14
Bạn đọc -
ThứSáu8-5-2020
NGUYỄNHIỀN-VIẾT THỊNH
H
ành vi “cung cấp, chia
sẻ các tác phẩmbáo chí,
văn học, nghệ thuật,
xuất bản ấn phẩm mà không
được sự đồng ý của chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ…” có
thể bị phạt 5-10 triệu đồng
(đối với cá nhân), 10-20 triệu
đồng (đối với tổ chức).
Quy định này nằmở điểmđ
khoản 1 Điều 101 Nghị định
số 15/2020.
Phải có yếu tố
lợi dụng
Việc chia sẻ các bài báo
trên mạng xã hội (MXH)
như Facebook, Zalo… mà
từ trước đến nay có không ít
người làm với mục đích chia
sẻ những thông tin bổ ích cho
nhiều người biết đến.
Thế nhưng nhiều người
không rõ việc chia sẻ link bài
báo như lâu nay thì kể từ ngày
15-4 (ngàyNghị định 15/2020
có hiệu lực), người chia sẻ có
bị xử phạt hay không.
TSCaoVũMinh, giảngviên
Trường ĐH Luật TP.HCM,
phân tích: Theo Điều 28 Luật
Sở hữu trí tuệ thì “nhân bản,
sản xuất bản sao, phân phối,
trưng bày hoặc truyền đạt tác
phẩm đến công chúng qua
mạng truyền thông và các
phương tiện kỹ thuật số mà
không được phép của chủ sở
hữu quyền tác giả” là hành
vi xâm phạm quyền tác giả.
Tuynhiên,cầnlưuýtrongcấu
thành của vi phạmnày phải thể
hiện yếu tố “lợi dụng MXH”.
“Tất nhiên, khi xử phạt,
người có thẩm quyền phải
chứng minh thế nào là lợi
dụngMXH để cung cấp, chia
sẻ các tác phẩm báo chí mà
không được sự đồng ý của
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
So với Nghị định 174/2013
trước đó thì đây là một nội
dung mới của Nghị định
15/2020” -TSMinhnhậnđịnh.
Chỉ phạt nếu
suy diễn
Luật sưLêVănHoan, Đoàn
Luật sư TP.HCM, cho rằng:
“Hiện nay, trên các trang báo
điện tử thường để sẵn các nút
chia sẻ như Zalo, Facebook…
để người đọc dễ dàng chia sẻ
trên các trang MXH. Mục
đích của việc làm này nhằm
mục đích tác phẩm báo chí
của mình được nhiều người
biết đến.
Nên chăng tờbáonàokhông
muốn bài báo củamình bị xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ thì
khóa nút chia sẻ lại để người
đọc không bị dính bẫy”.
Trả lời câu hỏi của
Pháp
Luật TP.HCM
về chia sẻ
đường link bài báo trênMXH,
ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh
Thanh tra phụ trách - Thanh
tra Bộ TT&TT, cho biết đó
là việc bình thường và không
bị xử lý.
“Nếu như một bài báo bị
ai đó đưa lên mạng và bị sửa
một vài ý để thành ra ý khác,
Chia sẻ link bài báo lên Facebook
có bị phạt?
Nếu đưa bài báo lên hoặc trích dẫn có dẫn nguồn và chia sẻ bình thường thì không bị xử phạt.
Ảnh: HOÀNGGIANG
“Nếu đưa bài báo
lên hoặc trích dẫn có
dẫn nguồn và chia
sẻ bình thường thì
không bị xử phạt.”
Ông
Đỗ Hữu Trí
, Phó
Chánh Thanh tra phụ trách
- Thanh tra Bộ TT&TT
Chia sẻ bài báo thì được phép nhưng phải đảmbảo giữ nguyên ý của tác giả.
Trên các trang mạng xã hội hiện nay
hay các trang thương mại điện tử đang
rao bán công khai nhiều USB âm nhạc.
Đặc biệt là USB âm nhạc sử dụng trên ô tô với kích thước
nhỏ gọn có thể chứa hàng ngàn bài hát với mức giá chỉ
vài trăm ngàn đồng. Xin hỏi, những cá nhân, đơn vị kinh
doanh loại hình trên có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối
với những bài hát có trong USB hay không?
Bạn đọc
Tô Vĩnh Đạt
(TP.HCM)
Luật sư
Từ Tiến Đạt
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả lời:
Hiện nay, rất nhiều sản phẩm USB chứa nhạc bán
trên các trang mạng là sao chép lậu. Đây là hành vi
vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể ở đây là vi phạm
quyền tác giả.
Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các quyền tác giả
sẽ do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện
hoặc cho phép người khác thực hiện.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số
hoặc toàn bộ quyền tác giả phải xin phép và trả tiền nhuận
bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu
quyền tác giả.
Do đó, những chiếc USB chứa hàng ngàn tác phẩm âm
nhạc mà chỉ có giá vài trăm ngàn đồng. Trong khi những
người này không phải trả phí để sử dụng những sản phẩm
âm nhạc đó nên lợi nhuận kinh doanh rất lớn.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà hành vi này có
thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Ngoài ra, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật dân sự.
Đối với xử phạt hành chính, Nghị định 131/2013 (được
sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017) quy định phạt
tiền 5-10 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ hàng hóa
được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác
giả, quyền liên quan.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 27 nghị định này quy định phạt
tiền 15-35 triệu đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm,
ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của
nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
Đối với trách nhiệm hình sự, cá nhân, tổ chức thực
hiện hành vi xâm phạm ở mức độ nghiêm trọng, thực
hiện hành vi với quy mô thương mại, số tiền thu lợi bất
chính trên 50 triệu đồng có thể bị xử lý hình sự về tội
xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan theo Điều
255 Bộ luật Hình sự. Mức phạt có thể lên tới 1 tỉ đồng
và phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
HỮU ĐĂNG
Quảng cáo
Thời gian đào tạo:
01 năm, học vào các buổi
tối thứ 2 đến thứ 6 (18h-21h) và ngày thứ 7.
Bằng cấp:
Bằng Thạc sĩ luật chuyên ngành
Luật Kinh doanh quốc tế và so sánh
do trường
Đại học Montesquieu Bordeaux 4 cấp. Bằng có
giá trị quốc tế.
Các trường thamgia liênkết:
ĐHLuậtTP.HCM,
ĐH Lyon, ĐH Bordeaux, ĐH Toulouse và ĐH Tự
do Bruxelles.
Học tại:
Trường ĐH Luật TP.HCM, cơ sở 02
Nguyễn Tất Thành, Q.4, TP. HCM.
Đối tượng tuyển sinh: Cử nhân ngành Luật,
Kinh tế, Quản trị, Ngoại thương, Ngoại ngữ
(tiếngPháp)…
Cókhóahọc trangbị kiến thức luật
cơ bản và nâng cao cho học viên chưa có bằng cử
nhân Luật và khóa tiếng Pháp tăng cường.
Hồsơđăngký
tạiWebsite:www.hcmulaw.edu.
vn.
Hạncuốinhậnhồsơ:15/7/2020.
Dựkiếnkhai
giảng:10/2020.
Liênhệ:Ms.Phương-PhòngA902
TrườngĐHLuậtTP.HCM-02NguyễnTấtThành-Q.4.
ĐT: (08) 3940.0989 (nhánh:120)/ 0913115078,
email:
THÔNG BÁO TUYỂN SINH KHÓA 11
CHƯƠNGTRÌNH LIÊN KẾT ĐÀOTẠO
THẠC SĨ LUẬT BẰNGTIẾNG PHÁP
Được phép chia sẻ link bài báo
Việc cung cấp, chia sẻ
cáctácphẩmbáochíđược
hiểu là các hành vi như
saochépcác tin, bài hoặc
cung cấp đường dẫn tới
các tin, bài của cơ quan
báo chí đã đăng tải.
TạiĐiều15củaluậtnày
quy định“tin tức thời sự
thuần túy”không thuộc
phạm vi bảo hộ quyền
tác giả, chỉ mang tính
chất đưa tin, không có
tính sáng tạo.
Bên cạnh đó, Điều 14
Luật Sở hữu trí tuệ đã có quy định các loại hình tác phẩm
được bảo hộ quyền tác giả có bao gồm tác phẩm báo
chí và tác phẩm này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo
bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ
tác phẩm của người khác.
Hiện nay, chúng ta thấy rất nhiều tin, bài trên các báo
không chỉ là đưa tin thuần túymà người viết đã bổ sung,
đưa thêmvào các nội dung, hình ảnh ấn tượng, cuốn hút,
mang tính sáng tạo nên được coi là những sản phẩm
tin tức có tính sáng tạo, không còn là tin tức thuần túy.
Do đó, khi sao chép các bài báo này, nếu trích dẫn
link bài báo với mục đích cá nhân như nghiên cứu, chia
sẻ thông tin... thì được phép nhưng phải đảm bảo giữ
nguyên ý của tác giả.
Trong nghị định cũng có nhắc đến hành vi lợi dụng
MXH để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin
sai sự thật…Từ lợi dụng làmột từ hay sử dụng trong đời
thường, ví dụ như nếu sử dụng với mục đích tốt người ta
không dùng từ lợi dụng, còn sử dụng với mục đích xấu
thì hay được dùng lợi dụng.
Ông
NGUYỄN THÀNH CHUNG
,
Phó Cục trưởng
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ TT&TT
ÔngNguyễn Thành Chung.
BánUSBâmnhạc, có vi phạmquyền sởhữu trí tuệ?
suy diễn cho nội dung khác
đi, không đúng với bản chất
của bài báo nữa thì chắc chắn
bị xử phạt.
Còn nếu đưa bài báo lên
hoặc trích dẫn có dẫn nguồn và
chia sẻ bình thường thì không
bị xử phạt” - ông Trí nói.•