091-2020 - page 16

16
ĐỖTHIỆN
G
ần đây, truyền thông
đưa tin Trung Quốc
(TQ) bắt đầu đẩy mạnh
tuyên truyền và nỗ lực thể
chế hóa cái gọi là “yêu
sách Tứ Sa”, thay vì nhắc
lại yêu sách đường lưỡi
bò (hay đường chín đoạn).
Các chuyên gia trong nước
và quốc tế đã có nhiều mổ
xẻ về bản chất phi pháp của
yêu sách Tứ Sa của TQ,
đồng thời nhấn mạnh rằng
bản chất yêu sách này của
Bắc Kinh vẫn là độc chiếm
hầu hết diện tích của biển
Đông mà đường lưỡi bò thể
hiện trước đó.
Không từ bỏ
tham vọng đường
lưỡi bò phi pháp
Đầu tiên phải khẳng định:
TQ chưa bao giờ từ bỏ yêu
sách đường lưỡi bò. Trong
Công hàm số CML/14/2019
do TQ gửi lên Liên Hiệp
Quốc (LHQ) hồi tháng 12
năm ngoái, nước này dẫn lại
Công hàm số CML/17/2009
được gửi lên LHQ vào 10
năm trước đó - có đính kèm
bản đồ yêu sách đường lưỡi
bò. Năm 2009 được xem là
lần đầu tiên TQ chính thức
đưa bản đồ đường lưỡi bò
lên LHQ để chính thức hóa
quan điểm của họ về yêu
sách chủ quyền ở biển Đông.
Tr o n g Cô n g h àm s ố
CML/11/2020 gửi lên LHQ
hồi tháng 3 năm nay, TQ tuy
không nhắc lại Công hàm
số CML/17/2009 (trực tiếp
có bản đồ đường lưỡi bò)
nhưng dẫn lại Công hàm số
CML/14/2019 (tức là gián
tiếp bao hàm bản đồ đường
lưỡi bò). Mới nhất, TQ gửi
Công hàm số CML/42/2020
lên LHQ vào tháng 4 năm
nay, tiếp tục viện dẫn lại
công hàm năm 2009 có
đường lưỡi bò.
Như vậy, đường lưỡi bò đã
và đang đi xuyên suốt hành
trình của TQ trong việc nêu
ra lập trường về chủ quyền
ở biển Đông trước LHQ.
Điều này không khó hiểu,
bởi lẽ Bắc Kinh không dễ
dàng từ bỏ yêu sách phi pháp
này, vì cho đến nay nó được
xem là một lập trường được
TQ chính thức hóa trước
công luận.
Việc “lùi lại” hay thay đổi
quan điểm sẽ khiến TQ khó
ăn khó nói với thế giới, đặc
sách đường lưỡi bò (vì không
thuộc thẩm quyền của tòa)
nhưng phán quyết không
công nhận cái mà TQ gọi
là “quyền lịch sử” tại vùng
biển rộng lớn mà họ muốn
độc chiếm.
Phần đông thế giới, những
ai tôn trọng Công ước LHQ
về Luật Biển (UNCLOS)
năm 1982 đều đồng thuận:
Phán quyết năm 2016 đã
xóa bỏ khiến tính pháp lý
của đường lưỡi bò và TQ
dù muốn hay không cũng
đã thua trong “cuộc chiến
pháp lý” này. Vì vậy, việc
TQ có phần hạn chế việc sử
dụng thuật ngữ đường lưỡi
bò cũng là để tránh dư luận
quốc tế liên tưởng đến phán
quyết năm 2016.
Song song đó, việc diễn
giải yêu sách Tứ Sa cũng
được TQ cẩn thận tính toán,
sử dụng câu từ có phần mạch
lạc hơn, gần gũi hơn, ra vẻ
“thượng tôn pháp luật” hơn,
được cập nhật nhiều hơn các
khuyến nghị có lợi từ giới
học giả TQ và thân TQ, so
với một yêu sách đường
lưỡi bò bị đánh giá là rất
mơ hồ. Quan trọng không
kém, có học giả cho rằng
trong khi yêu sách đường
lưỡi bò chiếm hơn 80% diện
tích biển Đông thì với yêu
sách Tứ Sa, TQ tham vọng
độc chiếm vùng biển rộng
lớn hơn, ước tính trên 90%
biển Đông.
Từng bước thể chế hóa
Nếu như giai đoạn trước
năm 2013, TQ tập trung
vào việc cưỡng chiếm các
thực thể quan trọng ở biển
Đông từ sự kiểm soát của
các nước thì giai đoạn sau
đó đến năm 2019, Bắc Kinh
đẩy mạnh hết mức việc bồi
lấp, xây dựng hạ tầng biển
Đông. Hai giai đoạn này diễn
ra, tuy vấp phải sự phản đối
của nhiều quốc gia nhưng
về tổng thể TQ cũng chiếm
được một số ưu thế.
Bằng chứng là: TQ đã
chiếm được một số thực thể
có vị trí địa chiến lược khá
quan trọng, tiến hành xây
đảo nhân tạo trái phép mà
không gặp quá nhiều cản trở
trên thực địa. TQ ngoài mặt
dân sự hóa các đảo nhân tạo
bằng cách đưa dân ra sinh
sống, xây dựng đường bay,
mở dịch vụ du lịch, đặt trạm
nghiên cứu, dự báo thời tiết,
hải đăng,... còn thể hiện, qua
hình ảnh vệ tinh từ các cơ
quan nghiên cứu của Mỹ và
nước ngoài cung cấp, nỗ lực
quân sự hóa, biến các đảo
nhân tạo thành các tiền đồn
quân sự, bao gồm lực lượng
vũ trang.
Giai đoạn năm 2020 cung
cấp các chỉ dấu cho thấy TQ
đang từng bước “thể chế
hóa” những khu vực chiếm
đóng, đầu tư trái phép suốt
nhiều năm qua. Từ việc lập
hai quận đảo mới trực thuộc
cái mà TQ gọi là “thành phố
Tam Sa” đến việc cập nhật
cái gọi là “danh xưng tiêu
chuẩn” (tên chính thức) cho
hàng chục thực thể. Dù bị
phản đối và biết rõ những
việc làm này là vô ích về
mặt luật pháp quốc tế nhưng
TQ vẫn cố tình thực hiện,
thậm chí kéo dài để hòng tạo
ra thực trạng “bình thường
mới” hay “chuyện đã rồi”
để thế giới phải chấp nhận.•
Quốc tế -
ThứBảy25-4-2020
biệt có thể khiến nước này
dễ rơi vào tình thế “trước
sau bất nhất”. Vậy nên, có
lúc TQ tuyên truyền mạnh
đường lưỡi bò, có khi phải
dùng các thuật ngữ khác có
cùng bản chất bá quyền; có
khi dùng phương tiện ngoại
giao (như công hàm), có khi
lại dùng các phương tiện
truyền thông để truyền bá
yêu sách, đảm bảo nguyên
tắc thống nhất: TQ không từ
bỏ lợi ích đường lưỡi bò phi
pháp. Tất cả đều nằm trong
cuộc chiến truyền thông/
cuộc chiến thông tin, tuyên
truyền của TQ.
Từ đường lưỡi bò
phi pháp đến Tứ Sa
vô căn cứ
Tr ong c á c công hàm
số CML/14/2019 và số
CML/11/2020 gửi tổng thư
ký LHQ, chính quyền Bắc
Kinh tuyên bố nước này có
chủ quyền đối với khu vực
Nam hải chư đảo, gồm bốn
nhóm đảo mà TQ gọi là
quần đảo: Đông Sa (đảo đá
Pratas), Tây Sa (quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam),
Nam Sa (quần đảo Trường
Sa của Việt Nam) và Trung
Sa (bãi ngầm Macclesfield,
một bãi ngầm hoàn toàn nằm
dưới mặt nước ngay cả khi
triều xuống thấp nhất).
Song song đó, TQ đòi hỏi
các quyền lợi phi lý liên
quan đến vùng biển rộng
lớn này, như: (a) Các nhóm
đảo nói trên là quần đảo và
được sử dụng đường cơ sở
thẳng để xác định đường cơ
sở và vùng nước quần đảo;
và (b) Các nhóm đảo này có
vùng nước quần đảo, lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế
200 hải lý và thềm lục địa
tính từ đường cơ sở thẳng.
Cạnh đó, TQ vẫn theo đuổi
quan điểm nước này có
quyền lịch sử ở biển Đông,
điều mà Tòa Trọng tài năm
2016 đã bác.
Theo một số nhà nghiên
cứu, bản chất yêu sách Tứ
Sa không phải mới. Các ý
tưởng về việc áp dụng các
đường cơ sở thẳng theo kiểu
TQ, vốn rất vô lý và tùy tiện,
cũng được TQ đơn phương
tuyên bố từ nhiều năm trước,
vấp phải sự phản đối mạnh
mẽ từ các nước.
Việc Bắc Kinh đẩy mạnh
sử dụng thuật ngữ yêu sách
Tứ Sa thời gian gần đây trên
các kênh ngoại giao, truyền
thông có lẽ xuất phát từ
các yêu cầu thực tiễn. Thứ
nhất, dù phán quyết của Tòa
Trọng tài năm 2016 không
trực tiếp bác bỏ chủ quyền
của TQ trong phạm vi yêu
Người phát ngôn BộNgoại giao TrungQuốc Cảnh Sảng liên tục có phát ngôn sai trái,
bị Việt Namvà nhiều nước bác bỏ. Ảnh: INTERNET
Tiết lộ nội dung cuộc diễn tập
tàu chiến Mỹ-Úc
Chuyên trang
Naval Technology
ngày 23-4 tiết lộ nội dung
cuộc tập trận chung của nhóm tàu hộ vệ HMAS Parramatta
(Úc) và tàu khu trục USS Barry, tàu tấn công đổ bộ USS
America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS
Bunker Hill (Mỹ). Theo đó, tàu HMAS Parramatta và tàu USS
Bunker Hill tham gia diễn tập phối hợp lực lượng và diễn
tập cơ động trên biển.
Cạnh đó, cả bốn tàu cùng nhau diễn tập bắn đạn thật và
điều phối hoạt động trực thăng, cũng như diễn tập bảo vệ
lực lượng tàu chiến nhỏ với mục tiêu bảo vệ là tàu HMAS
Parramatta. Ngoài ra, tàu HMAS Parramatta còn thực hiện
các hoạt động phối hợp chỉ huy - điều khiển và tương tác
tác chiến với các tàu chiến Mỹ.
Chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy nhóm tàu viễn chinh
USS America, tuyên bố: “Việc thể hiện khả năng tác chiến
chung ở biển Đông gửi đi thông điệp rõ ràng đến các đồng
minh, đối tác của Mỹ trong khu vực rằng chúng tôi cam kết
sâu sắc về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
mở và tự do”.
Công hàm (mà TQ gửi lên
LHQ ngày 17-4) nêu các yêu
sách chủ quyền phi lý của TQ
đối với Hoàng Sa và Trường Sa
là hoàn toàn trái với Công ước
LHQvềLuậtBiểnnăm1982.Việt
Namđã lưu hành công hàmtại
LHQđểbácbỏcácyêusáchnày.
Việt Nam cũng đã giao thiệp
với TQ để khẳng định mạnh
mẽ lập trường nhất quán của
Việt Nam, bác bỏ quan điểm
sai trái của TQ.
PhóphátngônBộNgoạigiaoViệtNam
NGÔ TOÀN THẮNG
nói hôm 23-4
Họ đã nói
Với yêu sách Tứ Sa
vô căn cứ, TQ tham
vọng độc chiếm
vùng biển rộng lớn
hơn, ước tính trên
90% biển Đông.
Biển Đông: Lý do Trung Quốc đi
nước cờ “yêu sách Tứ Sa”
Trung Quốc dùng thuật ngữ yêu sách Tứ Sa không đồng nghĩa là nước này từ bỏ yêu sách
đường lưỡi bò phi pháp.
Yêu sách đường lưỡi bò phi pháp của TrungQuốc ở biểnĐông.
Ảnh: CSIS
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook