060-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu20-3-2020
COVID-19: Tín hiệu vui cho
doanh nghiệp Việt từ Trung Quốc
ANHIỀN
T
hông tin từ Cục Xuất
nhập khẩu thuộc Bộ
Công Thương cho biết
tình hình thông thương tại
các cửa khẩu đường bộ sang
Trung Quốc (TQ) nhìn chung
đã có nhiều khởi sắc.
Hiện các ngành sản xuất
của TQ đang phục hồi từng
phần. Nhờ vậy về cơ bản sẽ
đáp ứng được nguồn nguyên
liệu cho các doanh nghiệp
(DN) ngoài TQ, trong đó có
Việt Nam.
Đơn hàng bắt đầu
tăng lên
Bộ Công Thương dẫn số
liệu từ các địa phương cho
hay: Chỉ trong ngày 17-3, tại
các tỉnh giáp TQ như Lạng
Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh,
Hà Giang đã xuất khẩu được
1.063 xe container và bảy
toa tàu; nhập khẩu 1.021
xe container.
Trong đó, hàng xuất khẩu
Việt Nam chủ yếu là các sản
phẩm nông sản, rau quả, một
số linhkiệnđiện tử,máymóc...
Hàng nhập khẩu chủ yếu là
linh kiện điện tử, máy móc,
hàng may mặc, phụ tùng ô tô,
phân bón, một số hàng nông
sản... được nhập về để kinh
doanh và gia công sản xuất.
ÔngNguyễnMinh Phương,
Giám đốc Công ty TNHH
MTPSafari (LongAn) chuyên
xuất khẩu thanh long sang
TQ, cho hay: Hiện nhiều cửa
khẩu đã thông quan trở lại nên
tình hình đỡ hơn so với hồi
tháng 2, lúc dịch COVID-19
mới xảy ra dẫn đến hoạt động
thông quan bị siết chặt để hai
bên thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh.
“Tín hiệu lạc quan hơn nữa
khi từ cách đây bốn ngày,
người dânTQbắt đầu ra ngoài,
sinh hoạt bình thường trở lại.
Chính vì vậy sức mua đang
tăng lên, hàng hóa cũng lưu
thông tốt hơn so với trước
đó” - ông Phương cho biết.
Cùng nhận định, ông Phạm
Văn Dũng, Phó Giám đốc
HTX Nông lâm nghiệp dịch
vụ du lịch và thương mại Hà
Giang, cũng thông tin so với
thời điểmcách đây khoảng 10
ngày thì mấy hôm nay tình
hình giao thương bắt đầu khả
quan hơn. Tiến độ hàng hóa
dần ổn hơn, thị trường thông
thoáng hơn vì các hoạt động
mậu dịch tại TQ bắt đầu nhộn
nhịp trở lại.
“Hồi tháng 2, hoạt động
xuất khẩu gần như đứng im
vì hàng hóa không xuất được,
phải trữ trong kho. Bây giờ đi
được khoảng 20%-22% nên
cũng khởi sắc đôi chút” - ông
Dũng nói.
Ông Đặng Phúc Nguyên,
Tổng thư kýHiệp hội Rau quả
Việt Nam, đánh giá hiện TQ
vẫn là thị trường xuất khẩu
nông sản lớn của Việt Nam,
chiếm 60%-70%. Những
đơn vị xuất khẩu sang TQ
bắt đầu nhận được những tín
hiệu tích cực khi dịch bệnh
tại nước này đang diễn biến
chậm lại. Các bến cảng, hải
quan, bốc xếp đang bắt đầu
nhộn nhịp trở lại. Các đơn
hàng vì thế cũng bắt đầu
tăng lên.
Tuynhiên,trongkhitìnhhình
xuất khẩu sang TQ có nhiều
khởi sắc thì tại Bình Thuận,
do phát hiện các ca dương
tính với virus SARS-CoV-2
mới nên hoạt động thu mua
thanh long tại đây bị đình trệ.
Giá thanh long cũng vì thế
mà giảm còn 15.000-16.000
đồng/kg.
Nguồn cung nguyên
liệu bớt khan hiếm
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ôngTrầnThanhHải,
PhóCục trưởngCụcXuất nhập
khẩu, đánh giá các ngành sản
xuất của TQ đang phục hồi
từng phần. Tùy theo mức độ
khôi phục của từng ngành mà
các nhà kinh doanh tại nước
này tính toán khả năng cung
ứng nguồn nguyên liệu cho
các DN ngoài TQ, trong đó
có Việt Nam. Nhờ đó về cơ
bản đã đảm bảo được nguồn
nguyên liệu phục vụ cho sản
xuất, kinh doanh.
Đơn cử như Công ty May
10 cho biết đã khôi phục được
nguồn cung nguyên liệu.
Hay với các công ty điện
tử, ngoại trừ những công ty
nhập nguyên vật liệu từ Hàn
Quốc gặp khó khăn, còn lại về
cơ bản các DN cho biết vẫn
đang đảm bảo được nguồn
Nhiều mặt hàng của Việt Nam
xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh
Tổng cục Hải quan vừa công bố thống kê sơ bộ tình hình
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa củaViệt Namhai tháng đầu
năm 2020. Theo đó, kết thúc hai tháng đầu năm nay, tổng
trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 76,34 tỉ
USD, tăng 5,6% (tương ứng tăng 4,07 tỉ USD) so với cùng
kỳ năm trước.
Trong đó, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 39,08 tỉ
USD, tăng 8,4% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 37,26 tỉ USD,
tăng 2,9%. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa của cả
nước thặng dư 1,82 tỉ USD.
Đáng chú ý, trị giá xuất khẩu của những nhómmặt hàng
chính như điện thoại và linh kiện, máy tính, gỗ và sản phẩm
gỗ… tăng 10%-28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, tổng trị giá xuất khẩu sang Mỹ trong hai tháng
đầu nămđạt 10,26 tỉ USD. Con số này chiếmđến 26,3% tổng
kimngạch xuất khẩu cảnước, tăng25,7%, tươngđương tăng
thêm gần 2,1 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài thị trường Mỹ, trị giá xuất khẩu sang TQ của một
mặt hàng cũng tăng, như điện thoại tăng tới 278% so với
cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,17 tỉ USD.
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc mạnh. Trong phiên giao
dịch sáng 19-3, giá dầu Mars US đã mất mốc 20 USD,
rớt xuống còn 16 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu của các thành viên thuộc Tổ chức
Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), vốn dẫn dắt thị
trường dầu, đã rớt còn 30,36 USD/thùng. Còn tất cả loại
dầu khác đều mất mốc 30 USD. Tính chung trong khoảng
10 ngày qua, giá dầu đã giảm hơn 50% giá trị.
Theo các chuyên gia quốc tế, giá dầu hiện ở mức thấp
nhất kể từ tháng 2-2002. Vào thời điểm trên, giá xăng Việt
Nam dao động hơn 5.000 đồng/lít.
Reuters
dẫn nguồn tin từ Ngân hàng Goldman Sachs
tính toán năm 2020, nhu cầu về dầu sẽ giảm 1,1 triệu
thùng/ngày và cảnh báo giá dầu còn rớt tiếp dưới 20 USD/
thùng trong quý II-2020. Lý do, dịch COVID-19 khiến
nhu cầu về xăng dầu giảm sốc. Trong khi đó, nguồn cung
dầu vẫn cung cấp số lượng dư thừa do các nước vẫn tiếp
tục sản xuất mạnh.
Với Việt Nam, các chuyên gia cho rằng khi giá dầu thế
giới rớt về dưới mức 20 USD mỗi thùng thì giá xăng Việt
Nam cũng không thể ở mức hơn 5.000 đồng/lít như năm
2002. Nguyên nhân, cơ cấu thuế và chi phí xăng Việt Nam
chiếm đến 56%. Chưa kể Nhà nước còn tăng quỹ bình ổn
giá xăng lên.
Theo quy định, cơ cấu giá xăng phải cõng bốn sắc thuế
gồm thuế nhập khẩu 20%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, VAT
10% và thuế bảo vệ môi trường là 4.000 đồng/lít. Ngoài
ra, người tiêu dùng còn phải trả lợi nhuận cho các công ty
xăng dầu. Tính chung, người tiêu dùng phải gánh các chi
phí này từ 10.000 đồng/lít. Mới đây, ngày 15-3, giá xăng
sinh học E5 giảm 2.290 đồng/lít, xuống còn 16.056 đồng/
lít; xăng A95 được điều chỉnh giảm 2.315 đồng/lít, còn
16.812 đồng/lít.
PHƯƠNG MINH
cung sản xuất hiện tại.
“So với hồi tháng 2, tình
hình nguồn cung nguyên liệu
đầu vào đã khả quan hơn. Thời
gian tới, các DN sẽ tập trung
sản xuất để bù lại giai đoạn
bị gián đoạn vừa qua” - ông
Hải chia sẻ.
Theo tìm hiểu, ngoài các
ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng
tức thì sau khi dịch bệnh xảy
ra tại TQ như nông sản, du
lịch… thì trong hai tháng đầu
năm, ngành điện tử vẫn tăng
trưởng rất tốt, thậm chí mức
tăng trưởng cao hơn nhiều
so với hai tháng đầu năm
2019. Lý do là vẫn dự trữ
được nguồn linh phụ kiện và
cân đối được các hoạt động
kinh doanh. Như Tập đoàn
Samsung, LG... vẫn đang duy
trì được hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Một số ngành tăng trưởng
giảm rõ rệt trong hai tháng
đầu năm là dệt may, da giày
vì phụ thuộc nhiều vào nguồn
nguyên liệu TQ thì nay TQ
khôi phục hoạt động sản xuất
nên tình hình cũng đỡ ảmđạm
hơn. Thông tin từ hiệp hội
ngành dệt may được biết đã
khôi phục được 80% nguồn
nguyên phụ liệu cung ứng.
Ngành da giày thì khôi phục
được khoảng 60%.
Mặc dù thị trường TQ đã
có nhiều tín hiệu lạc quan
nhưng nhiều chuyên gia cho
rằng xét về lâu dài thì các DN
cần tìm kiếm các nguồn cung
từ các quốc gia khác. Qua đó
nhằm tránh trường hợp rủi
ro do phụ thuộc vào một thị
trường như trong tình hình
dịch bệnh hiện nay. Vừa qua,
Bộ Công Thương có làm việc
với đơn vị liên quan của Ấn
Độ về vấn đề này, phía Ấn
Độ cho biết sẽ sẵn sàng hỗ
trợ và cung ứng nguồn cung.
Tuy nhiên, họ chỉ có thể đáp
ứng số lượng nhất định nào
đó, còn thay thế hoàn toàn
thì rất khó.•
Người dân Trung Quốc bắt đầu ra ngoài, sinh hoạt bình thường trở lại nên sức mua đang tăng lên.
Nguồncungnguyên liệuchongànhdệtmay, dagiàyđãkhảquanhơnkhi TrungQuốc khôi phụchoạt
động sảnxuất. Trongảnh: Sảnxuấtmặt hàng thời trangđồdavàmaymặc tại Công ty Eurolink.
Ảnh: BCT
Các bến cảng, hải
quan, bốc xếp tại TQ
đang bắt đầu nhộn
nhịp trở lại. Các đơn
hàng vì thế cũng bắt
đầu tăng lên.
Giá
dầu thế
giới rớt
mạnh,
tác động
đến giá
xăng dầu
tại Việt
Nam.
Ảnh: TÚ
UYÊN
Giá xăng tại Việt Nam khó giảm xuống mức 5.000 đồng/lít
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook