079-2020 - page 12

12
Thể thao -
ThứBảy11-4-2020
Cựu tuyển thủMalaysiađược thế giới vinhdanh
DUYÂN
T
hế giới có lẽ chỉ có bóng
đá nữ Mỹ là mạnh dạn
đòi quyền bình đẳng khi
những nữ tuyển thủ Mỹ cho
rằng họ mang vinh quang
về cho nước Mỹ nhiều hơn
rất nhiều so với các tuyển
thủ nam.
Người ta gọi đấy là “cuộc
chiến công lý” và cuộc chiến
đấy đang ngày một gay go
khi đã vượt qua ngoài quyền
phán quyết của LĐBĐ Mỹ.
Điều khiến Chủ tịch LĐBĐ
Mỹ - ông Carlos Cordeiro
phải từ chức cách đây hơn
một tháng vì tự trọng và vì
cảm thấy không thể giải quyết
được vấn đề mà những nhà
vô địch nữ thế giới đòi hỏi
chính đáng.
“Cuộc chiến công lý” trên
là vụ kiện dân sự đình đám
kéo dài nhiều năm qua, khi
các tuyển thủ nữ Mỹ liên tục
mời luật sư gõ cửa công lýMỹ
và tìm sự hợp tác từ những
tổ chức, văn phòng, chính
quyền đại diện cho tiếng nói
của bình quyền nam nữ trong
thu nhập.
Trong “cuộc chiến công lý”
này, đội tuyển nữMỹ đòi thiệt
hại trực tiếp 66 triệu USD
phải chia cho họ vì thành
tích quốc tế họ mang lại cho
bóng đá Mỹ. Song song đó
là đòi những khoản tài trợ
khổng lồ mà LĐBĐ Mỹ và
đội tuyển quốc gia nam đang
“gặm nhấm” của họ.
Phiên tòa cấp liên bang xử
vụ này dự kiến diễn ra ngày
15-4 tại California nay phải
dời sang ngày 16-6 vì đại
dịch COVID-19. Thống đốc
bang California - ông Gavin
Newsom cho biết cả hai phía,
tức LĐBĐ Mỹ và đội tuyển
nữ Mỹ, đã đồng ý dời phiên
tòa đến giữa tháng 6 vì đại
dịch COVID-19.
Chuyện ồn ào nảy sinh kiện
cáo đòi bình đẳng từ bất hợp
lý trong thu nhập của tuyển
nam và nữ Mỹ đã bùng phát
từ hai năm qua. Thời điểm
mà các cô gái Mỹ hứa sau
khi bảo vệ thành công ngôi
vô địch World Cup tại Pháp
2019 trở về, họ sẽ khởi kiện
mạnh mẽ và họ đã thực hiện
khi mang về cho Mỹ thêm
chiếc cúp vàng thế giới.
Đến nay thì các cô gái đội
tuyển nữMỹ vẫn kiên trì trong
vụ đòi công bằng của mình,
còn LĐBĐ Mỹ thì thực sự
hoang mang. Tháng trước,
Chủ tịch LĐBĐ Mỹ - ông
Carlos Cordeiro đã đối mặt
áp lực quá lớn và dai dẳng
nên đệ đơn từ chức.
Theo giới luật sư và các tổ
chức bảo vệ quyền bình đẳngở
Mỹ, khả năng các cô gái ở đội
tuyểnMỹ thắng kiện là rất lớn,
song tiền đâu ra để đền bù cho
họ lại là một vấn đề lớn hơn.
Vụ việc sẽ được phán quyết
vào phiên tòa tháng 6 nhưng
ngay từ bây giờ, những nhà
làm bóng đá Mỹ và nhất là
LĐBĐ Mỹ đã phải tính đến
những phương án tiếp theo
nếu thua kiện các cô gái vàng
nước Mỹ.•
Cuộc chiến công lý của
nhà vô địch World Cup
Bốn năm trước, Faiz Subri của
Malaysia vượt qua hàng loạt hảo thủ hàng
đầu thế giới trở thành tác giả của bàn
thắng đẹp nhất năm 2016. Nay một cựu
danh thủ khác của Malaysia nằm trong
tốp 10 Global Soccer Awards với hạng
mục những tay săn bàn hàng đầu cho đội
tuyển quốc gia trong mọi thời đại.
Đó là cựu tuyển thủ Malaysia Zainal
Abidin Hassan, 57 tuổi, khoác áo tuyển
Malaysia suốt 13 năm (1984-1996).
Ông Zainal Abidin Hassan là một
trung phong bền bỉ qua 180 lần khoác áo tuyển Malaysia
ghi được 78 bàn, xếp thứ 7 trong tốp 10 tay săn bàn cho
đội tuyển quốc gia của thế giới bóng đá.
Hiện nay, ông Zainal đang là HLV của CLB Melaka. Ông
cùng thế hệ với những HLV hiện nay như Dollah Salleh, cựu
HLV tuyển Malaysia từng đưa đội vào chung kết AFF Cup
2014; Mokhtar Dahari, người sáng lập học viện bóng đá của
LĐBĐ Malaysia, cựu danh thủ từng có
mặt trong đội hình tuyển Malaysia có
suất dự Olympic Moscow 1980…
Trong danh sách tốp 10 tay săn bàn
cho đội tuyển quốc gia mọi thời đại
của Global Soccer Awards còn có Ali
Daei (Iran, 104 bàn), Ronaldo (Bồ Đào
Nha, 99 bàn), Ferenc Puskas (Hungrary,
84 bàn), Kunishige Kamamoto (Nhật,
80 bàn), Godfrey Chitalu (Zambia, 79
bàn), Hussein Saeed (Iraq, 78 bàn),
Zainal Abidin Hassan (Malaysia, 78
bàn), Pele (Brazil, 77 bàn), Bashar Abdullah (Kuwait, 75
bàn) và Sunil Chhetri (Ấn Độ, 72 bàn).
Thương hiệu Global Soccer Awards này được trao hằng
năm tại UAE, với tổng giải thưởng các hạng mục lên đến
hàng chục triệu USD. Ronaldo của Bồ Đào Nha là người
hay đoạt giải nhất các hạng mục của cuộc tôn vinh hằng
năm này.
DUY ÂN
Những tuyển thủ bóng đá nữMỹ, những nhà vô địchWorld Cup 2015
và 2019 vẫn tiếp tục đấu tranh đòi quyền bình đẳng thu nhập với
pháp luật Mỹ.
Đến nay thì các cô
gái đội tuyển nữ Mỹ
vẫn kiên trì trong vụ
đòi công bằng của
mình, còn LĐBĐ
Mỹ thì thực sự
hoang mang.
Sau khi trở về từ World Cup bóng đá nữ tại
Pháp, 28 nữ tuyển thủ Mỹ kiện LĐBĐ Mỹ vì số
tiền lương, tiền thưởng của họ so với các tuyển
thủ nam đã chênh lệch quá lớn dù họ nhiều
lần đem lại chức vô địch cho nước Mỹ, còn các
tuyển thủ nam thì không có thành tích.
Sự việc có thể sẽ không căng thẳngđếnmức
“ăn thua đủ”nếu phía bị đơn là LĐBĐMỹ đừng
đưa ra biệnminh rằng đội nam thi đấu đòi hỏi
nhiều trách nhiệm và tài năng hơn so với nữ.
Theo các nữ tuyển thủ Mỹ, sự phân biệt đối
xử, bất bình đẳng còn tác động tiêu cực đến cả
những quyền lợi họ được hưởng như nơi tập
luyện, cáchquan tâm, chămsóc trong công tác
huấn luyện cũng như điều trị y tế…
Đ.TR
Ngay từ đầu LĐBĐ Mỹ đã sai với tư tưởng trọng nam khinh nữ
Nghĩa cửđẹp của
các nhàvôđịch
Trong mùa dịch
bệnh COVID-19,
nhà vô địch
V-League Hà Nội
đã và đang có nhiều
hoạt động rất ý
nghĩa hướng đến
cộng đồng từ cá
nhân cầu thủ cho
đến toàn đội bóng.
Mới nhất, đội bóng
thủ đô kêu gọi nhau
đóng góp một ngày lương tặng quà cho tuyến đầu
phòng, chống dịch.
CLB Hà Nội rất chia sẻ với các y bác sĩ, lực lượng hậu
cần tập trung tâm sức cho cuộc chiến phức tạp với nhiều
trường hợp lây nhiễm mới có nguy cơ lây lan trong cộng
đồng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Thấu
hiểu sự vất vả này, các cầu thủ của CLB Hà Nội cùng
đơn vị chủ quản là Công ty cổ phần Thể thao Hà Nội -
T&T quyết định quyên góp thêm một ngày công để
mua sắm những vật phẩm thiết yếu.
Lãnh đội CLB Hà Nội cùng các trợ lý Nguyễn Tiến
Dũng, cầu thủ Phạm Thành Lương và Đỗ Hùng Dũng
đã đến trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam - TP Hà Nội trao
tặng 4.800 hộp sữa, 2.000 chiếc khẩu trang vải và 1.000
bánh ngọt. Công ty cổ phần Thể thao Hà Nội - T&T mong
muốn những vật phẩm kể trên sẽ được chuyển đến bệnh
nhân và cán bộ y tế, dân quân hậu cần đang thực hiện
nhiệm vụ trên địa bàn Hà Nội trong thời gian sớm nhất.
Trước đó, ngày 31-3, CLB Hà Nội cùng cá nhân Chủ
tịch Đỗ Vinh Quang đã ủng hộ 1 tỉ đồng cho BV Nhiệt
đới trung ương và 500 triệu đồng cho Viện Vệ sinh
dịch tễ trung ương trong công tác phòng, chống dịch
COVID-19. Trong thời gian qua, CLB Hà Nội đã ủng
hộ bằng cả hai hình thức gồm tiền mặt và vật phẩm, giá
trị ước tính gần 2 tỉ đồng.
NHƯ QUỲNH
Bình luận
Sựkiênnhẫn củagiới
hâmmộ vàVFF
Không phải tự nhiên HLV Park Hang-seo nhắc đi nhắc lại
việc thay đổi triệt để trên các đội tuyển quốc gia không phải
một sớmmột chiều mà cần một khoảng thời gian rất dài.
Mặc dù thầy Hàn không nói thẳng ra nhưng ai cũng ngầm
hiểu sự đổi thay cơ bản ấy của tuyển có thể thành công
nhưng cũng có thể sẽ không tránh khỏi thất bại.
Sự nghiệp của ông Park đã từng trải qua nhiều thăng trầm
nên với bản thân ông chẳng có gì quá quan trọng. Nhớ lần
ông kể khi mới đặt chân đến Việt Nam, ông nghiên cứu kỹ các
đời thầy ngoại tính bình quân mỗi người không trụ lại quá
tám tháng là từ chức hoặc bị VFF sa thải. Cho nên ông Park
ngày đó chỉ ao ước tồn tại một năm là cũng đã thành công
hơn so với những HLV tiền nhiệm.
Chính bản thân thầy Hàn còn không ngờ mình đạt nhiều
chiến tích ngoài sức tưởng tượng và kéo dài hơn rất nhiều dự
tính. Trong tám giải đấu chính thức hơn hai năm qua, ông
Park gặt hái thành tích với riêng bóng đá Việt Nam bảy giải,
một thua ở vòng chung kết U-23 châu Á gần nhất, thừa sức
cho ông ngẩng cao đầu trong một thời gian dài nữa.
Nhờ sự bay bổng của những thành quả đã giành được,
ông Park ít gặp ánh mắt khe khắt của mọi giới dù mới bị biến
thành cựu á quân ở giải trẻ châu Á. Nhưng ông thừa hiểu sự
rộng lượng của số đông chỉ có tính thời điểm, khi mà những
chiến tích vẫn còn chưa phai nhạt trong tâm trí dư luận.
Tuy nhiên, HLV Park Hang-seo cho thấy ông rất tinh ý lúc
nhìn nhận sự cuồng nhiệt của người yêu bóng đá dành cho
ông và các học trò nhưng chỉ là yêu những trận thắng. Đấy là
đặc thù chí tử của bóng đá Việt Nam, không hẳn chỉ riêng giới
hâmmộ trộn lẫn thành phần ăn theo phong trào, mà còn ăn
sâu vào cá tính của những nhà quản lý. VFF lâu nay thường
cho thấy khả năng khi vui thì vỗ tay vào nhưng lúc buồn dễ
cuốn theo chiều gió của dư luận mà thiếu góc nhìn thấu đáo
lẫn sự chia sẻ với thầy ngoại.
Cả chục chuyên gia ngoại từng chia tay trước thời ông
Park, phần lớn có sự nghiêng ngả của VFF trước áp lực dữ dội
của giới chuyên môn và hâmmộ. Chắc hẳn HLV Park Hang-
seo thừa hiểu và ngại ngùng điều đó nhưng vẫn nỗ lực thay
đổi trên các đội tuyển, với mong muốn sự thông cảm lẫn kiên
nhẫn hơn từ người yêu bóng đá cùng cấp trên VFF.
GIA HUY
Các thànhviênđội HàNội chia sẻ
với cộngđồng trongmùadịch
COVID-19. Ảnh: CCT
Đội tuyển nữ vô địchWorld Cup 2019mang cúp vềMỹ và bắt đầu vụ kiện đình đámtrong lịch sử. Ảnh:
GETTY IMAGES
Đội trưởngZainal AbidinHassan (17) khi còn
cùng tuyểnMalaysiachạmtrán lứacầu thủ
HuỳnhĐức, HồngSơn. Ảnh: GETTY IMAGES
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook