080-2020 - page 16

16
Góc nhìn
Họ đã nói
Quốc tế -
ThứHai 13-4-2020
LýdoMỹ liên tục
chỉ tríchTrungQuốc
đâmtàu cáViệtNam
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ
đã lần lượt lên tiếng việc tàu hải cảnh
Trung Quốc (TQ) đâm chìm tàu cá Việt
Nam ở biển Đông vào đầu tháng 4.
Việc hai cơ quan chủ chốt của Mỹ công
khai chỉ trích hành vi của TQ vượt lên tính
động thái và mang nhiều hàm ý an ninh.
Ngày 6-4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Mỹ Morgan Ortagus lên án TQ, “khẳng định các yêu sách
hàng hải phi pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng
Đông Nam Á ở biển Đông”. Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh:
“Hành vi của TQ trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu
vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Trong tuyên bố ngày 10-4, các thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban
Đối ngoại Thượng viện là Jim Risch, Bob Menendez, Cory
Gadner và Ed Markey đã lên án TQ gây hấn ở biển Đông và
khẳng định Mỹ sẽ làm việc với các đồng minh, đối tác trong
khu vực để thúc đẩy an ninh ở vùng biển này.
Việc hai bộ có uy tín trong hoạch định và thực thi chính sách
đối ngoại (CSĐN) lên án hành vi “bắt nạt” của TQ gửi gắm
một số thông điệp.
Thứ nhất, CSĐN của Mỹ vẫn dựa trên bệ đỡ “chủ nghĩa
hiện thực nguyên tắc” (principled realism): Coi trọng lợi ích
quốc gia, duy trì vị thế dẫn đầu bằng các chính sách thực
dụng; lợi ích của Mỹ bao gồm an ninh biển Đông được đảm
bảo, thúc đẩy gắn bó giữa Mỹ với các đối tác; ngăn chặn bá
quyền khu vực. Hai bộ của Mỹ như hai cánh tay nối dài của
CSĐN, có trách nhiệm và tính chính danh khi lên tiếng. Ý
nghĩa chính trị rất cụ thể: Mỹ không ngại va chạm với TQ, bao
gồm các vấn đề nhạy cảm như chủ quyền và an ninh.
Thứ hai, chính quyền Trump tiếp cận trực diện với hành
động phương hại cấu trúc an ninh khu vực và đe dọa các đối
tác của Mỹ. Theo đó, phản ứng từ hai bộ của Mỹ có tính chất
kép: “nhanh chóng” (đưa ra tuyên bố) và “trực tiếp” (nêu
đích danh TQ). Rõ ràng, siêu cường quốc này vẫn duy trì cam
kết về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Ở
góc nhìn cận cảnh, với Nhà Trắng, an ninh biển Đông là mối
quan tâm thường trực. Bởi lẽ, vùng biển này chính là “cái lõi”
của hai vòng tròn mở rộng là Đông Nam Á và Ấn Độ Dương-
Thái Bình Dương, có tính chiến lược đối với lợi ích an ninh
hàng hải và kinh tế của Mỹ.
Thứ ba, sự lên tiếng của Mỹ lần này là sự “trấn an chiến
lược” cần thiết với các đối tác và lời cảnh báo đối với tham
vọng bá quyền khu vực của TQ. Cần nhắc lại, báo cáo “Chiến
lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của Mỹ (2019) đã trực
tiếp chỉ trích “các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại” của
TQ ở biển Đông. TQ là đối thủ cạnh tranh chiến lược hàng
đầu của Mỹ và biển Đông chưa bao giờ là một đấu trường
kém sôi động. Khi TQ nuôi mộng bá quyền khu vực thì mức độ
cạnh tranh Mỹ-Trung tỉ lệ thuận với sự chú ý và cam kết của
Mỹ ở biển Đông.
Thứ tư, Việt Nam, quốc gia tầm trung (middle-power) tiềm
năng, thuộc quỹ đạo quan tâm của chính quyền Trump. Việc
Mỹ ủng hộ Việt Nam và lên án trực tiếp TQ khẳng định Mỹ
ủng hộ lợi ích chính đáng của Việt Nam và một môi trường
thuận lợi cho sự phát triển của quan hệ song phương. Triển
vọng về một Việt Nam với vị thế lớn hơn trong khu vực dường
như đang rất rõ ràng.
TS HUỲNH TÂM SÁNG
Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS),
ĐH KH-XH&NV TP.HCM
Biển Đông: Các nước mất niềm tin
vào Trung Quốc
Cuộc chiến chống dịch COVID-19 không khiến Trung Quốc ngừng lại các động thái vi phạm
ở biểnĐông.
HỒNGVĂN
B
áo
Los Angeles Times
(Mỹ) cuối tuần trước
có bài xã luận tựa đề
“Điều mà virus Corona vẫn
chưa thể ngăn lại đó là hoạt
động xây dựng lực lượng (trái
phép) của Bắc Kinh ở biển
Đông”
. Bài viết xuất hiện sau
khi tàu hải cảnh Trung Quốc
(TQ) đâm chìm một tàu cá
của Việt Nam ở Hoàng Sa
vào đầu tháng 4, đã bị Việt
Nam kịch liệt phản đối, yêu
cầu TQ bồi thường.
Gây áp lực biển Đông
trong mùa dịch
Ngay cả khi Chủ tịch TQ
Tập Cận Bình phát động
“cuộc chiến tranh toàn dân”
chống đại dịch COVID-19
thì ở một mặt trận khác, các
tàu chiến của TQ vẫn bận
rộn: Duy trì chiến dịch gây
áp lực lên biển Đông, nơi TQ
tiếp tục xây dựng lực lượng
quân sự, dự báo trước một
cuộc chiến tranh lạnh mới
giữa hai cường quốc kinh tế
hàng đầu thế giới.
Ở biển Đông, các tàu hải
cảnh TQ cùng với đội dân
quân biển (tàu cá có vũ trang)
tiếp tục quấy rối các tàu cá,
tàu quân sự và các hoạt động
khai thác kinh tế hợp pháp
của các quốc gia khác ở Đông
Nam Á. Trong khi tại vùng
biển này, yêu sách đường chín
đoạn của TQ với tham vọng
“nuốt gần trọn vẹn biểnĐông”
không được bất kỳ quốc gia
nào đồng ý.
Theo
Los Angeles Times
,
tháng trước hải quân TQ tiến
hành cuộc tập trận với một
hạm đội tàu ngầm, chiến đấu
cơ và các tàu tên lửa tấn công
nhanh. Cuộc tập trận diễn ra
khi một tàu sân bay của Mỹ
đang cách xa Guam (một cứ
điểm quan trọng của chiến
lược quân sựMỹ ở Thái Bình
Dương) hàng ngàn dặm. Lực
lượng hải quân Mỹ trên tàu,
bao gồm thuyền trưởng đều
dương tính COVID-19.
Cuối tháng 3, hãng thông
tấn của TQ
Tân Hoa Xã
cho
biết chính quyền Bắc Kinh đã
đưa vào hoạt động hai trạm
nghiên cứu trên đá Subi và đá
Chữ Thập ở quần đảo Trường
Sa (thuộc chủ quyền của Việt
Nam). Mặc dù TQ gọi đó là
các trạm nghiên cứu các vấn
đềmôi trường biển nhưng giới
PhíaMỹ và
Philippines đã không
ngừng chỉ trích
Trung Quốc lợi dụng
lúc thế giới chống
dịch để bắt nạt nước
khác ở biển Đông.
Chống dịch: Mỹ không ngồi yên
chờ Trung Quốc thắng
Một số chuyên gia quốc tế lo ngại đại dịch COVID-19 sẽ
khiến vị thế Mỹ và TQ hoán đổi, khi “nước Mỹ trên hết” của
ông Trump loay hoay rút chân ra khỏi các hoạt động chung
của cộng đồng quốc tế; trong khi TQ đang gây ảnh hưởng
lên các nước thông qua những chương trình viện trợ, cung
cấp vật tư y tế và giúp đỡ hàng trăm quốc gia trên thế giới
chống dịch.
Tuy nhiên, hiện Mỹ đã tăng viện trợ, đóng góp một khoản
hỗ trợ 274 triệu USD cho các chương trình hỗ trợ sức khỏe và
nhân đạo khẩn cấp toàn cầu, trong đó riêng khu vực Đông
Nam Á nhận 18 triệu USD. Mỹ cũng bắt đầu tham gia mạnh
mẽ các hoạt động nghiên cứu và sản xuất vaccine.
Không có sự tạmngừng hay
giảmthiểucáchoạtđộngcủaTQ
ở biển Đông. Dường như điều
đó là cáchhành xửnhư thường
lệ của quân đội TQ lẫn các lực
lượng hải cảnh của nước này.
COLLIN KOH
,
ĐH Nanyang, Singapore
Các tàu hải cảnh TrungQuốc bị cáo buộc thamgia hoạt động đe dọa, bắt nạt tàu thuyền
các nước khác ở biểnĐông. Ảnhminh họa: XINHUA
quan sát cho rằng Bắc Kinh
có thể biến chúng thành tiền
đồn thăm dò dầu khí và các
loại tài nguyên quý hiếm.
Đầu tháng 4, tàu hải cảnh
TQ đâm tàu cáViệt Nam. Các
động thái diễn ra khi TQ vẫn
đang tiếp tục chiến đấu chống
COVID-19 nhưng đáng chú
ý hơn là các nước khác còn
bận rộn hơn khi đại dịch bùng
phát. Điển hình, cuộc tập trận
chung giữaMỹ và Philippines
dự kiến vào tháng 5 đã bị hủy
vì COVID-19. Các chuyến
thăm của tàu sân bay và các
hoạt động tuần tra tự do hàng
hải củaMỹ cũng bị ảnh hưởng
bởi sự lan rộng của đại dịch.
Suy giảm uy tín
và vị thế
Chính quyền Trump chỉ
trích TQ lợi dụng dịch bằng
cách một mặt tỏ ra giúp đỡ
các nước chống dịch nhưng
cùng lúc triển khai quân đội
siết chặt vòng vây các thực
thểTQchiếmđóng trái phép ở
biển Đông, gia tăng áp lực và
sự bắt nạt bất chấp quy định
luật pháp quốc tế và yêu sách
chính đáng của nước khác.
Bên cạnh đó, Collin Koh,
chuyêngia từChương trìnhAn
ninh hàng hải, ĐH Nanyang,
nhận định trong bối cảnh dịch
bệnh ngày càng phức tạp, một
số quốc gia Đông Nam Á có
thể hoan nghênh sự giúp đỡ
từ TQ nhưng chính phủ các
nước này cũng nhận thức
được ý đồ của Bắc Kinh là
tiếp tục gia tăng áp lực trên
biển khi các nước đang bận
rộn chống dịch. Nói cách
khác, không có chuyện TQ
giúp đỡ chống dịch thì có
thể đổi bằng ảnh hưởng trên
biển, mô típ ngoại giao theo
kiểu đánh đổi, mua chuộc mà
Bắc Kinh ưa chuộng.
“Chắc chắn rằng (các hành
động của TQ ở biển Đông)
sẽ có những ảnh hưởng lên
niềm tin và cách nhìn nhận
của chính phủ các nước đối
với những ý định của Bắc
Kinh. TQ sẽ phải có những
nước cờ rất thận trọng nếu
không muốn thấy những
thành quả “ngoại giao dịch
COVID-19” bị hủy hoại bởi
những gì nước này đang làm
ở biển Đông” - chuyên gia
Collin Koh nhận định.
Sau khi tàu hải cảnh TQ
đâm chìm tàu cá Việt Nam,
phía Mỹ và Philippines đã
không ngừng chỉ trích TQ
lợi dụng lúc thế giới chống
dịch để bắt nạt nước khác ở
biển Đông. Bằng những động
thái vi phạm luật pháp quốc tế
như vậy, TQ đang tự làm suy
giảm uy tín và vị thế nước lớn
của họ, bất chấp nước này có
tham gia các nỗ lực quốc tế
nhằm chống dịch trong thời
gian qua.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook