089-2020 - page 12

12
PHẠMANH
N
gay sau khi Bộ GD&ĐT
chốt phương án sẽ không
tổ chức kỳ thi THPT
quốc gia như mọi năm mà tổ
chức kỳ thi tốt nghiệp THPT,
nhiều trường ĐH không khỏi
lo ngại cho mùa tuyển sinh
năm nay. Nhiều phương án
dự kiến được tính nhưng các
trường vẫn lo ngại về chất
lượng đầu vào.
Chuyển hướng xét
học bạ là chính
Trưa 22-4, Trường ĐH Sư
phạm kỹ thuật TP.HCM đã
chính thức thông báo đến
thí sinh về việc xét tuyển
bằng học bạ.
Theo đó, trường sẽ xét
tuyển bằng học bạ năm học
kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) cho
tất cả ngành, mỗi em đăng
ký tối đa 10 nguyện vọng,
lệ phí 10.000 đồng/nguyện
vọng, vào đại trà hoặc chất
lượng cao.
Trường bắt đầu nhận hồ
sơ xét tuyển học bạ đợt 1 từ
ngày 24-4 đến 15-6, công
bố kết quả và báo nhập học
ngày 25-6. Đặc biệt, thí sinh
tốt nghiệp năm 2018, 2019
vẫn được xét bằng học bạ.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng,
Hiệu trưởng nhà trường,
cho biết đây là năm đầu tiên
trường phải xét tuyển học bạ
như vậy vì năm nào trường
cũng xét tuyển chủ yếu dựa
vào kỳ thi THPT quốc gia,
còn kỳ thi năm nay chỉ để
xét tốt nghiệp nên khó đủ tin
cậy. Tuy nhiên, để công bằng
cho học sinh giỏi, trường sẽ
thêm phương án cộng điểm
ưu tiên cho những em học ở
những trường chuyên, hoặc
trong tốp 200 trường tốt nhất.
Tương tự, Trường ĐH
Công nghệTP.HCMcũng cho
trường sử dụng trong điều
kiện dịch bệnh chưa thể tổ
chức thi riêng như hiện nay.
PGS-TS Trần Hoàng Hải,
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH
Luật TP.HCM, cho rằng với
hình thức tổ chức thi như năm
nay, trường sẽ cân nhắc lại
các phương thức xét tuyển
đầu vào của trường.
Ông Hải cho hay trường sẽ
tính toán kết hợp sử dụng cả
điểm thi THPT lẫn xét học bạ
năm học kỳ (tức trừ học kỳ 2
của lớp 12) để xét tuyển với
tỉ lệ nhất định. Tuy nhiên, dù
tổ hợp xét vào trường chủ yếu
khối C (văn, sử, địa) nhưng
trường sẽ không xét điểm
học bạ chỉ những môn trong
tổ hợp này mà sẽ xét chung
tất cả để đảm bảo đánh giá
được quá trình học của các
em và công bằng hơn. Ngoài
ra, trường vẫn dành một tỉ lệ
nhất định cho tuyển thẳng để
lựa chọn những em giỏi, có
ngoại ngữ tốt.
Bên cạnh đó, trường cũng
dự tính sẽ sử dụng kết quả
của kỳ thi đánh giá năng lực
của ĐHQuốc gia TP.HCMvì
dù sao đây cũng là kỳ thi tổ
chức nghiêm túc và thu hút
lượng lớn thí sinh tham gia.
Bày tỏ lo lắng về phương
án thi THPT năm nay, PGS-
TS-BSNgôMinhXuân, Hiệu
trưởng Trường ĐH Y khoa
PhạmNgọc Thạch, TP.HCM,
cho rằng trường cũng đang
cùng với Trường ĐHYDược
TP.HCM tìm phương án phù
hợp nhất để tuyển sinh nhưng
chưa thống nhất.
Theo PGS Xuân, trong
tình hình dịch bệnh hiện
nay, trường dự tính vẫn sẽ
sử dụng kết quả thi THPT
nhưng sẽ cộng thêm điểm
các đợt thi ở các khối lớp
10, 11, 12 để có thể đánh
giá được quá trình học tập
của các em. Như vậy sẽ đảm
bảo an toàn cho thí sinh vì
không thể tổ chức thi riêng
được mà vẫn tuyển sinh có
chất lượng.
Tương tự, Trường ĐH
Công nghiệp thực phẩm
TP.HCM cũng cho biết sẽ
điều chỉnh các phương thức
xét tuyển. Trong đó, trường
tăng chỉ tiêu từ kỳ thi đánh
giá năng lực của ĐH Quốc
gia TP.HCM đến 10%, 40%
chỉ tiêu từ xét tuyển theo học
bạ lớp 12 và chỉ còn 50%
chỉ tiêu lấy từ điểm thi tốt
nghiệp THPT.•
TheothốngkêcủaBộGD&ĐT,
đến nay cả nước đã có khoảng
10%các trườngĐH có phương
án thi riêng, chủ yếu là những
trường tốp đầu như công an,
quân đội, y dược; 28% trường
sử dụng học bạ để xét tuyển,
chủ yếu là những trường tốp
thấp; số còn lại đang tiếp tục
tìmphương án tuyển sinh phù
hợpđể chính thức côngbốđến
thí sinh.
Tiêu điểm
Học sinh Trường THPT PhúNhuận, TP.HCMtrongmột ngày hội tư vấn tuyển sinh. Ảnh: PHẠMANH
biết với cách thi THPT năm
nay, trường sẽ tập trung điều
chỉnh chỉ tiêu cho ba phương
thức xét tuyển mà trường đã
công bố. Trong đó, chủ yếu
vẫn là ưu tiên xét học bạ và
trường cũng đã thu nhận hồ
sơ ngay từ trong tháng 3.
Ngoài ra, trường sẽ tăng chỉ
tiêu cho xét tuyển theo kết
quả kỳ thi đánh giá năng lực
do ĐH Quốc gia TP.HCM
tổ chức. Trường cũng dành
một phần chỉ tiêu cho kỳ thi
đánh giá năng lực do trường
tự tổ chức.
Ngoài các trường ĐH
thành viên thuộc ĐH Quốc
gia TP.HCM, đến nay cũng
đã có hơn 40 trường ĐH-CĐ
đăng ký sử dụng điểm thi
đánh giá năng lực của ĐH
này tổ chức để xét tuyển
nhằm đảm bảo chất lượng
và tăng cơ hội trúng tuyển
cho thí sinh.
Trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM cũng đang chuẩn
bị họp bàn để đưa ra phương
Đây là lúc trường
ĐH phải thể hiện
năng lực tự chủ của
mình, chọn phương
thức phù hợp, lấy
chất lượng làm đầu,
giữ uy tín, thương
hiệu, nếu không sẽ
phải tự đào thải.
án cụ thể cho kỳ tuyển sinh
năm nay.
TSTrần Đình Lý, Phó Hiệu
trưởngTrườngĐHNôngLâm
TP.HCM, cho rằng chắc chắn
nămnay sẽ có nhiều hình thức
xét tuyển khác nhau, tuyển
nhiều đợt trong năm. Ngoài
các phương thức xét tuyển
như tuyển thẳng, ưu tiên xét
tuyển, xét học bạ, đánh giá
năng lực, các ĐH cùng khối
ngành, nhóm ngành, cùng
chung sứ mệnh có thể liên
kết với nhau để tuyển sinh.
“Đây là lúc trườngĐHphải
thể hiện năng lực tự chủ thực
sự của mình, chọn phương
thức phù hợp, lấy chất lượng
làm đầu, giữ uy tín, thương
hiệu của quá trình đầu vào,
đào tạo và đầu ra, nếu không
sẽ phải tự đào thải” - TS Lý
chia sẻ.
Vẫn sử dụng điểm
từ kỳ thi THPT
Đây là một trong những
phương án được khá nhiều
Đời sống xã hội -
ThứNăm23-4-2020
Tìm phương án tuyển sinh
đại học phù hợp
Dù lo ngại
chất lượng
nhưng xét
học bạ vẫn
làmột trong
các phương
án được
nhiều trường
đại học sẽ
sử dụng để
tuyển sinh,
thay thế cho
xét điểm thi
THPT quốc
gia trước đây.
Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19, tính
tới 18 giờ ngày 22-4, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca dương
tính với SARS-CoV-2. Tổng số bệnh nhân là 268, trong đó
45 người đang điều trị.
Ngày 22-4 cũng là ngày thứ sáu Việt Nam không ghi nhận
ca nhiễm mới. 
Trong 268 ca mắc, có 160 người từ nước ngoài, chiếm
59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng, chiếm 40,3%.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập
cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly):
67.022, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện: 358; cách
ly tập trung tại cơ sở khác: 18.263; cách ly tại nhà, nơi lưu
trú: 48.401.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban điều trị
Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: Có
bảy bệnh nhân được công bố điều trị khỏi trong ngày 22-4,
gồm sáu bệnh nhân tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương Cơ
sở 2: BN184, BN215, BN216, BN227, BN246, BN266; một
bệnh nhân tại BV đa khoa tỉnh Tây Ninh: BN252. Như vậy,
số người khỏi bệnh trên cả nước là 223 người, số bệnh nhân
còn điều trị là 45 người.
BS PhạmNgọc Thạch, Giám đốc BVBệnh nhiệt đới trung
ương, Hà Nội, cho biết các bệnh nhân ít nhất hai lần âm tính
với SARS-CoV-2, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Họ sẽ tiếp
tục cách ly và theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày. 
Cũng trong ngày 22-4, bệnh nhân sáu tuổi được xuất viện
tại Tây Ninh sau hai tuần điều trị. 
Em bé này từ Campuchia về nước cùng gia đình qua cửa
khẩu Mộc Bài. Mẹ và bà đi cùng bé không nhiễm nCoV, tuy
nhiên hai người thân khác ở nước bạn đã nhiễm.
BS Liêu Chí Hùng, Giám đốc BV đa khoa Tây Ninh, đánh
giá ca bệnh tiến triển tốt sau vài ngày điều trị theo phác đồ.
Do bé còn nhỏ nên ngoài nhân viên y tế, việc chăm sóc còn
có mẹ. Để tránh lây nhiễm, hai mẹ con được sử dụng khẩu
trang và đồ bảo hộ nghiêm ngặt, giữ khoảng cách. BS Hùng
cho biết hiện mẹ và bà bé có kết quả xét nghiệm âm tính với
nCoV sau 14 ngày.
Trước đó, Tây Ninh điều trị khỏi hai bệnh nhân cũng nhập
cảnh từ Campuchia, gồmmột nam 30 tuổi và một nữ 23 tuổi. 
TP.HCM hiện chỉ còn hai bệnh nhân đang điều trị.
HT
Biểu đồ các ca bệnh tại Việt Namngày 22-4.
Ngày thứsáuliêntiếpViệtNamkhôngcócanhiễmmới
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook