080-2020 - page 6

6
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 13-4-2020
Luật sư Vũ Thị Nga trong phiên xử ngày 3-3 tại TAND tỉnhĐiện Biên. (Ảnh chụp quamàn hình tivi)
Ảnh: TP
Xemxét vụ
chủ tọa buộc luật
sư rời phòng xử
Chủ tọa buộc luật sư phải rời phòng xử vì cho rằng
vi phạmnội quy phiên tòa nhưng Liên đoàn Luật sư
nói đó là hành vi lạmquyền, xâmphạmquyền của
người bào chữa.
TUYẾNPHAN
L
iên đoàn Luật sư (LS) Việt Nam
vừa có văn bản gửi chánh án
TAND Tối cao, viện trưởng
VKSND Tối cao và nhiều cơ quan
đề nghị xem xét hành vi của thẩm
phán TAND tỉnh Điện Biên có dấu
hiệu lạm quyền, xâm phạm quyền
hành nghề của LS.
Nữ luật sư bị buộc
rời phòng xử
Trước đó, ngày 3-3, TAND tỉnh
Điện Biên mở phiên phúc thẩm xét
xử vụ án đánh bạc xảy ra tại huyện
Tuần Giáo. Trong phần xét hỏi, chủ
tọa cho phép các LS đặt câu hỏi với
LòVăn Toản (một trong các bị cáo).
Lúc này, LS Vũ Thị Nga (thuộc
ĐoànLS tỉnhQuảngNinh), bào chữa
cho một bị cáo khác, tham gia thẩm
vấn bị cáo Toản. Tuy nhiên, sau vài
câu hỏi, LS Nga bị thẩm phán chủ
tọa phiên tòa nhắc nhở là cần tập
trung làm rõ hành vi đánh bạc của
bị cáo Toản, những nội dung khác
sẽ hỏi sau.
LS Nga cho rằng LS có trách
Việc chủ tọa ngay lập tức
cắt ngang việc xét hỏi của
LS Nga và buộc rời khỏi
phòng xử án là không
bảo đảm khách quan, có
dấu hiệu cản trở, xâm
phạm quyền hành nghề
hợp pháp của LS.
TAND tỉnh Điện Biên nói gì?
Ngày 12-4, traođổi với
Pháp Luật TP.HCM
qua điện thoại, Chánh ánTAND
tỉnh Điện Biên PhạmVăn Nam cho biết đã nhận được công văn của Liên
đoàn LS Việt Nam và sẽ có văn bản phản hồi theo đúng quy định. Ông
Nam cho rằng trong vụ này, việc thẩm phán, chủ tọa phiên tòa buộc LS
Nga rời phòng xử là đúng.Toàn bộ quá trình xét xử diễn ra công khai, được
ghi âm, ghi hình đầy đủ, là bằng chứng rõ ràng cho điều này…
nhiệm làm sáng tỏ tất cả những gì
liên quan đến vụ án. LS Nga nói
tiếp nhưng bị chủ tọa cắt ngang,
đồng thời đề nghị lực lượng cảnh
sát hỗ trợ tư pháp cưỡng chế đưa
ra khỏi phòng xử.
Nữ LS phản đối quyết định của
chủ tọa, khẳng định mình đã được
HĐXX cho phép hỏi, nếu không
cho hỏi nữa thì sẽ ngồi xuống, chứ
không thể bị buộc rời phòng xử. Dù
vậy, chủ tọa vẫn giữ nguyên quyết
định nên LS Nga bị cảnh sát tư pháp
đưa ra khỏi phòng xử.
"LS hành xử trong
giới hạn cho phép"
Trong văn bản, Liên đoàn LSViệt
Nam cho biết đã xem lại đoạn video
clip và băng ghi âm diễn biến phần
thẩm vấn do LS Nga cung cấp cũng
như thông tin trên báo chí.
Diễn biến phiên tòa cho thấy LS
Nga khi được phép của chủ tọa đã
xét hỏi bị cáo Toản về nội dung liên
quan đến thân chủ của mình. Việc
xét hỏi với nội dung liên quan làm
sáng tỏ hành vi của các bị cáo là
quyền của LS, quyền này đã được
chính chủ tọa công bố và không
bị giới hạn trong phạm vi xét xử
của vụ án.
Do vậy, việc chủ tọa ngay lập tức
cắt ngang việc xét hỏi của LS Nga,
không cho tiếp tục xét hỏi và buộc
rời khỏi phòng xử án là không bảo
đảm tính khách quan, có dấu hiệu
cản trở, xâm phạm quyền hành
nghề hợp pháp của LS, vi phạm
nghiêm trọng pháp luật về tố tụng
tại phiên tòa.
Cạnh đó, theo khoản 2 Điều 256
BLTTHS 2015, mọi người trong
phòng xử án phải tôn trọng HĐXX
và tuân theo sự điều hành của chủ
tọa. Điều này được hiểu là mọi
người, trong đó có các LS phải tuân
theo sự điều hành một cách chuẩn
mực, đúng đắn, chứ không phải là
sự điều hành tuyệt đối, không dựa
trên quy định của pháp luật, quy tắc
đạo đức và ứng xử của thẩm phán.
Dấu hiệu lạm quyền?
Liên đoàn LS Việt Nam cho rằng
quá trình xét hỏi, LS Nga không
có hành vi nào không tôn trọng
HĐXX, không làm mất trật tự và
không tuân theo sự điều hành của
chủ tọa. Trước lời nói áp chế của
chủ tọa, LS Nga có phản ứng lại với
âm lượng ngang bằng với chủ tọa
và đề nghị giải thích về quyết định
không đúng của mình khi buộc LS
phải rời khỏi phòng xử án.
“Việc LS tham gia xét hỏi đối với
bị cáo liên quan tới bị cáo mà LS
bào chữa không thể bị coi là hành
vi vi phạm nội quy phiên tòa, hoàn
toàn không phải là biểu hiện không
tôn trọng HĐXX hay làm mất trật
tự trong phiên tòa” - văn bản nêu.
Từ những cơ sở trên, Liên đoàn LS
Việt Namcho rằng LSNga không có
biểu hiện vi phạm nội quy phiên tòa,
không vi phạm khoản 10 Điều 466
BLTTHS 2015. Quyết định cưỡng
chế buộc LS Nga rời khỏi phòng xử
án là không phù hợp, có dấu hiệu
lạm quyền của chủ tọa phiên tòa,
xâm phạm trực tiếp đến quyền hành
nghề hợp pháp của người bào chữa.
Liên đoàn LS Việt Nam đề nghị
lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố
tụng trung ương có ý kiến chỉ đạo
các cơ quan có thẩm quyền tố tụng
tỉnh Điện Biên thận trọng xem xét
và có kết luận về hành vi có dấu
hiệu xâm phạm quyền bào chữa
của chủ tọa trong vụ việc.•
Theo quyết định xử phạt ngày 10-4 nói trên, luật sư (LS)
Thiệp (Đoàn LS TPHà Nội) đã có hành vi “cung cấp, truyền
đưa, sử dụng thông tin số tại tài khoản Facebook Lê Văn Thiệp
để xúc phạm uy tín, danh dự của một phóng viên công tác tại
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN)
”. Hành vi này vi phạm quy
định của điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013. Dựa vào
mức xử phạt theo quy định là 5-10 triệu đồng và có xem xét tình
tiết giảm nhẹ, cục trên đã phạt ông 8 triệu đồng.
Ở status mắc lỗi, tác giả tỏ ý phê phán việc một phóng viên
bị lây bệnh. Trong đó có vài từ úp mở để trong ngoặc kép khơi
gợi việc rất riêng tư mà dẫu không có căn cứ để xác định nhưng
ông vẫn cứ loan tin, gây tổn hại lớn cho danh dự của nữ phóng
viên đang là bệnh nhân. Trong văn bản khẩn thiết đề nghị Hội
Nhà báo Việt Nam hỗ trợ để vụ việc được xử lý thích đáng, Liên
chi hội Nhà báo
TTXVN
cho rằng status viết phiếm chỉ nhưng
ai đọc cũng biết rõ là nhắm đến một phóng viên của
TTXVN
.
Theo liên chi hội, đây là sự nhục mạ nghiêm trọng đối với uy tín
cá nhân của nhà báo bị bệnh lẫn của
TTXVN
.
Tiếp nữa, khi đề nghị Bộ Tư pháp, Liên đoàn LS Việt Nam,
Đoàn LS TP Hà Nội kiểm tra và có hình thức xử lý phù hợp,
Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cũng có văn bản nhận
xét status đó đã dùng lời lẽ thô tục, thiếu chuẩn mực, gây bức
xúc, phẫn nộ đối với những người làm báo chân chính và dư
luận xã hội.
Chính từ những đòi hỏi cần thiết, chính đáng đó mà Cục
Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã nhanh chóng
xem xét và xử lý hành chính vi phạm bằng hình thức đã nêu ở
trên. Tuy nhiên, cũng chính từ những tổn hại ở mức “nghiêm
trọng”, “gây phẫn nộ” không chỉ là đối với nạn nhân mà còn
là đối với cộng đồng như các văn bản trên đã đặt ra, thử cùng
xem lại việc xử lý hành chính liệu có tương xứng với mức độ
vi phạm hay chưa. Cách xử lý này có đáp ứng được những
yêu cầu cứng rắn mà Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã
đề ra trong văn bản mới đây về việc xét xử các tội phạm về
COVID-19 hay không?
V
ăn bản số 45 ngày 30-3 của
Hội đồng Thẩm phán TAND
Tối cao lưu ý: Người đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật
đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh… có thể bị xử tội làm nhục
người khác. Người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ
đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống
dịch bệnh có thể bị xử tội chống người thi hành công vụ...
Dựa theo hướng dẫn này, nhiều địa phương đã kịp thời
khởi tố, xét xử nhiều trường hợp vi phạm có liên quan đến
COVID-19 mà trước đây thường chỉ xử lý hành chính.
Ngày 10-4 (chỉ sau sáu ngày tội phạm xảy ra), TAND huyện
Tiên Yên (Quảng Ninh) đã tuyên xử một bị cáo chín tháng tù về
tội chống người thi hành công vụ. Bị cáo này không đeo khẩu
trang khi ra đường theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Với yêu cầu
“phải đeo” của lực lượng kiểm soát, bị cáo không chấp hành và
còn có hành vi xúc phạm, dùng mũ cối đánh vào cán bộ trong
chốt kiểm soát.
Cùng về tội này, ngày 11-4, CQĐTCông an quận 7, TP.HCM
đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh cấm
đi khỏi nơi cư trú đối với một nam thanh niên. Sáng 30-3, người
này chạy bộ tập thể dục nhưng không đeo khẩu trang. Khi được
nhắc nhở, bị can đã đánh nhân viên bảo vệ tại khu dân cư...
Cũng trong thời gian này, Công an tỉnh LâmĐồng đã ra quyết
định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối
với một nam thanh niên bị cho là có hành vi phạm tội đưa hoặc
sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
Ngày 1-4, người này đã dùng hình ảnh của người khác để lập
một tài khoản Facebook rồi đăng status có nội dung sai sự thật
là Đà Lạt đã có ba ca nhiễmCOVID-19, trong đó có một ca đã
tử vong…
Trở lại tội làm nhục người khác, với Điều 155 của BLHS hiện
tại, việc s
ử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương
tiện điện tử để phạm tội (xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự của người khác) thuộc trường hợp phạm tội theo
khoản
2 (
điểm e)
. Rơi vào trường hợp này, các cơ quan tố tụng được
chủ động khởi tố (mà không cần người bị hại có đơn yêu cầu).
Từ chỗ đó và đối chiếu với thực tế triển khai nghiêmminh
của nhiều địa phương, nhiều ý kiến cho rằng sẽ thỏa đáng hơn
nếu các cơ quan pháp luật xem xét thêm dấu hiệu phạm tội làm
nhục người khác thể hiện qua status xúc phạm nữ nhà báo bị
COVID-19 của LS Thiệp.
Kết quả cụ thể thì phải chờ thêm. Song
cần thấy những đòi
hỏi của dư luận về sự mạnh tay hợp lý cùng năng lực đáp ứng
của cơ quan công quyền sẽ tạo được sự công bằng giữa các
trường hợp vi phạm, góp phần giảm thiểu các hành vi, status
trái đạo lý lẫn pháp lý.
NGUYÊNTHY
Nhàbáo bị COVID-19vàdấuhiệu tội làmnhục
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook