080-2020 - page 10

10
Đ
ã 12 ngày trôi qua kể từ
khi toàn dân thực hiện
cách ly xã hội để chống
dịch COVID-19 nhưng võ
sư Lê Hoàng Mai (quận Phú
Nhuận, TP.HCM) vẫn chưa
hết bùi ngùi khi cảm nhận
những ngày sống đích thực.
Gắn chặt tình thân
từ những việc nhỏ
Từ sáng sớm, dưới mái hiên
ban công, lũ chim chào mào
đang hót ríu rít chào ngàymới
cũng là lúc võ sư Lê Hoàng
Mai đánh thức cậu con trai
năm tuổi dậy tập thể dục.
Hơn 20 năm gắn bó với
nghề, ngày nào ông cũng
bận rộn với 3-4 ca đào tạo
học viên. Đến giờ ông không
nhớ đang đào tạo bao nhiêu
học viên, chỉ biết rằng lịch
làm việc kín tuần, hiếm hoi
lắm ông mới có thời gian bên
gia đình nhỏ.
Có không ít hôm khi võ sư
tan ca dạy, trở về nhà cũng là
lúc con trai đến giờ đi ngủ.
Bây giờ, mỗi sáng hai cha
con ông cùng nhau thức dậy,
tưới cây, chăm sóc những
lồng chim treo bên cửa sổ.
“Những công việc đơn giản
thường ngày mà nay tôi lại
thấy ý nghĩa vô cùng” - ông
chia sẻ.
Sau khi ăn sáng, cậu con
trai đến giờ học online cũng
là lúc võ sư bắt đầu luyện tập
cho nhóm học trò.
“Để bài học không nhàm
chán, tôi tạo ra những bài
tập mới đơn giản và tốt
cho sức khỏe. Trường nghỉ
dạy, trung tâm đào tạo võ
thuật cũng phải đóng cửa để
chống dịch khiến thu nhập
của tôi giảm nhiều. Nhưng
không sao cả, chúng ta chi
tiêu eo hẹp một chút sẽ ổn
cả thôi” - võ sư Mai cười
tươi chia sẻ.
Vợ anh làm giáo viên nên
dạy online trong đợt nghỉ dịch,
hai cháu nhỏ học online tại
nhà, công việc của anh cũng
vậy, chỉ thực sự cần thiết anh
mới đến cơ quan.
Kết thúc công việc buổi
sáng, chị xuống bếp làm bữa
trưa, anh và các cháu mỗi
người phụ chị một việc rồi cả
nhà lại quây quần bên mâm
cơm ấm nóng. Anh nói: “Ở
nhà nhiều tôi mới thấy lũ trẻ
vui hơn”.
“Ba bố con tôi có chungmột
niềm vui đàn hát. Nếu trước
đây, hiếm khi mọi người có
thời gian cùng nán lại sau bữa
cơmđể đàn hát cho nhau nghe
thì thời gian này sở thích ấy
được mọi người hưởng ứng.
Ngoài thời gian các thành viên
làm việc và học tập online thì
gia đình lại quây quần. Trước
đây chỉ sau bữa ăn cơm cuối
tuần, bây giờ thì bất kỳ lúc
nào cũng được” - anh Cường
chia sẻ.
“Người không ảnh hưởng
gì từ COVID-19 có lẽ chỉ có
mẹ tôi. Năm nay bà 87 tuổi
rồi. Mỗi sáng, sau bữa ăn
là bà không quên pha cho
con trai một ấm trà rồi đi
về phòng đọc báo. Mẹ luôn
làm công việc ấy kể từ ngày
ba tôi mất” - anh Cường xúc
động khi nhắc đến thói quen
của mẹ.•
Tận hưởng những ngày
ở nhà giãn cách xã hội
Nhiều người
nhìn nhận
những ngày
giãn cách xã
hội ở góc độ
tích cực và
xemđây là
khoảng thời
gian giúp các
gia đình được
sumvầy
bên nhau.
Cuộc sống bận rộn quanh
năm, những ngày này, nếu
chúng ta biết đón nhận bằng
một tâm thế tích cực thì chẳng
phải đây là món quà quý giúp
mỗi người biết nâng niu và tận
hưởng những giây phút bên
người thân hay sao!
Anh
Ngô Kiên Cường
, Hà Nội
Họ đã nói
Võ sưLêHoàngMai có thời gianchơi đùacùngcon trai trong thời gianởnhà thựchiệngiãncáchxãhội.
Ảnh:MINHTÂM
Cơ hội để nâng chất
đời sống tinh thần
Thấy các con vui khi cha
mẹ ở nhà nhiều cũng là niềm
hứng khởi của anh Ngô Kiên
Cường (tư vấn thiết kế hàng
không, trú tại Tây Hồ, Hà
Nội) khi nghĩ về những ngày
cách ly xã hội chống dịch
COVID-19.
“Thường ngày, do đặc thù
công việc, tôi phải thường
xuyên tiếp khách. Hơn nữa,
Kết thúc công việc
buổi sáng, chị xuống
bếp làm bữa trưa,
anh và các cháu mỗi
người phụ chị một
việc rồi cả nhà lại
quây quần bên mâm
cơm ấm nóng.
tôi là người ham vui với bạn
bè nên một tuần chỉ ăn cơm
ở nhà 2-3 bữa. Chỉ có ngày
Chủ nhật thì gia đình tôi mới
đông đủ, sum vầy” - anh nói.
Tuy nhiên, từ ngày 1-4, khi
có Chỉ thị 16 về việc cách ly
xã hội, với gia đình anh đó
là kỳ nghỉ dài để làm nhiều
việc cùng nhau. “Mỗi sáng,
tôi không đạp xe ra Hồ Tây
tập thể dục nữa mà thức dậy
muộn hơn và ăn sáng cùng gia
đình” - anh Cường chia sẻ.
Đời sống xã hội -
ThứHai 13-4-2020
Chiều 12-4, BộY tế công bố thêmhai ca bệnh COVID-19, cả
hai ca bệnh này đều ở ổ dịch thôn Hạ Lôi.
Ca bệnh 259 (BN259)
là nữ, 41 tuổi, quốc tịchViệt Nam, địa
chỉ ở xómBàng, thônHạ Lôi, xãMê Linh, huyệnMê Linh, HàNội.
Bệnh nhân là vợ BN254, sinh sống trong khu vực ổ dịch tại
thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh. Bệnh nhân làm nghề nông (trồng
hoa) và kinh doanh tại nhà; thỉnh thoảng có đi giao hoa tại
thôn Liễu Trì, xã Mê Linh và một số nơi khác khi có đơn hàng.
Bệnh nhân cũng thường xuyênmua hàng tại nhà BN250 (ngày
mua hàng lần cuối là ngày 25-3).
Từ ngày 3 đến 6-4, bệnh nhân có đi sang xóm, thôn khác
gồmxómChùa, xómAo Sen, thôn LiễuTrì để giao hoa vàmua
đồ, có tiếp xúc nhiều người.
Lần cuối bệnh nhân tiếp xúc với chồng là BN254 vào ngày
8-4, trước khi BN254 lên chạy thận ở BV Thận Hà Nội.
Ngày 11-4, bệnh nhân có kết quả xét nghiệmdương tính với
SARS-CoV-2 doTrung tâmKiểmsoát bệnh tật HàNội thực hiện.
Ca bệnh 260 (BN260)
là bệnh nhân nữ, 35 tuổi, quốc tịch
Việt Nam, địa chỉ ở xómĐường, thônHạ Lôi, xãMê Linh, huyện
Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân làm nghề nông (trồng hoa) tại
xóm Đường, thôn Hạ Lôi, Mê Linh.
Bệnh nhân không đi đâu xa trong vòng hai tuần gần đây.
Hằng ngày thường đi chợ, sau đó ra đồng chăm hoa rồi về
nhà. Bệnh nhân có thói quen mua thịt tại nhà Bảy Huấn (tại
Xóm Đường) cũng là nơi BN259 hay tới mua thịt.
Ngày6-4,bệnhnhâncótiếpxúcgầnvớihaingườiF1củaBN243
khi đi giaohoa. Ngày10-4, bệnhnhânđượcTrung tâmKiểmsoát
bệnh tật Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc đối với người dân
đang sinh sống trong khu vực khoanh vùng ổ dịch thôn Hạ Lôi.
Kết quả xét nghiệm ngày 11-4 dương tính với SARS-CoV-2.
Ổ dịch Hạ Lôi thêm 2 ca COVID-19, Việt Nam tổng cộng 260 ca
TP.HCM: 7 doanh nghiệp có chỉ số rủi ro
lây COVID trung bình
Sáng 12-4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM
(HCDC) cho biết nơi đây đã kiểm tra 10 doanh nghiệp sản
xuất trên địa bàn quận Bình Tân, Thủ Đức và huyện Củ
Chi. Trong đó, năm doanh nghiệp có trên 3.000 công nhân.
Bước đầu HCDC ghi nhận ba doanh nghiệp có chỉ số
rủi ro lây nhiễm virus SARS-CoV-2 thấp và bảy doanh
nghiệp có chỉ số rủi ro lây nhiễm trung bình. HCDC đề
xuất các doanh nghiệp có chỉ số rủi ro lây nhiễm trung
bình tiếp tục hoạt động nhưng cần khắc phục những hạn
chế và sẽ được kiểm tra, đánh giá lại sau bảy ngày.
HCDC cũng đã triển khai xét nghiệm sàng lọc tại sân
bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, khu lưu trú công nhân.
Bên cạnh đó, HCDC theo dõi sát và xử trí chuỗi lây nhiễm
liên quan bar Buddha (quận 2, TP.HCM). Trong trường
hợp không phát hiện thêm ca nhiễm mới, dự kiến ngày
15-4 sẽ kết thúc theo dõi chuỗi lây nhiễm này.
TRẦN NGỌC
Tình hình sức khỏe của bệnh nhân 91
Sáng 12-4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM
(HCDC) cho biết diễn biến bệnh của bệnh nhân 91 không
xấu hơn nhưng chưa có dấu hiệu hồi phục. Cho dù kết quả
xét nghiệm SARS-CoV-2 đã âm tính.
Đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân này, BV Bệnh
nhiệt đới TP.HCM cho biết tổn thương phổi mặc dù ngưng
tiến triển nhưng thông khí còn rất hạn chế, tình trạng rối
loạn đông máu nặng vẫn chưa cải thiện.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2
ở cả bệnh phẩm dịch rửa phế quản và dịch mũi họng đều
âm tính.
Hiện bệnh nhân không sốt, nằm yên (có sử dụng thuốc
an thần), tiếp tục thở máy xâm nhập và lọc máu liên tục.
BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM thường xuyên cập nhật tình
hình sức khỏe bệnh nhân 91 và xin ý kiến hội đồng chuyên
môn cấp quốc gia để thống nhất hướng điều trị tiếp theo.
Theo ý kiến hội chẩn của hội đồng chuyên môn cấp
quốc gia, ngoài các can thiệp hồi sức hô hấp tuần hoàn
chuyên sâu nói trên, tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh
nhân này đang được tập trung điều trị theo hướng hội
chứng HIT (Heparin-induced thrombocytopenia).
Bệnh nhân 91 (nam, 43 tuổi, quốc tịch Anh, ở quận
2, TP.HCM) là phi công. Bệnh nhân này từng đến bar
Buddha (quận 2) trước khi nhiễm bệnh COVID-19.
TRẦN NGỌC
CÙHIỀN-MINHTÂM
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook