091-2020 - page 9

9
Ô tô bắt buộc phải có camera lùi
Bộ Công an cũng đề xuất các loại ô tô phải đảmbảo 12 điều kiện
về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì mới được
phép tham gia giao thông.
Trong đó, hai điểm mới nổi bật là ô tô phải có camera quan sát
khi lùi xe (lộ trình thực hiện bắt đầu từ ngày 1-1-2025). Ngoài ra, ô
tô chở người đến chín chỗ ngồi phải có trang bị túi khí tại vị trí ngồi
của người lái xe và vị trí của người ngồi hàng ghế phía trước trong.
Tại cuộc làm việc với Thường
trựcThànhủyTPHàNội ngày 20-4,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
yêu cầuHà Nội phải tập trung giải
quyết dứt điểmmột số tồn tại trên
địabàn, trongđó cóxử lý sai phạm
xây dựng tại tòa nhà 8B Lê Trực.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Hà
Nội trong xử lý nhà 8B LêTrực cần
bảo đảm quy hoạch chi tiết khu
vực này, an toàn công trình, bảo
đảm quyền lợi đúng mức, đúng
đắn cho nhà đầu tư, cần phải làm
ngay phương án cụ thể vì công
trình này kéo dài gần 10 nămmà
chưa xử lý xong.
bị phá dỡ sẽ được tiến hành từ nay
đến ngày 12-5, ngày 15-5 sẽ chính
thức tiến hành phá dỡ.
Theo đó, lực lượng chức năng sẽ
phá bỏ mái, vách ngăn, chỉ để lại
khung, cột của tầng 18 để đảm bảo
an toàn kết cấu công trình. Sau khi
phá dỡ tầng 18, các đơn vị chuyên
môn sẽ đánh giá lại để tiếp tục có
phương án phá dỡ tiếp tầng 17.
Đơn vị thực hiện phá dỡ là Công
ty CP Đầu tư xây dựng dân dụng
Bắc Nam. Đây là đơn vị được quận
Ba Đình chỉ định thực hiện công
tác phá dỡ sau khi xin ý kiến TP
Hà Nội.
Ngày 24-4, đại diện chủ đầu
tư nhà 8B Lê Trực là Công ty CP
May Lê Trực cũng đã có đơn kiến
nghị gửi lãnh đạo TP Hà Nội đề
nghị dừng phá dỡ giai đoạn 2 nhà
8B Lê Trực.
Theo đó, chủ đầu tư cho rằng dự
án nhà 8B Lê Trực không thuộc
đối tượng phải cấp phép xây dựng
(theo Điều 19 Nghị định 12/2009
của Chính phủ) nên việc quận Ba
Đình ra quyết định đình chỉ thi công,
yêu cầu phải xin cấp giấy phép xây
dựng là trái quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cho rằng
các quyết định xử phạt vi phạm hành
chính của quận Ba Đình (vào tháng
10-2015 và 1-2016) đến nay đã hết
hiệu lực thi hành vì quá hai năm,
không còn giá trị thực hiện. Cả hai
quyết định đều không có nội dung
phá dỡ tầng 17, 18…
Chủ đầu tư cũng cho rằng đơn
vị được chỉ định phá dỡ giai đoạn
2 của tòa nhà là Công ty cổ phần
Đầu tư xây dựng Bắc Nam không
có giấy phép năng lực hoạt động
xây dựng cấp I của Bộ Xây dựng,
vì thế không đủ khả năng phá dỡ
công trình có kết cấu phức tạp
như nhà 8B Lê Trực.•
TRỌNGPHÚ
N
gày 24-4, ông Bùi Thanh Bình,
Trưởng phòng Đô thị quận Ba
Đình, cho biết dự kiến chi phí
phá dỡ tầng 18 nhà 8B Lê Trực sẽ
hết khoảng 17 tỉ đồng.
Chi phí phá dỡ được tính
thế nào?
Theo ông Bình, trong các chi phí để
xây dựng dự toán lên tới 17 tỉ đồng
trên bao gồm chi phí cho hạng mục
cẩu tháp (chi phí lắp đặt, tháo dỡ,
bảo hiểm công trình…); khối lượng
phá dỡ; một số định mức, đơn giá
vật liệu khác…
“Một số nội dung trong dự toán
chưa có định mức, chưa có đơn
giá cụ thể nên khi xây dựng dự
toán quận đã mời Viện Khoa học
công nghệ xây dựng (IBST) - Bộ
Xây dựng về để xây dựng đơn giá.
Trong đó có đơn giá sử dụng thiết
bị cắt sàn bê tông bằng máy cắt bê
tông dây kim cương, đây là thiết
bị khá đắt tiền” - ông Bình nói.
Tuy nhiên, ông Bình cũng cho
biết một số chi phí chưa có định
mức, đơn giá cụ thể thì quận mới
xây dựng dự toán tạm tính, còn
phải căn cứ vào thực tế thi công
mới ra được chi phí chính thức. Dự
toán tạm tính này cũng đã được Sở
Tài chính TP Hà Nội cho ý kiến.
Theo đại diện quận Ba Đình, chi
phí phá dỡ giai đoạn 2 bước đầu
sẽ được ngân sách bỏ ra, sau khi
phá dỡ sẽ yêu cầu phía chủ đầu
tư tòa nhà chi trả.
Trước đó, ngày 17-4, Sở Xây
dựng TP Hà Nội cũng đã có văn
bản hướng dẫn quận Ba Đình phải
cập nhật hồ sơ dự toán các hạng
mục theo quy định về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng (Nghị định
68/2019 của Chính phủ và Thông
tư 09/2019 của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn xác định và quản lý
chi phí đầu tư xây dựng; Thông
tư 10/2019/TT-BXD về định mức
xây dựng; Thông tư 11/2019/TT-
BXD về hướng dẫn xác định đơn
giá nhân công xây dựng…) để xác
định dự toán cho phù hợp.
Sẽ phá dỡ trước t ng 18
Trước đó, từ chiều tối 22-4,
phường Điện Biên, quận Ba Đình
đã cho phong tỏa đoạn đường khu
vực mặt tiền nhà 8B Lê Trực để lắp
đặt thiết bị cẩu tháp chuẩn bị phá
dỡ giai đoạn 2 đối với tòa nhà này.
Dự kiến việc lắp đặt cẩu tháp, thiết
Đoạn đường khu vực nhà 8B Lê Trực được phong tỏa để lắp đặt cẩu tháp
chuẩn bị tiến hành phá dỡ tầng 18. Ảnh: TRỌNGPHÚ
Quận Ba Đình ứng
17 tỉ phá dỡ t ng 18
nhà 8B Lê Trực
Số tiền này do ngân sách quận ứng ra, sau khi hoàn tất phá dỡ,
quận sẽ yêu cầu phía chủ đầu tư thanh toán chi phí
phá dỡ thực tế.
Dự kiến việc lắp đặt
cẩu tháp, thiết bị phá
dỡ sẽ được tiến hành
đến ngày 12-5, ngày
15-5 sẽ chính thức tiến
hành phá dỡ.
BộCônganđề xuất phân
loại 17hạnggiấy phép lái xe
Dự thảo luật của Bộ Công an phân chia 17 hạng giấy
phép lái xe khác nhau, trong đó có nhiều điểmmới
so với quy định hiện hành.
Trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường
bộ, Bộ Công an đề xuất rất nhiều quy định mới về giấy phép lái
xe (GPLX). Theo đó, Bộ Công an chia GPLX thành 17 hạng
khác nhau thay vì 13 hạng như hiện nay, gồm A0, A1, A, B1, B2,
B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.
Đáng chú ý, trong số trên, lần đầu tiên GPLX hạng A0 được
quy định cấp cho người lái xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có
dung tích xylanh dưới 50 cc hoặc có công suất động cơ điện
không vượt quá 4 kW. Người điều khiển loại phương tiện này
phải đủ 16 tuổi trở lên.
Ngoài ra, hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có
dung tích xylanh từ 50 cc đến 125 ccc hoặc có công suất động
cơ điện trên 4 kW đến 11 kW. Đối với GPLX hạng A2 hiện nay
(đang áp dụng để điều khiển các loại mô tô có dung tích trên
175 cc) sẽ được gộp chung lại trong GPLX hạng A dành cho xe
trên 125 cc.
Đặc biệt, dự thảo này cũng quy định chi tiết hơn về việc cấp
GPLX cho người khuyết tật. Cụ thể, người khuyết tật điều
khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp
GPLX hạng A1. Nếu người khuyết tật điều khiển xe ô tô có cơ
cấu điều khiển phù hợp với tình trạng khuyết tật thì được cấp
GPLX hạng B2.
Bên cạnh việc sắp xếp, phân loại lại các hạng GPLX, Bộ Công
an cũng đề xuất nhiều điểm mới về thời hạn của GPLX. Theo đó,
GPLX hạng A0, A1, A, B1 không quy định thời hạn. GPLX hạng
B2 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 60 tuổi; trường hợp người
lái xe trên 60 tuổi thì GPLX được cấp có thời hạn 10 năm kể từ
ngày cấp.
Đối với GPLX hạng B sẽ có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Các hạng GPLX còn lại có thời hạn năm năm kể từ ngày cấp.
Ngoài ra còn một điểm mới khác, đó là việc đào tạo và sát
hạch lái xe sẽ được quy định trong luật, thay vì thông tư như
hiện nay. Bộ Công an cho rằng hiện nay việc sát hạch cấp
GPLX; quản lý cấp mới, cấp lại, cấp đổi… chỉ quy định ở thông
tư của bộ quản lý chuyên ngành nên khi thực hiện đã bộc lộ
nhiều kẽ hở trong công tác quản lý. Một trong những kẽ hở đó
là nhiều tài xế chưa đảm bảo yêu cầu về trình độ, kỹ năng, đạo
đức lái xe; hoặc khi được cấp GPLX rồi thì người lái xe gần
như bị bỏ ngỏ, không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong
việc quản lý, giám sát quá trình chấp hành pháp luật của người
lái xe.
Chưa hết, sự lỏng lẻo trong công tác cấp và cấp lại GPLX đã
dẫn đến tình trạng hàng trăm ngàn GPLX tạm giữ, bị tước quyền
sử dụng, tồn đọng tại cơ quan CSGT mà người vi phạm không
đến xử lý, không đến nhận. Không ít trong số đó, cơ quan công
an phát hiện đã được cấp lại GPLX khác, thậm chí có người sở
hữu tới 2-3 GPLX.
TUYẾN PHAN
Dự thảomới của Bộ Công an chiaGPLX thành 17 hạng khác nhau
thay vì 13 hạng như hiện nay. Ảnh: TUYẾNPHAN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook