079-2020 - page 7

7
Họ đã nói
Kinh tế -
ThứBảy11-4-2020
Giá heo hơi lại tăng
mạnh, lên mức hơn
80.000 đồng/kg
Chủ một cơ sở chăn nuôi lớn
tại Đồng Nai cho biết giá bán
heo hơi ngày hôm qua (10-4)
tại nhiều trang trại đã tăng trở
lại 3.000-5.000 đồng/kg so với
trước đó một ngày. Do tăng mạnh
nên giá heo hơi từ mức khoảng
75.000 đồng/kg đã leo lên mức
78.000-80.000 đồng/kg, có nơi
còn bán cao hơn.
Giá heo hơi tăng mạnh trở lại
do lượng heo tái đàn trong dân ít,
heo xuất bán ra chưa được nhiều.
“Hiện nay, mức giá 70.000 đồng/
kg chỉ các công ty chăn nuôi
lớn bán nhưng số lượng ít, giảm
khoảng 50% so với trước đây. Vì
vậy không tác động nhiều lên thị
trường, không thể kéo giá heo hơi
xuống” - chủ trại heo này nhận
định.
Giá heo hơi tại một số tỉnh
miền Tây cũng tăng cao, đạt mức
trên dưới 80.000 đồng/kg. Còn
tại miền Bắc trung bình ở mức
82.000-83.000 đồng/kg, có tỉnh
xuất hiện mức giá 85.000-86.000
đồng/kg.
Trong khi đó, thịt heo bán lẻ
ở một số hệ thống siêu thị đã có
giảm nhưng không nhiều. Thịt
nạc vai 137.000 đồng/kg, ba rọi
rút sườn 212.500 đồng/kg, sườn
non 238.000 đồng/kg. Giá thịt
ở các chợ dao động 120.000-
230.000 đồng/kg.
Bộ NN&PTNT vừa cho biết:
Thực hiện chỉ đạo của Chính
phủ, tất cả 15 công ty chăn
nuôi heo lớn đã giảm giá thịt
heo hơi xuống 70.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, tổng số heo thịt xuất
chuồng của 15 đơn vị trên chỉ
chiếm 35%-40%. Còn lại các
trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi
của các địa phương cung cấp ra
thị trường với giá 73.000-78.000
đồng/kg heo hơi, làm ảnh hưởng
chung đến giá bán heo thịt và thịt
heo. Trước tình hình trên, bộ đề
nghị UBND các tỉnh rà soát, kiểm
soát giá bán thịt heo và heo thịt.
Theo thông tin từ Bộ
NN&PTNT, tính đến ngày 7-4
đã nhập khẩu hơn 43.500 tấn thịt
heo, tăng hơn 300% so với cùng
kỳ năm 2019. Tuy vậy, một số
doanh nghiệp cho hay thịt heo
nhập khẩu đông lạnh tiêu thụ
chậm vì người tiêu dùng có thói
quen mua thịt nóng (thịt heo mới
giết mổ). Thậm chí có công ty
còn tồn hơn 1.000 tấn thịt nhập
khẩu.
QUANG HUY - TÚ UYÊN
Các cửa
khẩu trên
địa bàn
tỉnh Lạng
Sơn đang
tồn khoảng
2.000 xe
hàng,
chủ yếu là
nông sản.
Ảnh:
ANHIỀN
Cửa khẩu biên giới lại ùn ứ
vì Trung Quốc siết chặt
Hiện năng lực thông quan tại các cửa khẩu biên giới sang Trung Quốc chậmhơn,
chỉ bằng 1/3 so với trước. Riêng Lạng Sơn đang tồn trên 2.000 xe hàng hóa,
chủ yếu là nông sản.
ANHIỀN
T
ừ ngày 30-3, phía Trung Quốc
(TQ) tăng cường công tác kiểm
soát đối với người và phương
tiện vận tải của Việt Nam (VN)
trong bối cảnh diễn biến tình hình
dịch bệnh còn phức tạp. Trong khi
đó, lượng xe và hàng hóa xuất
khẩu từ các địa phương lên cửa
khẩu ngày càng nhiều, dẫn đến
tình trạng ùn ứ cục bộ.
Hơn 2.000 xe đang ùn ứ
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Phan Hồng Tiến, Trưởng ban
Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu
Đồng Đăng - Lạng Sơn, cho biết
hiện năng lực thông quan tại các
cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn rất chậm, chỉ bằng 1/3 so với
trước đây.
“Tính chung trên các cửa khẩu
trong địa bàn tỉnh đang tồn trên
2.000 xe hàng. Đồng thời, lượng
lưu thông hàng hóa phía TQ cũng
rất chậm, hiện vẫn còn tồn 284
xe nông sản ở bãi Pò Chài, TQ
chưa giải phóng xong. Ngoài ra,
TQ còn thắt chặt cả cửa khẩu Cốc
Nam, Tân Thanh, mỗi ngày chỉ
làm việc 5 tiếng đồng hồ” - ông
Tiến thông tin.
Thông tin từ Sở Công Thương
tỉnh Lạng Sơn cũng cho hay từ
ngày 30-3, phía TQ tăng cường
công tác phòng, chống dịch bệnh
COVID-19, quản lý chặt chẽ các
tài xế và đại lý khai báo hải quan
người TQ sang khu vực cách ly
phía VN để giao dịch. Họ không
cho phép các tài xế đến từ các tỉnh
đã có ca bị lây nhiễm của VN nhập
cảnh vào TQ.
“Phía TQ yêu cầu đội lái xe phải
đến từ các tỉnh chưa phát sinh ca
bị lây nhiễm dịch bệnh và phải có
kết quả xét nghiệm âm tính đối với
COVID-19. Chỉ những người có
tên trong danh sách đội lái xe mới
được xuất nhập cảnh chở hàng hóa
xuất nhập khẩu qua lại hai bên cửa
khẩu” - Sở CôngThương tỉnh Lạng
Sơn cho hay.
Doanh nghiệp tốn nhiều
chi phí, nông dân lo ép giá
ÔngNguyễnTấtQuyền,Giámđốc
Công ty Xuất nhập khẩu nông sản
Rạng Đông, đang xuất khẩu thanh
long ruột đỏ sang TQ, cho biết việc
TQ tăng cường công tác kiểm soát
đối với người và phương tiện vận
tải của nước ta khiến quá trình thông
quan chậmhơn. Từ đó dẫn tới doanh
nghiệp (DN) phát sinh thêm nhiều
Vận chuyển bằng
đường biển
Để tránh tình trạnghànghóa xuất
khẩu qua đường bộ bị ùn tắc, thông
quan chậm dẫn đến nhiều thiệt
hại, công ty tôi đã chuyển sang vận
chuyểnbằngđườngbiển. Dùgiá cao
hơn, chi phí tăng lênnhưng thời gian
giao hàng đúng hẹn, chất lượng sản
phẩm ít bị biến đổi.
Ông
NGUYỄN MẠNH HÙNG
,
Chủ tịch HĐQT Nafoods Group
Đề nghị Trung Quốc kéo dài thời gian làm việc thông quan
Nguồn cung ít, giá heo bán lẻ không
giảm là nguyên nhân khiến giá heo
hơi tăng trở lại mức cao trên dưới
80.000 đồng/kg. Ảnh: TÚUYÊN
Theo Bộ NN&PTNT, trên toàn tuyến các cửa khẩu
VN - TQ tại bảy tỉnh biên giơi phia Bắc hiện có 34 cửa
khẩu, gồm: Bảy cửa khẩu quốc tế, bảy cửa khẩu chính,
20 cửa khẩu phụ.Trong ba tháng đâu năm2020, tổng
số xe hàng hóa mà VN đã xuất khẩu sang TQ qua các
cửa khẩu tuyến biên giơi phia Bắc đạt 38.493 xe; ở
chiềunhâp khẩughi nhân32.635 xehànghóa nguyên
phụ liệu, hoạt động xuất nhâp khẩu nông sản tại các
cửa khẩu một số tỉnh biên giơi phia Bắc.
Nhưng hiện phía TQ tăng cường công tác phòng,
chống dịch bênh. Trươc tình hình trên, Bộ NN&PTNT
đề nghị UBND cac tỉnh, TP chỉ đạo các sở NN&PTNT,
CôngThương rà soát, thông bao tơi cac DN trươcmắt
tạm dừng đưa hàng nông san, nhât là mặt hàng hoa
qua lên khu vực Lạng Sơn để chờ thông quan hết số
hàng đang tồn đong tại cửa khâu.
“Phía tỉnh Lạng Sơn và các địa phươngbiêngiơi chủ
động bamsat tình hình, kịp thời thông bao tơi cac địa
phương ca nươc về tình hình thông quan trong thời
gian tơi. Đồng thời thực hiên các giai pháp ứng phó
vơi tình hình dịch bênh, trong đó định hương các DN
xuât khâu chủ động chuyển hương thị trường, tránh
phụ thuộc vào một vài thị trường” - Bộ NN&PTNT
nhấn mạnh.
Ngày 9-4, BộNN&PTNT cũnggửi thư tới Đại sứquán
TQ tại VN và Tổng cục Hải quan TQ đề nghị quan tâm
chỉ đạo lực lượng hải quan các địa phương của TQ
tiếp giáp với VN tăng cương hơp tac; khăc phuc cac
khó khăn trước mắt, kéo dài thời gian làmviệc thông
quan hằng ngày, tạo mọi điều kiện thông thoáng về
thủ tục, nhất là thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa
và thủ tục kiểm dịch xuất nhập cảnh qua biên giới.
chi phí, cước xe, cước tàu càng cao.
Bởi bình thường các xe đi khoảng
một tuần sang đến nơi thì nay kéo
dài lên 10 ngày. Số ngày nằm chờ
vì thông quan chậm sẽ phát sinh chi
phí cước, kho lạnh, bến bãi nhiều
hơn, lên tới 20-30 triệu đồng mỗi
container nên DN không có lời.
“Chi phí lên cao quá, các DN sẽ
quay lại hạ giá mua sản phẩm từ
nông dân. Cuối cùng người nông
dân sản xuất vẫn là khổ nhất” - ông
Quyền nói.
Tổng thưkýHiệphội RauquảVN
Đặng Phúc Nguyên phản ánh nhiều
DN trong hiệp hội đang kêu vì hàng
phải chờ đợi ở cửa khẩu, phát sinh
chi phí xăng dầu, chạy lạnh và chất
lượng sản phẩm bị suy giảm. Nếu
như trước kia thủ tục thông quan
làm việc 8-12 tiếng thì nay giảm
giờ làm còn 5-6 tiếng nên tốc độ
thông quan chậm lại, hàng ứ đọng.
Một số DN đã chuyển hướng sang
đi đường sắt, đường biển.
“Đi đường sắt chi phí rẻ hơn,
không mất nhiều phí phát sinh dọc
đường như phí cầu đường. Nhưng
mất nhiều lần bốc xếp và khả năng
vận chuyển bằng đường sắt không
đủ nhiều để vận chuyển hết được
hàng. Nếu DN có thể đi được bằng
đường biển, đường sắt thì nên đi để
tránh quá tải cho đường bộ” - ông
Nguyên khuyến nghị.
Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ
Công Thương có văn bản gửi Sở
Công Thương các địa phương, các
hiệp hội khuyến nghị các DN cân
nhắc, xem xét ưu tiên và kết nối sử
dụng hình thức vận chuyển bằng tàu
container lạnh liên vận quốc tế sang
thị trường TQ đối với các lô hàng
trái câymang tính thời vụ cao. Việc
xuất khẩu bằng tàu container lạnh
liên vận quốc tế nhằm tránh các tác
động bất lợi trong trường hợp hàng
hóa bị ùn tắc.
Trước đó, vào trung tuần tháng
2, chuyến tàu container lạnh liên
vận quốc tế đã chính thức được
khai thác, vận chuyển hàng nông,
thủy sản từ ga Đồng Đăng (VN)
sang ga Bằng Tường (TQ) và đến
các điểm trả hàng trong TQ. Hoạt
động vận chuyển sẽ không phải
thực hiện chuyển tải, giúp tiết kiệm
nhiều thời gian, chi phí, thông quan
nhanh chóng hơn.•
Phía TQ yêu cầu đội
lái xe phải đến từ các
tỉnh chưa phát sinh ca
bị lây nhiễm dịch bệnh
và phải có kết quả xét
nghiệm âm tính đối với
COVID-19.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook