người dân không ăn thịt chó
để tránh nguy cơ nhiễm các vi
sinh vật gây bệnh. Nay đang
mùa dịch COVID-19, việc tụ
tập trong quán nhậu nói chung
và quán thịt chó nói riêng là
điều nên hạn chế để phòng
lây nhiễm dịch bệnh” - ông
Tuấn nêu quan điểm.
“Thịt chó tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gây bệnh cho người.
Hơn nữa, hiện dịch bệnh
COVID-19 có chiều hướng
gia tăng. Trên địa bàn phường
hiện chỉ còn hai quán nhậu
thịt chó, so với 10 quán trước
đây. Đang trong mùa dịch
COVID-19 nên quán vắng so
với trước” - ông Nguyễn Đức
Tâm, Phó Chủ tịch UBND
phường Trung Mỹ Tây, quận
12, TP.HCM, nói.
Hạn chế tụ tập trong
quán nhậu
Năm 2019, Ban quản lý
Dịch COVID-19: Nhiều người bỏ ăn
thịt chó
Việc giếtmổ chó không đảmbảo vệ sinh nên ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người sử dụng.
Ảnh: BANATTP
Tụ tập trong quán nhậu thịt chó ngay thời điểmdịch COVID-19 lan rộng dễ có nguy cơ nhiễmbệnh.
Phản ánh đến
Pháp Luật TP.HCM
, người dân ở hai xã
Quỳnh Tam, Quỳnh Châu (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An)
cho biết trên địa bàn có trạm bê tông nhựa đường nóng
asphalt 120T/h (trạm bê tông) hoạt động không phép, gây
tiếng ồn, xả khói bụi làm ô nhiễm môi trường.
Từ năm 2019, Công ty cổ phần Xây dựng đầu tư 289
có trụ sở tại TP Vinh đã cho xây dựng trạm bê tông ngay
trong vườn hộ ông Đường Văn Hạnh ở xã Quỳnh Tam.
Trạm này sản xuất nhựa đường nóng để thi công các công
trình giao thông trên địa bàn. 
“Người dân chúng tôi phải chịu trận bởi xe tải ra vào
trạm hằng ngày gây hỏng đường. Khi trạm hoạt động thì
khói bụi, mùi khét nhựa đường bay khắp nơi, tiếng ồn của
máy móc rất khó chịu. Gia đình tôi có năm người, ngủ
cũng phải đeo khẩu trang, bịt tai để giảm tiếng ồn” - anh
HVH ở xã Quỳnh Tam nói.
Ông NKT, cũng ở xã Quỳnh Tam, phản ánh ngày nắng
thì khói bụi mù trời, mưa xuống thì nguồn nước bị ô
nhiễm. Vì quá lo lắng trước tình trạng ô nhiễm, một số hộ
dân có phụ nữ mới sinh con phải sơ tán đi nơi khác sống.
Ông Hồ Ngọc Tụng, công an viên xã Quỳnh Châu, cho
biết: “Chúng tôi đã phản ánh, kiến nghị lên HĐND cấp
xã, huyện, tỉnh là cần khẩn trương di dời trạm bê tông
không có giấy phép này ra khỏi khu dân cư. Nhưng đến
nay không thấy trả lời gì, trạm này vẫn hoạt động bình
thường. Quá bức xúc, các hộ dân đã nhiều lần đòi ra
đào đường, chặn xe ra vào trạm. Chúng tôi phải khuyên
người dân bình tĩnh, tin tưởng, chờ cơ quan chức năng
giải quyết”.
Theo ông Trần Nghĩa Bắc, cán bộ địa chính, xây dựng xã
Quỳnh Tam, trạm này xây dựng trong đất thổ cư gần 4.000
m
2
của gia đình ông Hạnh, về giấy phép chưa có. Phía công
ty đang xin các cơ quan chức năng thủ tục pháp lý.
Đại diện Công ty 289 cho biết trạm đang xin cơ quan
chức năng hoàn tất thủ tục cấp phép. 
Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Quỳnh
Tam, thông tin: “Hôm trước anh em ra làm việc, lập biên
bản, yêu cầu họ ngừng hoạt động để hoàn tất các thủ tục.
Tuy nhiên, thời gian qua trạm bê tông vẫn hoạt động và
gây ô nhiễm, người dân trong xã bị ảnh hưởng”.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Đào Xuân Sơn,
Trưởng phòng TN&MT huyện Quỳnh Lưu, cho biết khi
phòng xuống kiểm tra chỉ gặp kỹ sư, công nhân kỹ thuật
không gặp được giám đốc công ty. Trách nhiệm để trạm
này xây dựng và hoạt động trái phép thuộc về Phòng Kinh
tế hạ tầng huyện Quỳnh Lưu. 
Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quỳnh Lưu thì
phân trần: “Trạm này không có giấy tờ gì. Chúng tôi đã
giao xã lập biên bản, giao trách nhiệm cho công ty là khi
nào đầy đủ thủ tục mới được hoạt động. Phía công ty trả
lời đang làm việc với các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An để
hoàn thiện hồ sơ của trạm”.
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
, ông Hồ Ngọc Dũng, Phó
Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, cho biết: “Chúng
tôi đã yêu cầu dừng hoạt động trạm rồi. Nay nếu họ hoạt
động lại là tái phạm. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra, nếu sai sẽ
xử lý ngay”.
ĐẮC LAM
Trạmbê tông chưa có giấy phép hoạt động gây ảnh hưởng đến
người dân xung quanh. Ảnh: ĐẮC LAM
ATTPTP.HCM từng khuyến
cáo không ăn thịt chó. Theo
ban này, ăn thịt chó tiềm ẩn
nhiều rủi ro về sức khỏe do
quá trình nuôi, giết mổ không
được cơ quan nhà nước kiểm
dịch, kiểm soát. Ăn thịt chó
không an toàn, dễ có nguy cơ
nhiễmcác vi sinhvật gâybệnh,
đặc biệt virus gây bệnh dại.
Sử dụng thịt chó không
đảm bảo chất lượng còn có
nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Đặc biệt, trứng và ấu trùng
không phát triển thành giun
trong ruột mà xâm nhập vào
gan, phổi, các phủ tạng khác,
kể cả não và mắt.
Trao đổi thêm với
Pháp
Luật TP.HCM
, PGS-TS
Phạm Khánh Phong Lan,
Trưởng ban Quản lý ATTP
TP.HCM, cho biết thịt chó,
mèo không được kiểm soát
theo những tiêu chuẩn thực
phẩm nên không an toàn khi
Từ đầumùa dịch COVID-19, UBNDTP Hà Nội đã cóThông
báo số 88 về phòng, chống dịch COVID-19. Tại thông báo,
UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ăn thịt chó,
mèo để giảm nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19.
Mới đây, tại cuộc họp phòng, chống dịch COVID-19 ngày
16-3, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhấn mạnh
lại yêu cầu trên.
Trước đó, TP Thâm Quyến ở Trung Quốc cũng ban hành
một quy định cấm ăn thịt chó, mèo nhằm cấm hoàn toàn
việc tiêu thụ động vật hoang dã trên cả nước sau khi dịch
COVID-19 bùng phát. Hiện chưa có nghiên cứu chính thức
về chó, mèo có phải là nguồn lây nhiễm virus hay không.
sử dụng. “Động vật hoang dã
cũng mang nhiều mầm bệnh
tiềm ẩn, do vậy không nên
dùng” - bà Lan nói.
TheobàLan,dịchCOVID-19
đang lan rộng nên ngành y
tế khuyến cáo hạn chế tới
nơi đông người. “Trong thời
điểm này, hạn chế tụ tập bạn
bè vô quán nhậu, kể cả quán
thịt chó là điều nên làm” - bà
Lan nói thêm.
Đồng quan điểm trên, BS
Đỗ Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch
Hội Dinh dưỡng và Thực
phẩmTP.HCM, cho biết thêm
chó mèo, động vật hoang dã
không dùng làm thực phẩm
cho người nên không được
kiểm soát trong quá trình
nuôi. “Những động vật nói
trên ít nhiều mang virus gây
bệnh và dễ nhiễm qua người.
Do vậy không nên dùng làm
thực phẩm” - BS Diệp cho
biết thêm.•
Dânkhổ vì trạmbê tôngnhựađườngkhôngphép
Trạmbê tông nhựa đường xây dựng không phép, hoạt động gây ô nhiễm cho người dân.
Xây dựng trạm trong nhà dân là sai
Ngày 17-3, ông Hồ Sỹ Dũng, Giám đốc Chi cục Bảo vệ môi
trường tỉnh Nghệ An, cho biết theo quy định, để xây dựng
trạm bê tông asphalt phải có đánh giá tác động môi trường
(ĐTM). Trạm asphalt ở xã Quỳnh Tam không có ĐTM. Ở đây,
vườnnhàdânmà công tydựng trạmbê tông là sai phạm. Nếu
khôngđúngphảitháodỡ,chứkhôngthểđểtiềntrảmhậutấu.
“Trong thời điểm
này, hạn chế tụ tập
bạn bè vô quán nhậu,
kể cả quán thịt chó là
điều nên làm.”
PGS-TS
Phạm Khánh
Phong Lan
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook