089-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm23-4-2020
Lo
vỡ trận
khi đăng kiểm
ô tô sau cách ly xã hội
Nhiều doanh nghiệp vận tải ở TP.HCM lo lắng sau khi hết giãn cách xã hội,
các trung tâmđăng kiểm sẽ vỡ trận vì quá tải.
THYNHUNG
T
rong thời gian cách ly xã
hội theo Chỉ thị 16 của Thủ
tướng Chính phủ, nhiều
trung tâm đăng kiểm giảm
công suất kiểm định. Đồng
thời, số lượng ô tô kiểm định
cũng vắng dù nhiều xe đã tới
hạn đăng kiểm.
Điều này khiến nhiều doanh
nghiệp (DN) vận tải lo lắng
sau khi hết giãn cách xã hội,
các trung tâm đăng kiểm sẽ vỡ
trận vì quá tải.
Giảm số dây chuyền
hoạt động
Theo ghi nhận của PV, một
số trung tâm đăng kiểm xe cơ
giới (trung tâm) trên địa bàn
TP.HCM giảm 50% số dây
chuyền trong thời điểm dịch
COVID-19.
Cụ thể, tại Trung tâm đăng
kiểm XCG 5003V (quận Thủ
Đức) chỉ có hai dây chuyền
hoạt động.
Ông Trần Văn Chủ, Giám
đốc Trung tâmđăng kiểmXCG
5003V, cho biết thời gian này
số lượng xe tới đăng kiểmgiảm
khoảng 20%-30%. Một ngày
cả trung tâm (gồm hai cơ sở)
có khoảng 100 chiếc ô tô đến
đăng kiểm (cùng kỳ năm 2019
mỗi ngày có 150-160 xe).
Ông Chủ cho biết thêm
trước Chỉ thị 16 có năm dây
chuyền thì giảm xuống duy trì
hoạt động còn khoảng ba dây
chuyền. Đây là việc thực hiện
giãn cách theo Chỉ thị 16 của
Thủ tướng.
Tại trung tâm này, thứ Bảy
làm buổi sáng thì chỉ hoạt động
hai dây chuyền với 15 đăng
kiểm viên phục vụ khoảng 40
xe có nhu cầu đăng kiểm. Đa
số các xe đến đăng kiểm là xe
cá nhân, xe gia đình có nhu cầu
cấp thiết. Còn các dòng xe như
xe hợp đồng, xe du lịch…đang
trong giai đoạn tạm ngưng hoạt
động nên cũng không đến đăng
kiểm. Đó là lý do số lượng xe
đến đăng kiểm giảm mạnh.
Tương tự như vậy, các trung
tâm trên địa bàn TP.HCMcũng
giảm khoảng 30% số lượng xe
tới kiểmđịnh. Một số trung tâm
đã cho vận hành lại số lượng
dây chuyền đang có. Tuy nhiên,
lượng xe tới đăng kiểm quá ít
nên các dây chuyền cũng chưa
hoạt động hết công suất.
Các trung tâm cần
chủ động kế hoạch
đăng kiểm
Một thực tế cho thấy nếu
số lượng ô tô đăng kiểm giảm
đồng nghĩa với việc số xe hết
hạn đăng kiểm tăng lên. Hiện có
hàng chục ngàn xe chở khách,
xe taxi và xe công nghệ đã dừng
hoạt động đưa đón khách trong
mùa dịch COVID-19 không
đưa xe đến kiểm định. Theo
đó, nhiều người lo ngại rằng
sau thời gian hết hạn cách ly
xã hội, trung tâm đăng kiểm
sẽ quá tải ô tô.
Chủ một DN vận tải (chạy
tuyến Bến xeMiền Đông - Đắk
Lắk) cho rằng hiện nay một
lượng lớn xe của đơn vị đã đến
hạn đăng kiểm. Tuy nhiên, các
tài xế đang tạm nghỉ và các xe
cũng gửi trong bến bãi nên chưa
thể lấy đi đăng kiểm.
“Tôi chỉ lo sau khi các DN
vận tải được hoạt động trở lại
thì có lẽ các xe sẽ ùn ùn kéo
đi đăng kiểm. Điều này có thể
làm các trung tâm đăng kiểm
quá tải, việc đăng kiểm cũng
kéo dài thời gian” - vị này nói.
Ông Bùi Đình Quản (Chủ
tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa
TP.HCM) cho rằng các DN
vận tải phải sắp xếp tài xế để
chấp hành hạn kiểm định theo
luật pháp. DN nào không đưa
xe đi kiểm định khi tới hạn
thì phải chịu trách nhiệm về
hành vi này.
Ông Ngô Ngọc Sơn (Giám
đốc Trung tâmđăng kiểmXCG
5007V - quận Bình Tân) nhận
định: Hiện nay tại TP.HCM
có khoảng 17 trung tâm bao
gồm cả tư nhân, số lượng xe
sẽ được dàn trải và chia đều
nên sẽ không có hiện tượng
vỡ trận sau cách ly. Đồng thời,
ông Sơn cũng cho biết thêm tại
các địa phương khác cũng đã
có các trung tâm đăng kiểm
mọc lên và đó cũng là nguyên
nhân khiến cho lượng ô tô đăng
kiểm giảm.
“Riêng tại Trung tâm 5007V,
công suất có thể đạt hơn 300
xe mỗi ngày. Tuy nhiên, những
ngày thường không có dịch
cũng chỉ có hơn 100 xe, nhiều
lắm cũng chỉ có khoảng 180
xe” - ông Sơn nói.
Liên quan đến ô tô hết hạn
đăng kiểm di chuyển sau mùa
dịch, ông Bùi Hòa An (Phó
Giám đốc Sở GTVTTP.HCM)
cho biết: “Về nguyên tắc, xe
lưu thông phải đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật, vì thế các chủ
xe nên chủ động đăng kiểm khi
đến hạn. Trong đó, đăng kiểm
là một trong những ngành nghề
được hoạt động trong mùa dịch
COVID-19”.
Tuy vậy, để chủ động trong
việc người dân ùn ùn đi đăng
kiểm, ông An cho rằng các
trung tâm cũng nên có kế
hoạch và phương án phân bổ
kiểm định viên. Mục đích phục
vụ kịp thời người dân có nhu
cầu đăng kiểm. Ngoài ra, vẫn
phải đảm bảo phòng, chống
dịch COVID-19 sau khi giãn
cách xã hội.•
Các trung tâmđăng kiểmở TP.HCMkhá vắng do ảnh hưởng của COVID-19. Ảnh: THYNHUNG
Ảnh hưởng kế hoạch hoạt động
năm 2020
Việc giảm số lượng xe đăng kiểm cũng dẫn đến những khó
khăn nhất định đối với các trung tâm, nhất là các trung tâm
tư nhân.
Đầu tiên là ảnh hưởng về năng suất dẫn đến doanh thu sụt
giảm. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động của
các trung tâm trong năm 2020.
Ví dụ kế hoạch trong năm2020, một trung tâmdự kiến dùng
số tiền doanh thu đó để sửa chữa, mua sắm, tái đầu tư. Tuy
nhiên, hệ lụy của dịch COVID-19 làm các khoản đầu tư phải
rút gọn lại. Kế hoạch hoạt động cũng phải thay đổi khiến các
trung tâm cũng bị động trong việc triển khai kế hoạch mới.
Hiện TP.HCM có
khoảng 17 trung
tâm, số lượng xe sẽ
được dàn trải và chia
đều nên sẽ không có
hiện tượng vỡ trận
sau cách ly.
Chính thức khởi công
nút giao thông
NguyễnVănLinh -
NguyễnHữuThọ
Ngày 22-4, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP (Ban
QLDA), cho biết đơn vị đã phát lệnh khởi công dự
án xây dựng hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn
Linh - Nguyễn Hữu Thọ (giai đoạn 1).
Theo ông Phúc, để đảm bảo phòng, chống dịch
COVID-19, Ban QLDA chỉ phát lệnh khởi công để
bàn giao chính thức mặt bằng thi công cho các nhà
thầu. Ban QLDA không tổ chức lễ khởi công.
Theo dự kiến, ngay khi chính thức nhận mặt bằng
thi công vào ngày 22-4, các nhà thầu sẽ tiến hành
di dời cây xanh, trụ đèn chiếu sáng,... Sau đó, thi
công đường tạm và các hạng mục tổ chức giao thông
trước khi triển khai công tác thi công hầm chui.
Theo ghi nhận của PV, sáng 22-4, đơn vị thi công đã
bắt đầu đốn hạ và di dời cây xanh trên đường Nguyễn
Văn Linh (quận 7). Khu vực di dời cây xanh này sẽ
được dùng làm đường tạm để đảm bảo xe di chuyển
qua lại trước khi tiến hành xây dựng hầm chui.
Ông Lương Minh Phúc cho biết thêm dự án xây
dựng hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh
- Nguyễn Hữu Thọ sẽ có hai hầm chui trên đường
Nguyễn Văn Linh, tổng chiều dài mỗi hầm khoảng
456 m với ba làn xe. Dự kiến dự án thi công sẽ hoàn
thành trong tháng 6-2022.
Theo Ban QLDA, dự án này không có công tác
giải phóng mặt bằng mà chỉ tiến hành di dời công
trình hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể, trong phạm vi dự án
phải thực hiện công tác di dời tuyến cáp điện cao thế
220 kV, hệ thống các đường ống cấp nước và các
tuyến cáp viễn thông.
Theo ông Phúc, khó khăn lớn nhất trong quá trình
thi công là công trình trong phạm vi dự án có nhiều
hệ thống hạ tầng kỹ thuật như cáp điện ngầm cao thế
220 kV, hệ thống các tuyến cáp viễn thông, hệ thống
các tuyến ống cấp nước D1200, D600, D500, D300,
D150... của nhiều đơn vị chủ quản.
Do đó, công tác phối hợp thỏa thuận thống nhất
phương án di dời và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
mất rất nhiều thời gian. Lý do là phải trải qua nhiều
thủ tục theo quy định và không loại trừ những phát
sinh trong quá trình thi công ở hiện trường gây ảnh
hưởng đến tiến độ dự án.
Về công tác đảm bảo giao thông, theo ông Phúc,
công trình vừa triển khai thi công vừa đảm bảo giao
thông trong điều kiện ở nút giao, đầu mối giao thông
lớn nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình
triển khai.
“Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
giao thông sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn
bị các phương án khắc phục, phương án tổ chức giao
thông. Đồng thời, tập trung triển khai để khắc phục
các vấn đề nêu trên” - ông Phúc nhấn mạnh.
Ông Phúc đánh giá sau khi dự án này đi vào
sử dụng sẽ kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông
đang ngày một gia tăng tại khu vực nút giao thông
Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ. Từ đó góp
phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu vực, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam
cũng như TP.HCM. Đồng thời, tạo tiền đề cho việc
đầu tư hoàn chỉnh nút giao thông này ở giai đoạn 2.
ĐÀO TRANG
Các công nhân di dời cây xanh để làmđường tạm
cho các xe lưu thông qua lại. Ảnh: ĐÀOTRANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook