080-2020 - page 11

11
NGUYỄNQUYÊN
B
ộ GD&ĐT đã ban hành
văn bản hướng dẫn dạy
học qua Internet, trên
truyền hình đối với các cơ sở
giáo dục trong thời gian học
sinh (HS) nghỉ tránh dịch.
Theo đó, kết quả kiểm tra,
đánh giá thường xuyên trong
quá trình dạy học qua Internet,
trên truyền hình được sử dụng
thay cho các bài kiểm tra
thường xuyên theo quy định.
Đã học phải có
kiểm tra, đánh giá
Theo thầy Nguyễn Viết
Đăng Du, giáo viên Trường
THPT Lê Quý Đôn, quận 3,
quyết định công nhận kết quả
đánh giá dạy học online, trên
truyền hình của Bộ GD&ĐT
rất kịp thời. Dựa trên cơ sở
thực tế cũng như nhìn nhận
được những nhược điểm của
phương pháp này nên bộ chỉ
cho phép lấy điểmmiệng hoặc
bài kiểm tra 15 phút.
“Việc học online bây giờ
gặp khó khăn khi mạng yếu,
việc kiểm tra không đồng
nhất. Do đó, kết quả kiểm tra,
đánh giá chỉ nên nhìn nhận
như là một biện pháp chế tài
chứ không thể nào đánh giá
hết được toàn bộ năng lực
của HS. Nó buộc các em phải
chú ý, phải tham gia vào buổi
học” - thầy Du nhấn mạnh.
Đồngquanđiểm, ôngHuỳnh
Thanh Phú, Hiệu trưởng
Trường THPT Nguyễn Du,
quận 10, cho hay đã học thì
phải có kiểm tra, đánh giá,
chính điều đó sẽ khiến HS có
trách nhiệm với việc học. Bởi
giai đoạn này, không phải em
nào cũng hào hứng với việc
học, nhất là khi không có cha
mẹ và giáo viên kiểm soát
một bên. Nhưng quan trọng
là cách thực hiện như thế
nào để đánh giá đúng năng
lực của HS.
Trong khi đó, đồng tình
với việc đánh giá HS nhưng
cô Nguyễn Mai Loan, giáo
viên Trường THCS - THPT
Hai Bà Trưng, bày tỏ lo lắng
vì còn nhiều bất cập.
“Chúng ta cần phải nghiêm
túc thừa nhận đây chỉ là giải
pháp tình thế cho tình huống
khẩn cấp là đại dịch toàn cầu.
Bởi rõ ràng là phương pháp
dạy này đang gặp nhiều khó
khăn. Giáo viên chưa có kinh
nghiệm, số lượng giáo viên
có thể sử dụng thông thạo
các ứng dụng dạy học chưa
cao. HS chưa có tinh thần tự
học, thậm chí các ứng dụng
dạy học cũng còn bị hạn chế.
Như thế, các trường sẽ đánh
giá điểm số của HS như thế
nào?” - cô Loan đặt vấn đề.
Liệu có khả thi?
“Việcđánhgiákếtquảthường
xuyênqua Internet, truyềnhình
khó có khả thi” - côPhanThụy
Mộng Thu, giáo viên Trường
THCS Lữ Gia, quận 11, chia
sẻ. Theo cô Thu, hiện nay các
trường sử dụng nhiều phần
mềm khác nhau để dạy học
online. Hơn nữa, hiệu quả của
nó không giống như trên lớp
nên để cho HS làm bài kiểm
tra sẽ khó đảm bảo được tính
trung thực của kết quả.
“Tôi chưa tin tưởng được
các phần mềm online sẽ đảm
bảo được tính trung thực. Do
đó, kết quả học online chỉ
có thể đánh giá ở dạng cho
các em trả lời câu hỏi để lấy
điểm cộng trong những bài
kiểm tra trong lớp khi các
em đi học trở lại. Tuy nhiên,
như thế sẽ gây áp lực cho các
em vì môn nào cũng kiểm tra
để xem kiến thức các em thế
nào. Hiện nay Bộ GD&ĐT
đã điều chỉnh, tinh giản nội
dung học, thiết nghĩ bộ cũng
Học sinh Trường THCS - THPTHai Bà Trưng đang học bài tại nhà. Ảnh: NTCC
Việc đánh giá phải công bằng,
khách quan, trung thực
Trong quá trình tổ chức học qua Internet, trên truyền
hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh
giá quy trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS trong quá
trình học tập trực tuyến; qua các bài kiểm tra trên hệ thống
phần mềm (được quản lý theo hệ thống), các bản báo cáo
quá trìnhhọc tập củaHS; các bài thuhoạch sau các khóa học.
Các trường cần xây dựng hướng dẫn giáo viên sử dụng
kết quả kiểm tra, đánh giá quá trình học của HS trong quá
trình dạy học qua Internet, trên truyền hình thay cho các
bài kiểm tra thường xuyên đúng quy định. Việc đánh giá
bảo đảm công bằng, khách quan.
Khi HS đi học lại, các cơ sở cho HS ôn tập, bổ sung kiến
thức, thực hiện kiểm tra định kỳ, học kỳ. Đối sánh kết quả
kiểm tra định kỳ, học kỳ và kiểm tra thường xuyên để có giải
pháp phù hợp giúp HS củng cố kiến thức.
Sở GD&ĐT TP.HCM
Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành về
quyết định của Thủ tướng đối với quy định thực hiện các
biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch
COVID-19. Quy định này nhằm triển khai nghị quyết của
Thủ tướng về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19.
Theo đó, dự thảo quy định người lao động theo chế độ
hợp đồng phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không
lương do dịch COVID-19 được hỗ trợ mỗi tháng 1,8 triệu
đồng/người, tối đa ba tháng.
Tuy nhiên, điều kiện đối với nhóm lao động này phải có
thời gian tạm hoãn, nghỉ không lương từ một tháng trở lên
tính từ ngày 1-4. Đồng thời, để nhận được khoản tiền này,
người lao động phải có đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu của
cơ quan chức năng) gửi đến chủ doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp được vay lãi 0% để trả lương
ngừng việc cho người lao động, phải đáp ứng điều kiện
có từ 20% hoặc từ 30 lao động làm việc theo hợp đồng
lao động trở lên. Số lao động này phải ngừng việc từ một
tháng vì lý do dịch bệnh, tính từ ngày 1-4 đến 30-6-2020.
Mức hỗ trợ tối đa không quá ba tháng, thời gian vay tối đa
không quá 12 tháng.
Điều kiện để hộ kinh doanh cá thể được hưởng chính
sách: Phải có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/
năm tại thời điểm ngày 31-12-2019. Tạm ngừng kinh
doanh từ ngày 1-4-2020.
Dự thảo cũng quy định người lao động bị chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện
hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng 1 triệu đồng/người/
tháng. Mức hỗ trợ tối đa ba tháng, hình thức chi trả theo tháng.
Điều kiện để đối tượng này được hưởng: Phải chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng
thời gian từ ngày 1-4 đến hết ngày 30-6-2020. Trường hợp
người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,
hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ
cấp mất sức lao động hằng tháng.
Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao
động tự do) mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/
tháng. Mức hỗ trợ tối đa không quá ba tháng, thời gian áp
dụng từ tháng 4 đến tháng 6, phương thức chi trả theo tháng.
Đối tượng được hỗ trợ gồm: Người bán hàng rong; lao
động thu gom rác; người làm nghề bốc vác, vận chuyển
hàng hóa; lái xe máy hai bánh chở khách, xe xích lô;
người bán lẻ vé số lưu động; người lao động tại các cơ sở
dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, lao động tự do phải đáp ứng ba điều kiện sau:
Không có đất sản xuất nông nghiệp; mất việc làm và không
có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn nghèo
quốc gia quy định tại Quyết định 59/2015 của Thủ tướng;
có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú từ ba tháng
trở lên trước ngày 1-4-2020 tại địa phương đề nghị hỗ trợ.
Để nhận được khoản tiền này, người lao động tự do phải
khai một biểu mẫu theo quy định của cơ quan chức năng
và gửi UBND xã nơi cư trú hợp pháp.
“Ngoài các đối tượng lao động tự do được quy định
trên, căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế, các địa
phương quyết định bổ sung các đối tượng khác và chi trả
hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương, các nguồn huy
động hợp pháp khác…” - dự thảo do Bộ LĐ-TB&XH
soạn thảo nêu rõ…
VIẾT LONG
Đời sống xã hội -
ThứHai 13-4-2020
Băn khoăn công nhận kết quả
học qua Internet
Đánhgiáhọc sinhnhư thếnào, chođiểmra sao, làmthếnàođể kết quảphảnánhđúngnăng lực củahọc sinh…,
các giáoviên, nhàquản lýđangbănkhoănkhi dạy vàhọc qua Internet, trên truyềnhình.
nên giảm số bài kiểm tra” - cô
Thu nói thêm.
Nói thêmvề vấnđề này, thầy
Đăng Du cho biết đối với bộ
môn thầy dạy, sau khi cho HS
xem một clip giảng bài, thầy
sẽ dùng Google Form ra câu
hỏi và các emphải trả lời trong
một thời gian nhất định. Dù
HS làm được hết nhưng thầy
cũng không thể kiểm tra được
các em có trao đổi bài, tương
tác với nhau hay không.
Tương tự, tại TrườngTHCS
- THPT Hai Bà Trưng, nhà
trường cũng không đồng tình
lấy điểmkiểm tra 15 phút dựa
trên việc học qua Internet.
Về vấn đề này, cô Võ Thị
Kim Hiệp, giáo viên Trường
THPTchuyênTrầnĐạiNghĩa,
lại có quan điểm khác. Việc
đánh giá khả thi, chính xác hay
không theo cô tùy thuộc vào
cách làm của mỗi giáo viên.
Đối với môn địa lý, sau khi
học bài, cô yêu cầu HS viết
một đoạn kịch với nhiều nhân
vật tham gia nói về ngành
công nghiệp Nhật Bản hoặc
làm sơ đồ hóa về các vùng
kinh tế Nhật Bản. Với cách
làm trên, các em sẽ không
thể nhìn bài lẫn nhau. Bởi lý
thuyết có thể giống nhau, còn
mỗi sản phẩm khác nhau. Do
đó, giáo viên có thể đánh giá
được chất lượng.
“Làmsản phẩm tư duy, thực
hiện các sản phẩm thực tế,
mỗi em sẽ có ý tưởng riêng,
do đó giáo viên có thể đánh
giá được.Mặt khác, những em
thamgia học thường xuyên sẽ
được tôi cho điểm cộng. Còn
những em ít tham gia, chậm
trễ sẽ bị nhắc nhở và trừ điểm
nếu làm sai” - côHiệp bày tỏ.•
Điềukiệnđể laođộng tựdo, doanhnghiệpnhậngói hỗ trợ 62.000 tỉ
“Hiện nay Bộ
GD&ĐT đã điều
chỉnh, tinh giản nội
dung học, thiết nghĩ
bộ cũng nên giảm số
bài kiểm tra.”
Phan Thụy Mộng Thu
,
giáo viên Trường THCS
Lữ Gia, quận 11
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook