093-2020 - page 9

9
Họ đã nói
TheoMAUR, việc tháodỡ toànbộ rào
chắn đoạn từ Đồng Khởi đến đường
NguyễnHuệ, mặt bằngphía trước Nhà
hátTP trả lại không gian thông thoáng
và sạch đẹp cho khu vực này sớmhơn
sáu ngày so với kế hoạch báo cáo TP
và sớm hơn 127 ngày so với kế hoạch
thi công ban đầu.“Đây là nỗ lực rất lớn
của MAUR và nhà thầu thi công tuyến
metro số 1 trong thời điểm còn nhiều
khó khăn do dịch COVID-19” - vị đại
diện MAUR nói.
Chủ tịch TP.HCM
tham quan Ga Nhà
hát TP
Chiều 27-4, ôngNguyễnThành
Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM,
cùng đoàn lãnh đạo TP đã đến
thamquan Ga Nhà hát TP. Tại đây,
Chủ tịch UBNDTP NguyễnThành
Phong ghi nhận sự nỗ lực của tập
thểMAURvà cácnhà thầu thi công
đã đưa dự án hoàn thành sớm
hơn tiến độ đề ra, đặc biệt trong
thời điểmCOVID-19 nhưhiệnnay.
Ông Bùi Xuân Cường, Trưởng
ban MAUR, đã giới thiệu cho
đoàn công tác những hạng mục
đã hoàn thành, điểm nổi bật của
nhà ga này.Theo ông Cường, mặc
dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
song toàn bộ công nhân, kỹ sư
vẫn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
Trong đó, gần 3.000 công nhân,
kỹ sư vẫn tuân thủ các điều kiện
phòng, chốngdịchCOVID-19 như
giữ khoảng cách, sát khuẩn và đo
thânnhiệttrướcvàsaukhilàmviệc.
Ngoài ra, ông Cường cũng cho
biết hiện tiến độ chạy thử tàu bên
Nhật Bản đã hoàn tất nhưng do
ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
nên tàu chưa thể về Việt Nam và
đội ngũ chuyên gia của Nhật Bản
cũng chưa thể theo tàu về.
Ông Bùi Xuân Cường, Trưởng ban
MAUR, cho biết hiện tại mặt bằng
công viên Ga Nhà hát TP đã hoàn
trả sớm hơn dự kiến 17 ngày. Trước
đó, MAUR có kế hoạch cho người
dân tham quan tại Ga Nhà hát TP,
tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh
COVID-19 thì không thể tập trung
đông người. Theo đó, MAUR sẽ lùi
lịch tham quan Ga Nhà hát TP cho
tới khi hết dịch.
Niềm vui nhân đôi
“Đây là niềm vui, niềm hạnh phúc
và tự hào khi chúng tôi được thamgia
vào dự án. Trong suốt quá trình thi
công, chúng tôi đã tiến hành, bố trí
và lập tiến độ thi công để hoàn thành
đúng như kế hoạch đề ra. Đến nay,
tiến độ của Ga Nhà hát TP đã vượt
kế hoạch đề ra khoảng sáu tháng, đó
là kết quả ngoài mong đợi” - anh Lê
Thành Lê, một trong những kỹ sư thi
công đầu tiên của Ga Nhà hát TP từ
những ngày dựng rào chắn, chia sẻ.
Theo anh Lê, trong suốt quá
trình thi công, công trình gặp rất
nhiều khó khăn nhưng nhà thầu
đã từng bước tháo gỡ và vượt qua
được những thời khắc khó khăn đó.
Ga Nhà hát TP nằm ở giữa trung
tâm TP, liền kề các công trình có
kiến trúc cổ 100 năm như UBND
TP, khách sạn Rex, Nhà hát TP…
những công trình này được thiết
kế là móng nông. Do đó, từ những
ngày đầu thi công thì nhiệm vụ
đầu tiên là phải đảm bảo cho các
công trình kiến trúc này được an
toàn. Chính vì vậy, từ những ngày
làm tường vây, đào kết cấu, hoàn
thiện và phá dỡ… đến thời điểm
này thì mọi khó khăn đều đã được
vượt qua.
Còn theo đại diện nhà thầu thi
công, trong suốt quá trình thi công
nhà thầu luôn đảm bảo an toàn thi
công trong dự án. Theo đó, nhà thầu
phải tập hợp kỹ sư, công nhân để
phổ biến về mối nguy có thể xảy
ra trong quá trình thi công. Đồng
thời, nhà thầu luôn kiểm tra, đốc
thúc các công nhân tuân thủ kỹ
thuật. “Là một nhà thầu, chúng tôi
rất vui khi hoàn thành một hạng
mục công việc của Ga Nhà hát TP
trước ngày lễ 30-4 của Việt Nam.
Đây là sự nỗ lực của kỹ sư, công
nhân và sự chỉ đạo xuyên suốt của
MAUR” - đại diện liên doanh nhà
thầu thi công nói.
Chia sẻ thêm về kế hoạch sắp tới,
đại diện MAUR, đơn vị sẽ tiếp tục
phối hợp với các đơn vị liên quan
triển khai tăng tốc thi công các
hạng mục tiếp theo của dự án. Cụ
thể, các hạng mục lớn như lắp đặt
hệ thống đường ray, hệ thống cơ
điện, thông tin tín hiệu… trên toàn
tuyến và lắp đặt trang thiết bị, hoàn
thiện tại các nhà ga, đảm bảo hoàn
thành 85% khối lượng dự án trong
năm 2020, hướng tới mục tiêu đưa
dự án vào vận hành và khai thác
cuối năm 2021.•
ĐÀOTRANG
S
áng 27-4, tầng B1 Ga Nhà hát
TP thuộc dự án tuyến đường sắt
đô thị số 1 (Bến Thành - Suối
Tiên) chính thức hoàn thành trước
sự nỗ lực của tập thể Ban quản lý
đường sắt đô thị (MAUR), các nhà
thầu, kỹ sư và công nhân.
Cán đích vượt kế hoạch
Theo ghi nhận của PV, tại tầng B1
Ga Nhà hát TP đến nay đã cơ bản
hoàn thiện các hạng mục bao gồm
trang trí, cơ điện, thang cuốn, ánh
sáng, phân bổ các khu vực. Thiết kế
của tầng B1 khá đẹp, thu hút và bắt
mắt gần giống như thiết kế của Nhà
hát TP, UBND quận 1.
Ngoài ra, toàn bộ không gian, mặt
bằng khu vực Ga Nhà hát TP đoạn
từ đường Đồng Khởi đến đường
Nguyễn Huệ cũng đã được hoàn trả.
Tại Công viên Lam Sơn (trước kia
cho dự án tuyến metro số 1 mượn
mặt bằng) đã hoàn tất trải nhựa,
trồng cây xanh, giao thông khu vực
thông thoáng, kế bên công viên là
lối đi xuống Ga Nhà hát TP.
Anh Lê Thành Lê, quản lý thi công
Ga Nhà hát TP, cho biết nhà ga này
có năm lối lên xuống từ nhiều vị trí
như khu vực khách sạn Rex, Saigon
Square, khu Công viên Lam Sơn. Từ
đây người dân có thể tiếp cận và dễ
dàng di chuyển xuống ga tàu. “Do
nhà ga nằm gần với tòa nhà có kiến
trúc cổ, trong đó có Nhà hát TP nên
kiến trúc của nhà ga này cũng theo
tông chủ đạo là kiến trúc cổ. Có thể
thấy từ kiến trúc, cột, nền màu sắc
nhà ga, trang trí cũng theo kiến trúc
này” - anh Lê chia sẻ.
Theo anh Lê, hiện các công nhân,
kỹ sư đang tiếp tục thi công hoàn
thiện tầng B2 và B4 cho tầng tàu
chạy. Khối lượng tổng thể đã hoàn
thiện về mặt xây dựng là 99%, công
tác hoàn thiện cơ bản khoảng 80%.
Tầng B3 là tầng trang thiết bị cho
nhân viên ga, trung tâm kiểm soát
thảm họa, khu vực nghỉ ngơi và các
phòng thiết bị điện… cũng đã được
lắp đặt thiết bị cơ bản.
Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễn Thành Phong cùng đoàn lãnh đạo TP đã đến tham
quanGaNhà hát TP. Ảnh: ĐÀOTRANG
Đường tàu chạy dừng, đỗ tại tầng B2. Ảnh: ĐÀOTRANG
Ga Nhà hát Thành phố của tuyến
metro số 1 cán đích trước 30-4
Ga Nhà hát TP và Ga Ba Son làmột trong hai ga ngầm của gói thầu CP1b thuộc tuyếnmetro số 1 được thiết kế
ngầmdài 190m, rộng 26m, gồmbốn tầng.
Huế muốn lên thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2021
Toàn bộ không gian,
mặt bằng khu vực Ga
Nhà hát TP đoạn từ
đường Đồng Khởi đến
đường Nguyễn Huệ đã
được hoàn trả.
Sáng 27-4, Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế cho biết vừa
ban hành Nghị quyết số 16 thông qua đề án “Xây dựng
Thừa Thiên-Huế trở thành TP trực thuộc trung ương
trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và
bản sắc văn hóa Huế; cơ chế, chính sách đặc thù đối với
Thừa Thiên-Huế”.
Nghị quyết này thống nhất việc đề nghị các cấp trung
ương có thẩm quyền phê duyệt đề án xây dựng Thừa
Thiên-Huế trở thành TP trực thuộc trung ương trên nền
tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn
hóa Huế.
Đề nghị cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên-
Huế và xem xét khả năng cho phép thành lập TP Thừa
Thiên-Huế trực thuộc trung ương vào năm 2021. Tỉnh ủy
Thừa Thiên-Huế cũng đã thống nhất đề án điều chỉnh địa
giới hành chính đối với TP Huế.
Theo đề án này, sẽ có 13 xã, phường của các huyện, thị
xã lân cận được sáp nhập vào TP Huế gồm Thủy Bằng,
Thủy Vân (thị xã Hương Thủy); Hương Hồ, Hương An,
Hương Thọ, Hương Vinh, Hương Phong, Hải Dương (thị
xã Hương Trà); Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú
Thanh, thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang).
Sau khi sáp nhập vào TP, sẽ có bốn xã chuyển thành
phường gồm Hương Vinh, Phú Thượng, Thủy Vân và thị
trấn Thuận An. 
TP Huế có chín phường sẽ sáp nhập thành năm phường
gồm phường Phú Cát và Phú Hiệp sẽ thành phường Gia
Hội; phường Phú Bình và Thuận Lộc thành phường
Thuận Lộc; phường Phú Hòa và Thuận Thành thành
phường Thuận Thành. Một số diện tích tự nhiên và dân
số của phường Phú Thuận nhập vào phường Tây Lộc,
một phần phường Phú Thuận vào phường Thuận Hòa. 
Sau khi hoàn thành sáp nhập, TP Huế sẽ có diện tích tự
nhiên hơn 266 km
2
, dân số hơn 652.000 người, gồm 29
phường và bảy xã.
NGUYỄN DO
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook