069-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa31-3-2020
ĐỨCMINH
N
gày 30-3, Chánh án Nguyễn
Hòa Bình thay mặt Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao
đã ký công văn hướng dẫn xét xử
tội phạm liên quan đến công tác
phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Văn bản được gửi tới chánh án
TAND các cấp, chánh án tòa án
quân sự các cấp và thủ trưởng các
đơn vị thuộc TAND Tối cao.
Đây là hướng dẫn được đánh giá
là rất kịp thời trong bối cảnh nhiều
hành vi vi phạm pháp luật phát sinh
trong bối cảnh đại dịch COVID-19
đang bùng phát, nhất là chuyện
phát tán các thông tin sai sự thật
trên mạng.
Về từ vùng dịch không
khai báo y tế: Xử hình sự
Văn bản nêu rõ: Căn cứ vào tình
hình diễn biến của dịch bệnh và thực
tiễn xét xử, Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao sẽ tiếp tục tổng kết,
hướng dẫn bảo đảm áp dụng thống
nhất pháp luật.
Về xác định tội danh theo Bộ luật
Hình sự (BLHS), TAND Tối cao
hướng dẫn: Người đã được thông
báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc
bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch
bệnh COVID-19 đã được thông báo
cách ly thực hiệnmột trong các hành
vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh
COVID-19 cho người khác thì bị
coi là trường hợp thực hiện “hành
vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho người” tại điểm c khoản 1
Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan
dịch bệnh truyền nhiễm cho người.
Đó là các hành vi: Trốn khỏi nơi
cách ly; không tuân thủ quy định
về cách ly; từ chối, trốn tránh việc
áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng
chế cách ly; không khai báo y tế,
khai báo không đầy đủ hoặc khai
báo gian dối.
Theo hướng dẫn, người chưa bị
xác địnhmắc bệnhCOVID-19 nhưng
sống trong khu vực đã có quyết
định cách ly, quyết định phong tỏa
thực hiện một trong các hành vi sau
đây gây thiệt hại từ 100 triệu đồng
trở lên do phát sinh chi phí phòng,
chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội
vi phạm quy định về an toàn ở nơi
đông người theo Điều 295.
Cụ thể là các hành vi: Trốn khỏi
khu vực bị cách ly, khu vực bị phong
tỏa; không tuân thủ quy định cách
ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng
biện pháp cách ly, cưỡng chế cách
ly; không khai báo y tế, khai báo
không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.
Cạnh đó, chủ hoặc người quản
lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như
quán bar, vũ trường, karaoke, dịch
vụ massage, cơ sở thẩm mỹ...) cố
tình hoạt động khi đã có quyết định
tạm đình chỉ để phòng, chống dịch
bệnh COVID-19 của cơ quan, người
có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100
triệu đồng trở lên do phát sinh chi
phí phòng, chống dịch bệnh thì bị
xử lý về tội vi phạm quy định về an
toàn ở nơi đông người theoĐiều 295.
Đưa tin giả, tin sai
lên mạng: Có tội
Đáng chú ý, theo hướng dẫn, người
có hành vi lên mạng máy tính, mạng
viễn thông đưa tin giả mạo, thông
tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc
về tình hình dịch bệnh COVID-19,
gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội
đưa hoặc sử dụng trái phép thông
tin mạng máy tính, mạng viễn thông
theo quy định tại Điều 288.
Người có hành vi đưa trái phép
thông tin cá nhân, bí mật đời tư,
xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự của nhân viên y tế, người
tham gia phòng, chống dịch bệnh
COVID-19, người mắc bệnh, người
nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 thì
bị xử lý về tội làm nhục người khác
theo Điều 155.
Người có hành vi lợi dụng dịch
bệnh COVID-19 đưa ra thông tin
không đúng sự thật về công dụng của
thuốc, vật tư y tế về phòng, chống
dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản
của người khác thì bị xử lý về tội lừa
đảo chiếmđoạt tài sản theoĐiều 174.
Cũng theo hướng dẫn, người có
hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở
người thi hành công vụ trong phòng,
chống dịch bệnh COVID-19 thì bị
xử lý về tội chống người thi hành
công vụ theo Điều 330.
“Người có tráchnhiệmtrongphòng,
chống dịch bệnh COVID-19 nhưng
Tòa án Tối cao hướng dẫn xử
nhiều tội về COVID-19
Lênmạngmáy tính, mạng viễn thông đưa tin giả, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19
gây dư luận xấu sẽ bị xử hình sự.
Ngày 30-3, Công an quận Tân Phú, TP.HCMxử phạt hành chính anhNVĐ
(trái)
vì đăng thông tin không chính xác
trênmạng xã hội về dịch COVID-19. Ảnh: NGUYỄNYÊN
không triển khai hoặc triển khai
không kịp thời, không đầy đủ các
biện pháp phòng, chống dịch bệnh
theo quy định gây hậu quả nghiêm
trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
theo Điều 360” - văn bản nêu.
Phòng xử án không quá
10 người
Về áp dụng hình phạt, biện pháp
tư pháp, hướng dẫn của TAND Tối
cao khẳng định: Áp dụng hình phạt
nghiêm khắc đối với trường hợp
phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng,
như làm lây lan dịch bệnh cho từ
hai người trở lên, làm chết người...
Áp dụng hình phạt chính là hình
phạt tiền, cải tạo không giam giữ
hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án
treo theo đúng quy định của pháp
luật đối với trường hợp phạm tội
chưa gây ra hậu quả hoặc gây hậu
quả ít nghiêm trọng, như chưa làm
lây lan dịch bệnh.
“Ngoài việc áp dụng hình phạt
chính, tòa án xem xét áp dụng hình
phạt bổ sung và biện pháp tư pháp
theo quy định của BLHS” - hướng
dẫn nêu.
Ngoài ra, TANDTối cao cũng yêu
cầu các tòa án chủ động phối hợp
với cơ quan điều tra và VKS cùng
cấp để áp dụng thủ tục rút gọn đối
với vụ án có đủ điều kiện áp dụng
thủ tục rút gọn theo quy định tại
Điều 456 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Đối với vụ án không đủ điều kiện
áp dụng thủ tục rút gọn thì đưa ra
xét xử trong thời hạn không quá 1/2
thời hạn theo quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự.
Theo văn bản, trong thời gian có
dịch bệnh COVID-19, phải đưa các
vụ án liên quan đến phòng, chống
dịch bệnh COVID-19 ra xét xử
nhưng bảo đảm quy định về phòng,
chống dịch. Phòng xử án bố trí tối
đa không quá 10 người, nếu phải
triệu tập nhiều người tham gia hơn
thì phải bố trí cho họ ngồi ở phòng
khác và sử dụng các thiết bị điện
tử (micro, loa, tivi, camera...) để
họ tham gia phiên tòa. Tòa án có
thể xét xử lần lượt từng bị cáo, bố
trí khoảng cách giữa những người
tham gia phiên tòa tối thiếu là 2 m...
Văn bản nêu: “Chỉ cho người được
tòa án triệu tập vào phòng xử án để
tham dự phiên tòa”. TAND Tối cao
cũng yêu cầu trong quá trình xét xử
cần có phương án tuyên truyền phù
hợp (như đưa thông tin, hình ảnh,
bài viết, phóng sự... về việc xét xử
vụ án trên các phương tiện thông
tin đại chúng) để bảo đảm công tác
giáo dục, phòng ngừa chung.•
Áp dụng hình phạt
nghiêm khắc đối với
trường hợp phạm tội gây
hậu quả nghiêm trọng,
như làm lây lan dịch
bệnh cho từ hai người trở
lên, làm chết người...
Khi nào xử lý tội
buôn lậu, đầu cơ?
TANDTối cao cũnghướngdẫn:
Người có hành vi đã, đang hoặc
nhằmđưa trái phép thuốc, vật tư
y tế dùng vào việc phòng, chống
dịch bệnh COVID-19 ra khỏi biên
giới Việt Nam nhằm thu lợi bất
chính thì bị xử lý về tội buôn lậu
theo Điều 188.
Người có hành vi lợi dụng sự
khanhiếmhoặc tạo sựkhanhiếm
giả tạo trong tình hìnhdịchbệnh
COVID-19đểmuavéthànghóađã
được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công bố làmặt hàng bình
ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà
nước định giá nhằm bán lại để
thu lợi bất chính thì bị xử lý về
tội đầu cơ tại Điều 196.
Ngày 30-3, luật sư bào chữa cho một bị cáo trong vụ
án VN Pharma nhập thuốc trị ung thư giả đã có đơn gửi
HĐXX đề nghị hoãn phiên xử phúc thẩm.
Trong đơn gửi đến TAND Cấp cao tại TP.HCM, luật sư
cho rằng tình trạng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Luật sư đề nghị tòa tạm hoãn phiên xét xử phúc thẩm vào
ngày 6 đến 8-4 cho đến khi có chỉ thị mới của TAND Tối
cao hoặc văn bản chỉ đạo mới của Chính phủ hướng dẫn.
Được biết hiện HĐXX chưa có quyết định chính thức
nào liên quan đến đề nghị này.
Liên quan đến phiên xử, cơ quan xét xử trước đó đã
triệu tập gần 200 cá nhân đến tòa. Tất cả 12 bị cáo của
vụ án dù có kháng cáo hay không cũng phải hầu tòa. Cựu
tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng chấp nhận
bản án sơ thẩm nhưng vẫn được dẫn giải đến phiên xử.
Phiên xử phúc thẩm đã ba lần mở và phải hoãn. Trước
đó, ngày 9-3, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã quyết định
hoãn phiên xử vì các luật sư cho rằng cần có thời gian sao
chụp, nghiên cứu tài liệu, chứng cứ mới. Thời gian mở lại
phiên tòa là ngày 6-4.
Tháng 10-2019, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên
phạt Võ Mạnh Cường (cựu giám đốc Công ty TNHH
Thương mại hàng hải quốc tế H&C) 20 năm tù, Nguyễn
Minh Hùng 17 năm tù về tội buôn bán hàng giả là thuốc
chữa bệnh, theo khoản 4 Điều 157 BLHS. Các đồng phạm
còn lại bị tuyên phạt từ ba năm án treo đến 12 năm tù. Sau
đó, 7/12 bị cáo kháng cáo.
Nguyễn Minh Hùng bị cáo buộc móc nối với Cường mua
bốn loại thuốc kháng sinh là Kafotax - 1000, Kaderox -
250, H2K Levfloxacin và H2K Coprofloxacin. Hành vi của
các bị cáo được cơ quan điều tra đánh giá là gây hậu quả
nghiêm trọng hơn bởi bốn loại thuốc không rõ nguồn gốc,
xuất xứ VN Pharma nhập lậu về đã tiêu thụ hết.
Tháng 9-2019, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã
khởi tố vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
xảy ra tại Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và các cơ quan liên
quan. Vụ án này hiện cơ quan chức năng chưa công bố kết
quả điều tra. Hiện giai đoạn 2 vụ án cũng đang được khởi
tố và điều tra.
HOÀNG YẾN
Luật sư đề nghị hoãn xử phúc thẩm vụ VN Pharma vì COVID-19
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook