080-2020 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 13-4-2020
Cám ơn những người tiếp sức thầm lặng
Những
người thầm
lặng ở tuyến
đầu chống
COVID-19 -
Bài 1
Nghĩa tình “đội quân áo
ở khu cách ly
Những chiến sĩ trongmàu áo xanh
của người lính bộ đội CụHồ, màu
áo của dân quân tự vệ... ở khu cách
ly được người dân gọi bằng cái tên
trìumến “đội quân áo xanh”.
THANHTUYỀN-PHONGĐIỀN
T
ừ ngày 19-3, UBND
TP.HCMchính thức trưng
dụng ký túc xá (KTX) ĐH
Quốc gia TP.HCM (phường
Linh Trung, quận Thủ Đức)
và Trung tâm Giáo dục quốc
phòng và an ninh làm khu
cách ly tập trung để phòng,
chống dịch COVID-19. Tại
đây đã tiếp nhận hàng ngàn
lượt người từ nhiều nơi trở
về để thực hiện cách ly theo
quy định.
Cũng từ hôm ấy, hàng trăm
cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ tư
lệnh TP.HCM, dân quân tự
vệ ở các quận, huyện đã trực
chiến để hỗ trợ người tập trung
cách ly. Và cũng từ ngày hôm
ấy, “đội quân áo xanh” chưa
được về nhà…
“Chỗ nào nằm được
là lăn ra thôi”
16 giờ chiều một ngày đầu
tháng 4, 32 thành viên củaĐội
dân quân tự vệ quận Tân Phú
nhắcnhaumặcđồbảohộ,chuẩn
bị phát cơm chiều cho người
đangcách ly.Khôngkhí trởnên
rộn ràng, khẩn trương hơn khi
chiếc xe chở thức ăn vừa dừng
ngay trước sân. Các thành viên
trong đội nhanh chóng chuyển
thức ăn vào bên trong; kiểmtra
kỹ lưỡng xemmỗi phần đã có
đủ canh, muỗng, đũa hay chưa
rồi mới bắt đầu đi giao.
Sau đó, hai dân quân đẩy
hàngchụchộp thứcănđến từng
phòng để phát. Cứ đến trước
mỗi phòng, một dân quân nói
to, rõ: “Dạ phòng mình mấy
người ạ? Tụi con giao cơm
đến”. Bên trong nói vọng ra:
“Có đậu hũ nhồi thịt không?
Có trứng chiên không?...”.
Lực lượng dân quân sẽ đều
đặn đi giao thức ăn ba bữa/
ngày, dọndẹpvệ sinhbênngoài
khu nhà ở, đưa nước, quét dọn
sảnh... So với những ngày đầu,
lượng công việc của các cán
bộ, chiến sĩ đã nhẹ hẳn đi rất
nhiều. Bởi trước khi đón người
vào tập trung cách ly, họ phải
liên tục dọn phòng trong ba
ngày để đảm bảo chỗ ở sạch
sẽ, thông thoáng. Những công
việc này được bắt đầu từ lúc
sáng sớm cho đến hơn 22 giờ
mỗi ngày.
Khi chúng tôi nhắc đến hình
ảnh các tình nguyện viên, dân
quân, đội ngũhậu cần tranh thủ
chợpmắt ngoài trời hôm20-3
được chia sẻ trênmạng xã hội,
nhiều dân quân chỉ nhìn nhau
cười và bắt đầu kể.
“Đúng là những hôm đó
chúng tôi rất mệt. Dọn vệ sinh
xong là đón người đến luôn,
chúng tôi phụ nhau khuân vác
hành lý, đưa nước, thức ăn cho
người dân. Cứxong đợt này lại
có đợt khác đến nên phải làm
để người dân có chỗ ngủ ngay
trong đêm” -MinhTrường (20
tuổi, Đội dân quân tự vệ quận
Tân Phú) chia sẻ.
Ngày đầu tiên, hơn 1.000
người được tiếp nhận. Dân
quân tự vệ phải khuân vác tất
cả hành lý của người đến cách
ly lênphòng. Họdi chuyển chủ
yếu bằng thang bộ... Khi người
đếncách lyđãcóchỗngủ, được
nằm trên những chiếc giường,
trong những căn phòng được
dọndẹpsạchsẽthìTrườngcùng
bạn bè lăn ra ngủ bờ ngủ bụi
vì quá mệt. “Hôm đó tôi mệt
quá, thấy bãi giữxe ởngay khu
nhàH2 còn trống nên tôi lại đó
nằmngủ. Mấy bạn khác thì cứ
thấy chỗ nào nằm được là lăn
ra nằm thôi” - Minh Trường
cười nhớ lại.
Cùng là dân quân tự vệ như
Trường, Lê Quốc Cường (20
tuổi) tâm sự: “Những ngày
đầu làm mệt thiệt mệt nhưng
tôi thấy vui lắm”. Niềm vui
mà Cường nhắc đến trong lời
tâm sự của mình đơn giản chỉ
là có thể phụ khuân vác đồ
đạc, xách ba lô, kéo valy hay
sắp xếp chỗ ngủ ổn thỏa cho
người cách ly.
Trựctiếpphátcơmchongười
cách ly, Võ Hoàng Phong (21
tuổi) tâm sự, chỉ cần nhìn thấy
cáccôchú, anhchịăn thấyngon
miệng là đã thấy vui rồi. “Dù
tiếpxúcvớimọingườitrongmôi
trường có nguy cơ lây nhiễm
nhưng tôi cũng không quá lo
lắng. Chúng tôi cũng đã được
tập huấn, trang bị kiến thức,
được bác sĩ tư vấn kỹ. Cứ làm
hết mình thôi!” - Phong cười.
Hỗ trợ tinh thần cho
người vợ mất chồng
Với 6.000 người được đưa
đến cách ly ởKTXkhuA, ĐH
Quốc giaTP.HCM, Bộ tư lệnh
TP.HCMđãđiềuđộnghơn640
cánbộ, chiến sĩ trực chiếnngày
đêm ở đây, đảm bảo hỗ trợ tốt
nhất chocông tácphòng, chống
dịch COVID-19.
Sở chỉ huy tại khu cách ly
KTX khuAlà một hội trường
nhỏ. Bên trong có gắn màn
hình để các chiến sĩ tiện theo
dõi tình hình ở các dãy nhà từ
camera. Tất cả hoạt động như
điều phối công việc, triển khai
nhiệmvụ, thảo luậncácphương
ánhỗ trợ…đềuđược thực hiện
dã chiến tại căn phòng này.
Trung táNguyễnNhâm (trợ
lý tác huấn, thành viên Ban
chỉ huy phòng, chống dịch
COVID-19, KTX ĐH Quốc
gia TP.HCM) chia sẻ: Trong
thời gian đầu chuẩn bị tiếp
nhận người cách ly, cán bộ,
chiến sĩ gặp nhiều khó khăn
để sắp xếp nơi ăn chốn ở vì số
lượng người cách ly quá đông,
thời gian chuẩn bị lại gấp rút.
Chưa kể do người dân có
tâm lý lo lắng cho con cái, cứ
nghĩ đi “cách ly” là sẽ thiếu
thốn nênmới xảy ra tình trạng
tuồn đồ vào bên trong. Chính
điều này càng khiến cho lực
lượng hỗ trợ quá tải. Ban chỉ
huy phòng, chống dịch đã phải
liên tục động viên anh em làm
việc với tinh thần “chống dịch
như chống giặc”, kịp thời chấn
chỉnh mọi thứ vào nề nếp,
khuôn khổ.
Những ngày làm nhiệm vụ,
câu chuyện khiến Trung tá
NguyễnNhâmnhớnhất làhình
ảnh người phụ nữ đứng ngoài
ban côngKTX thắp nhang tiễn
chồng ở quê nhà. Người phụ
nữ mà Trung tá Nhâm kể tên
làMai (quê ởHà Tĩnh). Chị đi
xuất khẩu lao động ởThái Lan
đã nhiều năm. Ngày 19-3, chị
về đến sân bay Tân Sơn Nhất
rồi đượcđưavềKTXĐHQuốc
gia TP.HCM cách ly.
Nhưng đến ngày thứ 11 ở
đây, chị nhận điện thoại của
người nhà báo tin chồng chị
vừa mất. Chị òa khóc nức nở,
khóc rất nhiều và xin được về
quê để tang cho chồng. “Anh
emchiến sĩ ai cũng ngậmngùi
nhưng không thể làm khác
được. Mọi người đã phải liên
tục độngviên, anủi chị nénđau
thươngđể hoàn thành thời gian
cách ly rồi trở về, sẽ an toàn
cho chị vàmọi người” - Trung
tá Nhâm xúc động kể.
Trong những ngày thực hiện nhiệm vụ tại khu cách ly, các
cán bộ, chiến sĩ, đội ngũ y bác sĩ đã nhận được sự hỗ trợ của
người dân từ khắp nơi của TP.
Trung tá Nguyễn Nhâm (trợ lý tác huấn, thành viên Ban chỉ
huy phòng, chống dịch COVID-19, KTX ĐH Quốc gia TP.HCM)
chia sẻ: Có người dân tự tay nấu hàng trămchai nước sâm; cũng
có người gửi nước uống, thức ăn, bánh mì… để tiếp sức cho
lực lượng. Cũng có nhiều phòng khámhỗ trợ hàng trămbộ đồ
bảo hộ miễn phí, doanh nghiệp hỗ trợ nước ép trái cây… cho
lực lượng ở tuyến đầu. Họ hỗ trợ cả thức ăn, nước uống cho
người dân đang cách ly để có thêm sức đề kháng, an tâmhoàn
thành đúng thời hạn cách ly. Phải nói rằng tình cảm của người
dân dành cho các cán bộ, chiến sĩ, đội ngũ y bác sĩ là rất lớn.
Cũng chính vì vậy mà chúng tôi càng thấm thía hơn ý nghĩa
của tình quân dân cá nước.“Có những người tiếp sức thầm lặng
mà chúng tôi vẫn chưa kịp biết tên hoặc nhớ rõ mặt. Xin giữ
lại đây tất cả tấm lòng, sự chung tay của người dân, đã luôn
là nguồn động lực để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình” - Trung tá Nguyễn Nhâm nói.
Người hoàn thành cách ly viết lời cámơn đến các cán bộ, chiến sĩ,
đội ngũ y bác sĩ. Ảnh: HUY TÂN
Từng đợt, từng đợt
người đến rồi đi ở
khu cách ly, riêng
họ vẫn ở lại, tiếp tục
chiến đấu đến hết
mùa dịch này.
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook