069-2020 - page 15

15
Cái hay của chủ tịch FAT
là khi vẫn chưa thể biết khi
nào hết dịch để bóng Thai-
League lăn trở lại đã tìm cách
hỗ trợ tài chính cho các CLB
và không thu các khoản lệ
phí tham gia giải cũng như
những loại tiền phạt giống
với V-League.
Hành động nhanh chóng và
kịp thời của bóng đá Thái Lan
khác hẳn với VFF còn rất dè
dặt với xu hướng chung, sau
lần chỉ đạo VPF lên phương
thức cho V-League trở lại đá
cách ly tập trung vào ngày
15-4 hoặc 1-5 trong lúc cả
nước đang gồng mình chống
dịch. Hiện có 8/14 đội bóng
không ủng hộ ý tưởng của
các nhà làm bóng đá Việt
Nam qua hình thức phản đối,
không có ý kiến hoặc từ chối
tham gia cuộc bỏ phiếu, dù
VPF vẫn còn một buổi họp
trực tuyến vào ngày 31-3.•
Thể thao -
ThứBa31-3-2020
CÔNG TUẤN
F
IFAvừa có cuộc họp trực
tuyến với Hiệp hội CLB
bóng đá châu Âu (ECA)
và Hiệp hội Cầu thủ thế giới
(FIFPro) đưa ra những giải
pháp ứng phó với tình hình
ngưng trệ của làng bóng vì
dịch COVID-19. Một trong
những biện pháp đối phó để
phòng ngừa nguy cơ phá sản
của các CLB khi bóng không
lăn là giảm lương các thành
viên của đội bóng.
Thực chất FIFA cũng mới
chỉ kêu gọi các cầu thủ tự
nguyện giảm lương như rất
nhiều CLB trên thế giới đã
làm khi tất cả đều không có
nguồn thu do bóng ngừng lăn
ở thời điểm dịch bệnh. Nó
như một nghĩa cử đẹp nhằm
chia sẻ khó khăn của cầu thủ
với CLB chủ quản để không
gặp phải cơn khủng hoảng
tài chính trong trường hợp
bất khả kháng.
Làng bóng thế giới đình
trệ vì dịch bệnh COVID-19
và bóng đá Việt Nam không
ngoại lệ cùng với gánh nặng
trả lương cho các thành viên
CLB. Cá nhân bầu Đức nói
về việc chia sẻ tổn thất với
CLB rất nhẹ nhàng, bằng
cách thương lượng với các
cầu thủ giảm khoảng 50%
lương tháng của mình.
Ông bầu phố núi đưa ra
một bài toán ví dụ đơn giản,
mỗi CLB trong một mùa
bóng sẽ tiêu tốn khoảng 40
tỉ đồng nhưng hầu hết chỉ thu
về khoảng 20 tỉ đồng. Phần
hao hụt một nửa tổng chi
chủ yếu rơi vào tiền lương,
thưởng cho cầu thủ và nếu họ
chấp nhận phương án giảm
50% thu nhập sẽ không quá
ảnh hưởng đến giải pháp tài
chính của CLB.
Liên quan đến lời kêu
gọi của FIFA về việc giảm
gánh nặng tài chính cho
các liên đoàn thành viên,
Chủ tịch Liên đoàn Bóng
Trong bối cảnh khó khăn chung, cầu thủ nên chấp nhận giảm lương để chia sẻ và
giúp CLB tránh khỏi một cuộc khủng hoảng. Ảnh: NGỌCDUNG
đá Thái Lan (FAT) Somyot
Poompanmuang cho biết sẽ
tính toán cắt giảm nhân sự
và tiền lương của FAT trong
cơn đại dịch COVID-19 có
nguy cơ khiến họ lâm vào
khủng hoảng. HLV Akira
Nishino cũng là một thành
viên của FAT nên mỗi tháng
sẽ mất 50% tiền lương trong
bối cảnh chung ở làng bóng
Thái Lan.
Tại Thái Lan,
HLV Akira Nishino
cũng là một thành
viên của LĐBĐ
Thái Lan, mỗi
tháng sẽ mất 50%
tiền lương trong bối
cảnh chung ở làng
bóng nước này.
Khó khăn của các CLB
Sau ba lần tạmhoãn vàmới thi đấuV-League có hai vòng,
các đội bóng đã trải qua gần nửa năm tập chay (tính từ
tháng 11-2019 cuối mùa giải trước). Cũng vì không ai biết
dịch COVID-19 sẽ làm gián đoạn giải đấu đến bao giờ, hầu
hết CLB chỉ cho cầu thủ tập cầm chừng để duy trì sức khỏe
là chính. Cái khó của CLB trong mùa dịch là vẫn phải trả
lương đều đặn cho cầu thủ mà gần như không có nguồn
thu. Hiện cũng chưa có đội bóng nào giảm lương cầu thủ
khi còn có khả năng chu toàn cho họ. Tuy nhiên, nếu tình
trạng bóng ngừng lăn nhiều, một số CLB đang tính đến khả
năng sẽ thỏa thuận với cầu thủ giảm lương để giảm thâm
hụt ngân quỹ.
TT
Những ngày qua, khi cả thế giới thể thao đều “đứng
hình” trong giai đoạn chống chọi với dịch COVID-19.
Quốc gia nào cũng ban hành những lệnh cấm gay gắt và
bóng đá không thể vượt qua những sắc lệnh quan trọng
đấy. Riêng V-League thì vẫn tốn nhiều thời gian cho
chuyện bàn đá tập trung.
Chẳng phải VPF hay những nhà điều hành giải và
các CLB vô cảm. Bằng chứng là VPF hết lấy ý kiến các
CLB lại chuyển qua họp trực tuyến, trong khi các CLB
thì phòng tránh dịch bệnh theo cách riêng của mình. Nếu
TP.HCM cho cầu thủ nghỉ từ sau khi hoãn giải thì CLB
Hà Nội mới đây “cắt tập”, không để cầu thủ ra sân duy trì
nữa…
Nhiều ý kiến cho rằng việc VPF muốn bóng lăn vì chịu
nhiều sức ép, trong đó lớn nhất là việc giải ngân khi giải
phải về đích thì nhà tài trợ mới thực hiện như cam kết.
Tuy nhiên, rõ ràng thời điểm “ai ở đâu yên đó” và cả
nước đang trong hai tuần lễ vàng để ngăn dịch mà cứ đem
chuyện bàn đá tập trung thì thấy rất phản cảm. Chính các
nhân vật thể thao, những nhà quản lý thể thao, HLV, lãnh
đạo các quốc gia trên thế giới đã chốt “thời điểm này
mạng sống con người, sức khỏe là hàng đầu và mang tính
sống còn”.
Dàn lãnh đạo cấp nhà nước của Nhật như Thủ tướng
Abe Shinzo, Bộ trưởng Tài chính Nhật, Trưởng ban tổ
chức Olympic Yoshiro Mori đều bơ phờ trước bài toán
hoãn Olympic, nước Nhật sẽ mất tiếp hơn 60 tỉ euro
nhưng không vì thế mà cố ép phải khai mạc Olympic. Họ
cùng nhau tìm ra giải pháp khắc phục chứ không phải đẩy
VĐV vào thế nguy hiểm.
V-League thì lòng vòng vẫn là chuyện bàn phương án
đá như đề xuất đá tập trung không khán giả thay vì thực
hiện điều mà FIFA đang hướng dẫn là bài toán giúp các
CLB không bị khủng hoảng tài chính. Bài toán bắt đầu từ
việc chia sẻ phần lương mà cầu thủ có trách nhiệm “cứu”
CLB.
Sáng 29-3, Tổng thư ký AFC Windsor John sau khi
nghiên cứu hướng dẫn của FIFA và tham khảo cách
trả lương cầu thủ của các CLB Indonesia mùa dịch
COVID-19, ông yêu cầu học hỏi cách làm của Indonesia.
Đó là việc Indonesia chia ra làm nhiều giai đoạn, trong
thời kỳ nghỉ đá từ tháng 3 đến tháng 6. Và CLB trả 25%
lương cầu thủ, sau đó khi giải trở lại, sẽ được trích trừ từ
thời gian đã lĩnh ở thời điểm không thi đấu theo hợp đồng.
Ông Windsor John dự đoán rằng hiện nay các CLB vẫn
chưa cảm thấy khó khăn vì vẫn còn nguồn tài chính tích
trữ… Khó khăn nhất định sẽ đến trong những tháng tới vì
mọi thứ đình trệ, trong đó có việc các doanh nghiệp không
có nguồn tài chính qua kinh doanh để thực thi đúng hẹn
giải ngân.
Ông Windsor John khuyên các CLB hãy tính ngay
từ bây giờ, hãy bàn bạc với cầu thủ sớm trước khi mọi
chuyện quá muộn.
Vị tổng thư ký AFC cũng kêu gọi rằng cầu thủ và lãnh
đạo CLB phải hiểu nhau sự khó khăn của bóng đá nói
riêng và các ngành nghề toàn thế giới nói chung vì dịch
COVID-19.
DUY ÂN
Bầu Đức đưa ra phương án
giảm lương cầu thủ
Ông chủ của HAGia Lai đặt ra phép tính để thương thảo với cầu thủ về việc giảm lương 50%
khi dịch COVID-19 kéo dài.
Lươngbổngmùadịchđángbànhơnviệc đẩy quảbóng lăn
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
HOÀNG CHƯƠNG -
CÁT THỊ KIMXUÂN -
NGUYỄNTHỊ THUTÂM
PhóTổngBiêntậpkiêmTổngThưkýTòasoạn:
NGUYỄNĐỨC HIỂN
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
.
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; Email:
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng hai, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 37623009; Fax: (024) 37623010;
Email:
VănphòngđạidiệntạiĐàNẵng:
240 LêDuẩn, quậnThanhKhê. ĐT: (0236) 3751378
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 36/GP-BTTTT
ngày 5-1-2012 của Bộ TTTT.
Chế bản, in tại Công ty TNHH
MTV Lê Quang Lộc TP.HCM
Cùng chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn bằng giải pháp
tránh khủng hoảng cho CLB quan trọng hơn là cố ép bóng lăn
mùa dịch. Ảnh: TRÂMANH
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook