069-2020 - page 10

10
Bất động sản -
ThứBa31-3-2020
chi phí không giảm. Trước
đó, chúng tôi vay ngân hàng
gần 4 tỉ đồng mua ba căn
hộ đầu tư và để ở. Hiện giờ
căn đang ở mỗi tháng trả nợ
gần 10 triệu đồng cho ngân
hàng, căn thứ hai may là cho
thuê được, còn căn thứ ba ở
quận 2 vẫn đang chật vật tìm
khách. Nếu tình trạng này
kéo dài thêm 3-4 tháng nữa
thì sợ là tài chính trong nhà
sẽ thực sự khó khăn” - chị
Hiền nói.
Để giảm bớt gánh nặng
lãi vay, chị Hiền muốn bán
bớt một căn hộ nhưng thời
điểm này người mua cũng
ngại đi xem nhà khiến việc
bán không dễ dàng.
Là người bị giảm thu nhập
đến 60%, anh Huy (ngụ quận
Tân Phú) đang làm nhân
viên ở một hồ bơi buồn bã
nói: “Gia đình tôi có khoản
vay 1 tỉ đồng tại ngân hàng
để mua đất, định xây nhà.
Thế nhưng bây giờ lương,
thưởng bị cắt giảm thế này,
tôi sợ kế hoạch xây nhà sẽ
đổ bể, thậm chí phải bán cả
đất để cắt nợ”.
Mong manh cơ hội
giảm lãi vay
Giám đốc chi nhánh một
ngân hàng thương mại có
phòng giao dịch trên đường
NamKỳ Khởi Nghĩa chia sẻ:
“Mỗi chi nhánh của từng ngân
hàng sẽ lựa chọn đối tượng
cũng chính là DN nên khó
có thể cùng một lúc hỗ trợ
mọi ngành, mọi đối tượng.
Ngân hàng chỉ có thể ưu tiên
hỗ trợ những khách hàng bị
ảnh hưởng nặng bởi dịch”.
Tuy nhiên, theo ông Minh,
sau khi Ngân hàng Nhà
nước đồng loạt hạ lãi suất
điều hành và lãi suất tiền
gửi dưới sáu tháng của các
tổ chức tín dụng, các ngân
hàng thương mại cũng đã
công bố mức giảm lãi suất
huy động không chỉ ngắn
hạn mà cả dài hạn. Đây là
cơ sở để các ngân hàng tiết
giảm chi phí đầu vào, từ đó
hạ lãi suất cho vay.
Bảng lãi suất tiền gửi của
nhiều ngân hàng vừa cập
nhật cho thấy lãi suất tiền
gửi kỳ hạn từ một đến dưới
sáu tháng đều được hạ xuống
dưới mức trần 4,75%/năm;
kỳ hạn trên 12 tháng mới có
lãi suất trên 7%/năm. Ông
Minh cho rằng mức giảm
này vẫn còn quá ít và lãi
suất tiền gửi kỳ hạn 12, 13
tháng (mốc để điều chỉnh lãi
suất thả nổi) vẫn ở mức cao.
Vì vậy, cơ hội để các ngân
hàng đồng loạt hạ mặt bằng
lãi suất cho vay xuống thấp
hơn là rất khó xảy ra.•
khách hàng khác nhau. Vì
vậy, mức độ ảnh hưởng của
từng chi nhánh trong trận
dịch này cũng khác nhau”.
Chi nhánh của vị giám đốc
này chủ yếu phục vụ cho vay
đối với khách hàng mua nhà,
xây nhà. Vị này dự đoán vài
tháng nữa sẽ thấy rõ sự ảnh
hưởng do nhóm đối tượng
vay mảng xây dựng, đầu tư
BĐS bắt đầu đuối sức.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ
tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM
(HoREA), nhận định đại
dịch COVID-19 đã làm gián
đoạn, đảo lộn các mặt hoạt
động của DN BĐS, thậm
chí có thể khiến DN bị mất
thanh khoản. Các DN và cả
giới đầu tư, người mua nhà
đang vay nợ ngân hàng đều
rất cần những chính sách hỗ
Ngân hàng chỉ có
thể ưu tiên hỗ trợ
những khách hàng
bị ảnh hưởng nặng
bởi dịch.
trợ để vượt qua dịch bệnh.
Nói về khả năng ngân hàng
giảm lãi suất cho vay mua
nhà, chuyên gia tài chính
HuỳnhTrungMinh phân tích:
“Trong bối cảnh nền kinh tế
đang chịu tác động từ dịch
COVID-19 thì rất nhiều ngành
nghề bị ảnh hưởng. Ngân hàng
THÙY LINH
T
hời gian gần đây, do
ảnh hưởng của dịch
COVID-19, nhiều ngành
nghề kinh tế gặp khó khăn.
Người kinh doanh, lao động
ở nhiều lĩnh vực đã bị giảm
thu nhập đáng kể. Trong đó,
có không ít doanh nghiệp
(DN), nhà đầu tư, người dân
đang hoạt động, mua nhà…
bằng tiền vay từ ngân hàng.
Người vay nợ gồng
mình chống chọi
Chị Nguyễn An, chủ một
spa tại quận 9 (TP.HCM),
chia sẻ: “Tôi thuê mặt bằng
kinh doanh của một chung cư
với giá 14 triệu đồng/tháng.
Mùa dịch ế khách quá nên
muốn thương lượng chủ nhà
giảm xuống 10 triệu đồng/
tháng. Vốn đầu tư ban đầu
cả tỉ đồng, trong đó gần 600
triệu đồng vay ngân hàng.
Nếu không hoạt động nữa
thì không có tiền trả nợ”.
Tương tự, chị NguyễnHiền
cho biết đang kinh doanh thời
trang ở quận Tân Phú, chồng
chị làm môi giới bất động
sản (BĐS). Thu nhập trung
bình mỗi tháng gia đình chị
tối thiểu cũng được 70 triệu
đồng. Tuy nhiên, từ khi dịch
bệnh bùng phát, nguồn thu
nhập của chị giảm đến 50%.
“Thu giảm mạnh nhưng
Nhiều chủ tiệm rao sang nhượng
quán, người dân rao bán căn hộ,
đất dự định xây nhà vì không gánh
nổi việc trả nợ ngân hàng.
Mong manh cơ hội giảm
lãi suất vay mua nhà
Hiện chưa có ngân hàng nào ra thông báo
giảm lãi suất cho người vay mua nhà bị ảnh
hưởngbởi dịchCOVID-19. Lãnhđạomột ngân
hàng thươngmại cho hay: Lãi suất thả nổi đối
với khách hàng vay mua nhà được tính theo
công thức lãi suất tiền gửi lãi cuối kỳ của kỳ
hạn 12 hoặc 13 tháng cộng với biên độ 3%-
4,5%. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi của hai
kỳ hạn này vẫn trên 7%, do đó lãi suất cho
vay mua nhà hiện dao động trong ngưỡng
10,5%-12%/năm. Một khi lãi suất đầu vào của
kỳ hạn 12, 13 tháng vẫn cao thì khó có thể hạ
lãi suất cho vay được.
“Tuy nhiên, để chia sẻ khó khăn với người
vaymuanhàbị ảnhhưởngbởi dịchCOVID-19,
có thể chúng tôi sẽ tính toán đến phương án
như giãn nợ để giảm bớt áp lực cho người
vay” - vị này nói.
COVID-19:Giải pháp chodoanhnghiệpbất động sản
Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM vừa gửi đến
các doanh nghiệp (DN) BĐS khuyến nghị của chuyên gia
quốc tế về các giải pháp ứng phó và chuẩn bị cho hoạt
động trở lại sau dịch COVID-19.
Theo đó, ông Nicolas Bahr, chuyên gia quản lý rủi ro
của Tập đoàn DuPont Sustainable Solutions (Mỹ), cho
rằng có bảy bước để phục hồi DN sau đại dịch.
Bước một, chăm lo nhân viên, DN cần liên lạc chặt chẽ
và thường xuyên với nhân viên để nắm tình hình, trấn an
họ và nên có các giải pháp hỗ trợ.
Bước hai, xây dựng hệ thống quản trị trên ba cấp độ: (i)
Ngắn hạn: Xử lý các khó khăn về nhân sự và công việc
hằng ngày; (ii) Trung hạn: Về kế hoạch dự trữ tiền mặt
và đảm bảo thanh khoản; (iii) Dài hạn: Tính toán các tác
động kinh tế lớn đến DN do đại dịch.
Bước ba, vận hành các đánh giá rủi ro. Cần tập trung
các biện pháp vệ sinh và an toàn phòng dịch để bảo vệ
nhân viên, hệ thống tài chính, công nghệ và hoạt động của
DN trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát.
Bước bốn, tăng cường truyền thông ra bên ngoài. Trong
khủng hoảng tài sản lớn nhất là niềm tin. Ban lãnh đạo DN
nên dành thời gian giao tiếp, trấn an nhân viên, khách hàng,
đối tác và công chúng rằng DN đang thực hiện tất cả giải
pháp thích hợp nhất để hạn chế tác động của dịch bệnh,
đóng góp thiết thực cho việc phòng, chống dịch bệnh.
Bước năm, DN phải đánh giá chuỗi cung ứng, thỏa mãn
tối đa các đòi hỏi, yêu cầu của khách hàng, nhà thầu và
đặc biệt là các ngân hàng cung cấp vốn...
Bước sáu, xem xét rủi ro hoạt động. DN phải đánh giá
tất cả khía cạnh hoạt động; lập danh mục kiểm tra trước
khi hoạt động trở lại để đảm bảo vận hành được ngay khi
điều kiện an toàn cho phép.
Bước bảy, sử dụng thời gian chết hiệu quả. Các nhà
lãnh đạo DN cần tận dụng tối đa mọi thời gian rảnh rỗi để
suy ngẫm về việc phát triển bất kỳ dịch vụ và sản phẩm
nào mà DN chưa từng có. Khuyến khích cán bộ, nhân
viên tham gia vào quá trình này để họ cảm thấy có giá trị
và năng suất làm việc tốt.
Ông Nicolas Bahr còn lưu ý DN cần xem xét thay đổi
hoạt động theo bốn cách sau đây: Cách thứ nhất, tận dụng
phương thức hoạt động từ xa. Cách thứ hai, nhờ vào sự
thay đổi phương thức hoạt động sẽ tạo ra sự phát triển
mạnh mẽ, nhanh chóng của công nghệ mới.
Cách thứ ba, toàn cầu hóa sẽ cần được xem xét, đánh
giá lại để có khả năng thích ứng tốt hơn với những cú sốc
tương tự trong tương lai. Cách thứ tư, DN phải có sức
chống chịu dẻo dai hơn, tập trung vào các kế hoạch phát
triển dài hạn, bền vững hơn.
CEO của công ty tư vấn chiến lược Fortuna Advisors,
ông Greg Milano, hướng dẫn chiến lược phục hồi chia
làm ba bước chính. Đầu tiên là DN phải “sống sót”, tập
trung giải quyết các vấn đề về dòng tiền và thanh khoản.
Tiếp theo, lãnh đạo DN cần suy ngẫm về các lĩnh vực
có thể cải thiện như hiện đại hóa, áp dụng công nghệ mới,
phương thức kinh doanh mới. Cuối cùng là nắm bắt cơ hội
mới sau khi kết thúc dịch bệnh.
MINH LONG
Rất khóđể cácngânhànggiảm lãi suất chovaymuanhà. Ảnhminhhọa: THÙYLINH
Chưa có ngân hàng giảm lãi vay mua nhà
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook