089-2020 - page 5

5
Chủ tịch QH cho
rằng người dân của
nước ta trước nay
đã khổ sở với sổ
hộ khẩu rất nhiều.
Người nghèo tha
hương lên thành
phố nhưng con em
không đi học được vì
không có hộ khẩu.
Thời sự -
ThứNăm23-4-2020
THUNGUYỆT
C
hiều 22-4, tiếp tục phiên
họp thứ 44, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội
(QH) đã cho ý kiến lần đầu
đối với dự thảo Luật Cư trú
(sửa đổi).
Sẽ bỏ sổ hộ khẩu
Trìnhbày tờ trình, Bộ trưởng
Công an Tô Lâm cho hay dự
thảoLuật Cư trú (sửa đổi) gồm
bảy chương, 41 điều, có nhiều
nội dung mới. Đáng chú ý,
dự thảo luật đã sửa đổi theo
hướng thay thế phương thức
quản lý cư trú từ thủ công là
sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (bằng
giấy) sẽ chuyển qua quản
lý bằng dữ liệu điện tử, ứng
dụng công nghệ thông tin.
Cụ thể là sử dụng mã số định
danh cá nhân của công dân
để truy cập, cập nhật thông
tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư; cơ sở dữ liệu này
chạy trên mạng được chia sẻ,
kết nối với các bộ, ngành, cơ
quan, đơn vị có liên quan. 
“Đây là phương thức quản
lý hiện đại, góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý cư trú, giảm
thủ tục hành chính, tạo thuận
lợi tối đa cho nhân dân” - Đại
tướng Tô Lâm nhấn mạnh.
Như vậy, dự thảo đã bỏ
các quy định về sổ hộ khẩu,
sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia
đình, sổ hộ khẩu cấp cho cá
nhân, tách sổ hộ khẩu, giấy
chuyển hộ khẩu…
Theo ông Tô Lâm, về điều
kiện đăng ký thường trú vào
thành phố trực thuộc trung
ương, Luật Cư trú hiện hành
quy định các điều kiện riêng
đối với việc đăng ký thường
trú vào thành phố trực thuộc
trung ương có phần khác so
với đăng ký thường trú vào
tỉnh. Việc quy định riêng này
nhiên, họ và gia đình gặp nhiều
khó khăn trong học tập, lao
động, hưởng các dịch vụ xã
hội” - Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Chờ qua dịch
Trong phần báo cáo thẩm
tra, do Chủ nhiệm Ủy ban
Pháp luật Hoàng Thanh Tùng
trình bày nêu rõ hồ sơ dự án
luật (mà Bộ trưởng Tô Lâm
vừa trình ở trên) được gửi đến
cơ quan thẩm tra còn chậm,
chưa đúng thời hạn theo quy
định. Bên cạnh đó, một số tài
liệu trong hồ sơ chưa bao quát
đầy đủ nội dung theo yêu cầu
sửa đổi luật.
Đặc biệt, báo cáo tổng kết
thi hành Luật Cư trú (năm
2013) chưa tổng kết thực tiễn
thi hành trong thời gian qua.
Từ đó, một số vấn đề lớn được
đề xuất sửa đổi, bổ sung trong
dự thảo luật như về điều kiện
đăng ký thường trú vào các
thành phố trực thuộc trung
ương, quản lý cư trú đối với
người không đủ điều kiện
đăng ký thường trú, tạm trú,
Sau 2021 mới có thể bỏ
sổ hộ khẩu
nhằm hạn chế tình trạng di
dân từ nông thôn đến các
thành phố lớn.
Tuy nhiên, theo ông Tô
Lâm, thực tế những năm qua
cho thấy quy định này không
thực sự phát huy hiệu quả,
tình trạng gia tăng dân số cơ
học, di dân từ các tỉnh, nông
thôn đến các thành phố lớn,
trong đó có các thành phố trực
thuộc trung ương vẫn rất cao. 
“Nhiều người dân mặc dù
không có hộ khẩu tại các TP,
đô thị lớn nhưng vẫn sinh
sống, làm việc tại đây. Tuy
về công tác quản lý, vận hành
cơ sở dữ liệu quốc gia về cư
trú... chưa được đánh giá tác
động đầy đủ, toàn diện.
Về thời điểm trình QH thì
nhiều ý kiến trong Thường
trực Ủy ban Pháp luật cho
rằng do hồ sơ dự án luật
còn một số nội dung quan
trọng cần được bổ sung
hoàn thiện. Việc triển khai
thi hành luật (sửa đổi, nếu
được trình, thông qua) phụ
thuộc vào tiến độ hoàn thành
việc xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư (theo kế
hoạch là năm 2021), đồng
thời việc cấp số định danh
cá nhân cho tất cả công dân
Việt Nam cũng khó có thể
hoàn thành sớm. Từ đó,
chưa nhất thiết phải trình
QH thông qua dự án luật
này ngay trong năm 2020.
Hơn nữa, do ảnh hưởng của
đại dịch COVID-19, chương
trình kỳ họp thứ 9 của QH có
thể phải rút ngắn hơn so với
kế hoạch dự kiến. Vì vậy, đề
nghị Chính phủ tiếp tục nghiên
Việc bỏ hộ khẩu, bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
cần phải được tiếp tục hoàn thiện trong dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi).
Vác gạch ném người khác ngay trước
mặt công an
Ngày 22-4, Công an huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã ra
quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Kỳ, Nguyễn
Danh Phúc (cùng 26 tuổi) để điều tra hành vi chống người
thi hành công vụ.
Chiều ba ngày trước, tại chốt kiểm soát phòng, chống
dịch COVID-19 khu vực Cầu Chéo, tổ công tác của xã
Hồng Sơn (huyện Mỹ Đức) phát hiện Kỳ chở Phúc trên
xe máy không đeo khẩu trang, vi phạm quy định về cách
ly xã hội. Khi tổ công tác dừng xe để kiểm tra thân nhiệt,
đồng thời nhắc nhở việc đeo khẩu trang thì cả hai không
chấp hành mà còn có hành vi cản trở tổ công tác.
Lúc này, tại chốt kiểm dịch cũng có người tên V. đang
bị tổ công tác nhắc nhở việc không đeo khẩu trang. Trong
khi làm việc, giữa V. và Phúc xảy ra mâu thuẫn, Phúc đã
tát vào mặt V. Tiếp đó, Phúc và Kỳ đuổi đánh V.
Thấy vậy, hai cán bộ của Công an xã Hồng Sơn chạy
vào căn ngăn. Kỳ đẩy một người xuống mương nước
khiến bị xây xát ở hai cánh tay và lưng rồi tiếp tục đuổi
theo và dùng gạch ném vào đầu V. gây thương tích. V. và
cán bộ công an được đưa đến Trạm y tế xã Hồng Sơn để
sơ cứu vết thương.
PHÚC BÌNH
Cháy nhà nghỉ, nhiều người lả đi vì khói
Tại nhà nghỉ HN (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội), rạng sáng 22-4 xảy ra cháy lớn. Theo đó,
khoảng 5 giờ 30, hỏa hoạn xuất hiện từ khu vực bếp tại
nhà nghỉ này rồi nhanh chóng lan rộng lên các tầng. Khói
bốc cao khiến nhiều người mắc kẹt tại đây hoảng loạn.
Người dân xung quanh nhanh chóng gọi lực lượng PCCC
khẩn cấp thông báo tình hình. Cảnh sát PCCC và cứu nạn
cứu hộ Công an quận Bắc Từ Liêm điều ba xe và 17 cán
bộ, chiến sĩ phối
hợp cùng Công an
phường Phúc Diễn
tới hiện trường. Thời
điểm này, nhà nghỉ
không đón khách do
dịch COVID-19, chỉ
có tám người thuê
trọ phòng theo tháng
còn lại là nhân viên,
tạp vụ và gia đình
chủ nhà nghỉ. Nhiều
người bị ngạt khói lả
đi, may mắn được kịp thời đưa ra ngoài.
Hỏa hoạn được khống chế sau đó, thiệt hại và nguyên
nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng làm rõ.
NGUYỄN TRÀ
cứu, hoàn thiện hồ sơ dự án
luật để trình QH cho ý kiến
tại kỳ họp thứ 10 và thông
qua tại kỳ họp thứ 11.
Không làm ảnh
hưởng đến quyền,
lợi ích của dân
Ngay trong chiều 22-4,
Ủy ban Thường vụ QH cho
ý kiến về dự án Luật Cư trú
(sửa đổi).
Phát biểu tại phiên họp,
Phó Chủ tịch thường trực
QHTòngThị Phóng cho rằng
hiện nay dòng dịch chuyển
lao động, cư trú của chúng
ta trong thời kỳ mới đã khác
trước rất nhiều, tình trạng di
cư lao động diễn ra phổ biến,
laođộngnôngthôndịchchuyển
về đô thị…Do vậy, cần phải
có phương thức quản lý mới
kịp thời về cư trú.
Xét tình hình thực tế, năng
lựcquản lýcủa cácđịaphương,
Phó Chủ tịch thường trực
QH Tòng Thị Phóng nhấn
mạnh các nội dung của Luật
Cư trú (sửa đổi) sẽ liên quan
đến hàng chục luật khác, do
vậy cần tiếp tục rà soát thật
kỹ các nội dung trong dự án
luật để đảm bảo tính đồng bộ.
Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá
Tỵ cũng cho rằng dự án Luật
Cư trú (sửa đổi) liên quan đến
nhiều bộ luật, luật khác, cả
về dân sự, kinh tế, hình sự,
hành chính…, nhất là liên
quan đến các thủ tục về sổ
hộ khẩu nên cần cân nhắc
kỹ lưỡng để không phát sinh
vấn đề pháp lý liên quan đến
quyền, lợi ích hợp pháp của
cá nhân.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch QH
Đỗ Bá Tỵ cho rằng tính sống
còn của dự án luật này liên
quan đến việc xây dựng cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư
và cấp số định danh cá nhân.
Nhưng hiện có nhiều số định
danh cá nhân chưa được cấp,
cơ sở dữ liệu quốc gia chưa
hoàn thành. Từ đó, Phó Chủ
tịchQHĐỗ Bá Tỵ nhấnmạnh
chỉ khi chúng ta hoàn thành
hai vấn đề này thì dự án luật
mới có thể có hiệu lực.•
Chủ tịchQHNguyễn Thị KimNgân tại phiên họp. Ảnh: VGP
Chủ tịch Quốc hội: Dân nghèo
khổ với hộ khẩu
Tại phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân bày
tỏ sự ủng hộ trình dự án luật này tại kỳ họp thứ 9 để các
đại biểu QH cho ý kiến. Chủ tịch QH cho rằng người dân
của nước ta trước nay đã khổ sở với sổ hộ khẩu rất nhiều.
Người nghèo tha hương lên thành phố nhưng con em
không đi học được vì không có hộ khẩu.
Theo Chủ tịch QH, việc quản lý theo mã số định
danh sẽ giúp biết người dân đi đến đâu nhanh chóng,
dễ theo dõi cho các cơ quan chức năng. Việc bỏ hình
thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu để thay thế bằng
quản lý theo mã số định danh cá nhân, cập nhật trên
cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú
là phương thức tiến bộ, mà từ lâu nhiều quốc gia trên
thế giới đã áp dụng.
Chủ tịch QH cho rằng việc thay đổi như vậy sẽ giúp tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân, đồng thời nâng cao
hiệu lực, năng lực quản lý nhà nước về dân cư.
Nhiều người có hiện tượng ngạt khói,
được lực lượng PCCC kịp thời đưa ra
ngoài an toàn. Ảnh: CTV
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook