079-2020 - page 11

11
Đời sống xã hội -
ThứBảy11-4-2020
Tiêu điểm
Học sinh
Trường
THCS -
THPTĐào
Duy Anh,
TP.HCM
đang học
bài tại nhà.
Ảnh: NTCC
“Cá nhân tôi và Ban chỉ đạo chưa bao giờ bị động,
chúng ta luôn chủ động lường trước những tình huống xấu
hơn để không xấu đi và xấu nhất để nó không diễn ra” -
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói tại cuộc họp giao ban
báo chí trực tuyến về công tác tuyên truyền, phòng chống
dịch.
Cuộc họp diễn ra chiều 10-4, do Ban chỉ đạo quốc gia
phòng, chống dịch COVID-19, Ban Tuyên giáo Trung
ương, Bộ TT&TT và Bộ Y tế tổ chức.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
đánh giá báo chí góp phần quan trọng trong công tác
phòng, chống dịch COVID-19. Chính nhờ báo chí mà
thông tin về dịch đã được truyền tải đầy đủ đến người dân.
“Chưa bao giờ thông tin đầy đủ, kịp thời và đồng loạt như
thế này. Báo chí có nhiều phân tích sâu sắc, nhiều phóng
sự đi vào lòng người” - ông Đam nói.
Chia sẻ với những khó khăn của anh em báo chí trong
tác nghiệp, Phó Thủ tướng cho rằng đây là lực lượng
trực tiếp cùng xung trận với lực lượng y tế, quân đội và
công an. Vì thế, ông đề nghị các cơ quan liên quan phải
có cơ chế để phóng viên được trang bị đồ bảo hộ vào nơi
tác nghiệp an toàn, trụ sở cơ quan báo chí phải được khử
trùng...
Theo ông Đam, Việt Nam (VN) là nước có nguy cơ cao
nhiễm bệnh bởi dân số rất đông nhưng những con số biết
nói đã chứng minh chúng ta kiểm soát được dịch. “Đến
giờ, con số nhiễm bệnh đứng thứ 103 trên thế giới và
trong số 110 nước có trên 200 ca bệnh trở lên chỉ có VN
và một hòn đảo là không có người tử vong. Điều này nói
lên chúng ta đã có sự lãnh đạo và thực thi đúng. Khi đã
đúng thì phải có lòng tin để tiếp tục, không nghi ngờ gì
hết” - ông Đam nhấn mạnh.
Để đạt được điều đó, Phó Thủ tướng cho rằng trong
ba tháng qua VN đã rất chủ động trong công tác phòng,
chống dịch COVID-19. Do vậy, các con số người nhiễm
bệnh đều thấp hơn Ban chỉ đạo, các chuyên gia dự báo và
có kết quả tốt hơn.
“Tại sao như vậy?” - ông Đam đặt câu hỏi và trả lời
rằng vì VN luôn làm sớm hơn và cao hơn khuyến nghị
của Tổ chức Y tế Thế giới và các nước, dù ban đầu thực
hiện cũng không ít khó khăn.
Phó Thủ tướng cho rằng VN đang phát triển nên còn
quá nhiều khó khăn. “Bác sĩ giỏi cũng có nhưng chỉ một
nhóm giỏi ở trên, còn số đông lại thua xa các nước phát
triển cho nên ưu tiên hàng đầu là không để cho nhiều
người nhiễm bệnh” - ông Đam nói về chiến lược kiềm chế
dịch bệnh.
Cuối cùng, ông cũng đánh giá nhân dân có vai trò quan
trọng hàng đầu trong chống dịch, các lực lượng khác là
nòng cốt. Từ đó, ông đề nghị báo chí tiếp tục tuyên truyền
sâu rộng các biện pháp phòng, chống dịch vào trong nhân
dân, đặc biệt là thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ
tướng về cách ly xã hội vì đó là phương cách mang nhiều
hiệu quả tích cực trong công tác chống dịch” - ông Đam
nói.
Về công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới, Phó
Thủ tướng đề nghị chúng ta tuyệt đối không được chủ
quan. “Chúng ta đã chiến thắng từng trận đánh nhưng
cả cuộc chiến vẫn còn ở phía trước” - ông Đam nói và
cho rằng cần phải đồng lòng, có niềm tin, ủng hộ các chỉ
đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Ban chỉ đạo, hướng dẫn của ngành y tế.
TÁ LÂM
PhóThủ tướngVũĐứcĐam: “Chúng ta luôn chủđộng trong chốngdịch”
Nhân dân có vai trò quan trọng hàng đầu trong chống dịch, các lực lượng khác là nòng cốt.
Xem xét việc tổ chức thi THPT
quốc gia năm 2020
Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, học sinh nghỉ học kéo dài, nhiều ý kiến cho là
nên tạmdừng thi THPT quốc gia, có thể xét tốt nghiệp để phù hợp với tình hình.
N.QUYÊN-H.PHƯỢNG-P.ANH
S
au hai lần thay đổi thời
gian kết thúc nămhọc do
dịch bệnh, trước yêu cầu
của Thủ tướng, Bộ GD&ĐT
đã lên nhiều phương án, tuy
nhiên vẫn cân đối làm sao để
học sinh có đủ kiến thức, thời
gian ôn tập cho kỳ thi THPT
quốc gia.
Thế nhưng với tình hình
dịch bệnh hiện nay, với chất
lượng của việc học trực tuyến,
nhiều ý kiến cho rằng có nên
tiếp tục tổ chức thi THPTquốc
gia không.
Không nhất thiết tổ
chức thi THPT quốc gia
Giám đốc Sở GD&ĐTmột
tỉnh Nam Trung bộ chia sẻ,
phương pháp học trực tuyến
như hiện nay chỉ là một giải
pháp tình thế, không hiệu quả
bằng việc học trực tiếp.
“BộGD&ĐTđã điều chỉnh
nội dung chương trình, tinh
giản một số kiến thức nên kỳ
thi này nếu tổ chức chắc chắn
chất lượng sẽ không bằng các
năm trước. Với tình hình hiện
nay nên dừng kỳ thi và tổ chức
xét tốt nghiệp” - vị nàychobiết.
TheoTSTrầnĐình Lý, Phó
Hiệu trưởng ĐH Nông Lâm
TP.HCM, Luật Giáo dục do
Quốc hội ban hành ngày 14-
6-2019 (khoản 3Điều 34) quy
định rất rõ: Học sinh học hết
chươngtrìnhTHPTđủđiềukiện
theoquyđịnhcủabộ trưởngBộ
Trong tình hình
dịch bệnh như hiện
nay, việc tính đến
chuyện bỏ kỳ thi
THPT quốc gia
2020 là hợp lý.
Không bị động trong bất cứ
diễn biến nào của dịch
Trên tinh thần thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và sự chủ
động của bộ, Cục Quản lý chất lượng đã xây dựngmột số kịch
bản khác nhau về kỳ thi THPT để phù hợp với diễn biến của
dịch COVID-19.
Bộcó thể khẳngđịnh sẽ khôngbị động trongbất cứdiễnbiến
nào của dịch bệnh. Còn hiện nay, trong khi bộ chưa công bố
phương án nào khác, các nhà trường và học sinh căn cứ vào đề
tham khảo mà bộ vừa công bố để ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi.
Ông
MAI VĂN TRINH,
Cục trưởng
Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT
Tại buổi giaobanbáochí trực
tuyến chiều 10-4, Thứ trưởng
Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ
cho biết hiện học sinh không
đến trường nhưng không nghỉ
học, 63/63 tỉnh, thành đều đã
tổ chứchọc trực tuyến, họcqua
truyền hình.
“Nếu học sinh có thể đến
trường sau ngày 30-5 và chậm
nhất là trước ngày 15-6 thì biên
chế nămhọc vẫn theo lịch, học
sinh vẫn còn thời gian ôn tập
1-2 tuần sau khi kết thúc năm
học, kỳ thi THPT vẫn được tổ
chức. Nhưng nếu muộn hơn
ngày 15-6, chúng tôi sẽ phải
báo cáo Chính phủ và Quốc
hội để có phương án” - ông
Độ cho biết.
GD&ĐT thì được dự thi, đạt
yêu cầu thì được người đứng
đầu cơ quan chuyên môn về
giáo dục thuộc UBND cấp
tỉnh cấpbằng tốt nghiệpTHPT.
“Như vậy, học sinh THPT
hoàn thành chương trình, đủ
điềukiện thì được dự thi nhưng
không bắt buộc phải là kỳ thi
do ai tổ chức. Luật không quy
địnhphải là “kỳ thiTHPTquốc
gia”. Các địa phương sẽ phân
công cơ quan chuyênmôn cấp
bằng tốt nghiệpTHPTtheoquy
định của Bộ GD&ĐT. Trong
tình hình dịch bệnh như hiện
nay, việc tính đến chuyện bỏ
kỳ thi THPT quốc gia 2020 là
hợp lý” - TS Lý nói.
TS Nguyễn Đức Nghĩa,
nguyên Phó Giám đốc ĐH
Quốc gia TP.HCM, cho rằng
việc bỏ kỳ thi THPT quốc gia
chắc hẳn sẽ được đồng tình.
Tuy nhiên, quan trọng là bức
tranh sau khi bỏ kỳ thi này sẽ
như thế nào.
Bởi theoTSNghĩa, nếu điều
này xảy ra, tuyển sinh của các
trường đại học có vẻ dễ dàng
hơn. Thế nhưng trong bối
cảnh sẽ có rất nhiều học sinh
được xét tốt nghiệp loại giỏi,
dần dần các trường tốp trên
sẽ bối rối không biết tuyển
như thế nào. Bức tranh tuyển
sinh có thể khác đi một chút
so với trước khi thi ba chung
(năm 2002) là có thể một số
kỳ thi riêng quy mô lớn như
kỳ thi đánh giá năng lực của
ĐH Quốc gia TP.HCM được
sử dụng cho nhiều trường đại
học khác, đỡ bớt cảnh nháo
nhào trong thi tuyển đại học
như trước năm 2002…
Tuynhiên,TSNghĩa cũng lo
ngại Quyết định 522 của Thủ
tướngvềphân luồngsauTHCS
và sauTHPTsẽ bế tắc như bao
quyết định tương tự trước đó.
Ngoài ra, Nghị quyết 29 về đổi
mới căn bản và toàn diện giáo
dục coi như chấm dứt, không
thể đánhgiá được chương trình
giáo dục phổ thôngmới có đạt
mục tiêu, hiệu quả ở cấp quốc
gia hay không.
Xây dựng một số
kịch bản khác nhau
về kỳ thi
“VềthiTHPTquốcgia,bộcần
xây dựng nhiều kịch bản khác
nhauphùhợpvới tìnhhìnhhiện
tại” - ông PhạmPhương Bình,
PhóHiệu trưởngTrườngTHPT
Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ
Đức (TP. HCM), nhấn mạnh.
TheoôngBình, nếuđếngiữa
tháng4họcsinhcóthểđihọclại
thì kỳ thi THPT quốc gia diễn
ra như dự kiến. Trong trường
hợp dịch bệnh diễn biến phức
tạp, học sinh tiếp tục nghỉ học
đến tháng 5 thì cần điều chỉnh
bằng cách giảm môn thi hoặc
xét tốt nghiệp. Khi đó, tuyển
sinhđại họcsẽcókịchbảnriêng
như xét học bạ, thi đánh giá
năng lực hoặc bài thi chỉ gồm
các môn theo khối xét tuyển.
Đồngquanđiểm,hiệutrưởng
một trường dân lập nổi tiếng
tại Hà Nội cũng cho rằng Bộ
GD&ĐT nên xây dựng nhiều
kịch bản khác nhau để ứng phó
với dịch COVID-19.
Nếu học sinh nghỉ học hết
tháng 4 thì các kỳ thi THPT
quốc gia và tuyển sinh vào lớp
10 không được quá bamôn và
phải công bố trong tháng 4.
Nếu học sinh tiếp tục nghỉ học
đến hết tháng 5 thì không nên
tổ chức thi THPTquốc giamà
xét tốt nghiệp. Trong bối cảnh
một kỳ thi vừa đảm bảo đánh
giá tốt nghiệp, vừa tuyển sinh
đại học sẽ quá khiên cưỡng với
tình hình năm nay.•
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook