7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu8-5-2020
Người từngđược đình chỉ
điều trabị phạt 13nămtù
Ngày 7-5, TAND tỉnh Gia Lai tuyên phạt bị cáo Lê Thị Tường Vân
(42 tuổi, trú phường Yên Đỗ, TP Pleiku) 13 năm tù về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, bị cáo Vân vay của ba người ở Gia Lai tổng cộng
hơn 15 tỉ đồng nhưng không trả. Tất cả những lần vay tiền đều có
giấy viết tay vay nợ.
Trước thời điểm đi vay tiền một ngày, vợ chồng bà Vân đã làm hợp
đồng tặng hai căn nhà cho cha mẹ của bà, sang nhượng xe máy SH
và ô tô cho người em rể.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai khẳng
định hành vi của Vân là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ý thức gian dối
nhằm chiếm đoạt tài sản được thể hiện ở việc tẩu tán tài sản. Qua lời
khai, Vân cũng thừa nhận có nợ tổng số tiền hơn 15 tỉ đồng của ba bị
hại.
Vụ án đã hai lần được đưa ra xét xử. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn
Quân lúc đó là viện trưởng VKSND tỉnh Gia Lai (hiện là trưởng Ban
Tổ chức Tỉnh ủy) đã yêu cầu đình chỉ vụ án. Đáng chú ý, cuộc họp
của Ủy ban Kiểm sát của VKSND tỉnh về vụ án này có sáu ý kiến thì
có đến 5/6 thành viên (có ba phó viện trưởng) cho rằng bà Vân có tội.
Chỉ duy nhất Viện trưởng Nguyễn Văn Quân khẳng định bà Vân
không phạm tội, không đủ căn cứ truy tố. Từ đó, ông Quân chỉ đạo
Phó Viện trưởng Trần Công Hùng ký quyết định đình chỉ vụ án (ngày
12-8-2015).
Việc đình chỉ trái luật này đã vấp phải sự phản đối từ cơ quan
CSĐT Công an tỉnh và TAND tỉnh Gia Lai. Sau khi Ban Nội chính
Trung ương vào cuộc, VKSND tỉnh ra cáo trạng truy tố bị cáo Vân về
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, vì đình chỉ vụ án đối với Vân,
ngày 20-4 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã công bố
quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Nguyễn Văn Quân
(Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia
Lai, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Viện trưởng VKSND
tỉnh Gia Lai).
Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao ông Rah Lan Chung, Trưởng ban Nội
chính Tỉnh ủy, làm trưởng đoàn kiểm tra. Ông Quân bị kiểm tra trách
nhiệm trong việc ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự lừa đảo chiếm
đoạt tài sản nói trên. Vụ việc này cũng đang được Ban chỉ đạo phòng,
chống tham nhũng trung ương đưa vào diện theo dõi.
Ngoài ông Quân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai cũng có quyết
định kiểm tra dấu hiệu khi có vi phạm đối với ông Trần Công Hùng,
Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Gia Lai.
PHƯƠNG NAM - NGỌC MẪN
Người phụ nữ giết chồng hờ được
mẹ nạn nhân tha thứ
Ngày 7-5, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên
phạt bị cáo Trần Thị Thanh Quyên (sinh năm 1990, ngụ Cà Mau)
bảy năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án là anh Nguyễn
Hùng Em, sống chung như vợ chồng với bị cáo.
Tại tòa, bị cáo Quyên khóc, khai rằng yêu anh Hùng Em và
không nhớ vì sao lại làm thế... Bị cáo cúi đầu tạ tội với mẹ của
nạn nhân và khóc nức nở.
Mẹ của nạn nhân tha thứ cho Quyên và mong tòa xem xét để bị
cáo có thể sớm về nhà chăm sóc con thơ.
HĐXX bác quan điểm bào chữa của luật sư là nữ bị cáo phạm
tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh. HĐXX
cho rằng bị cáo hoàn toàn có thể lựa chọn một cách giải quyết
khác trong trường hợp này.
Theo hồ sơ, rạng sáng 12-5-2019, tại phòng trọ trên đường Lê
Văn Lương (quận 7), bị cáo, anh Hùng Em cùng một số người bạn
tổ chức ăn uống. Trong lúc uống rượu, cả hai xảy ra mâu thuẫn.
Sau đó, hai người đi vào phòng ngủ và tiếp tục cự cãi. Anh
Hùng Em dùng tay đánh liên tiếp vào mặt Quyên. Nghe có người
gọi nên anh này ra khỏi phòng, trước khi đi còn đe dọa Quyên.
Quá trình chung sống, Quyên thường xuyên bị anh Hùng Em
đánh đập. Sợ anh này sẽ tiếp tục làm như lời đe dọa, Quyên cầm
dao chạy theo chửi
dẫn đến xô xát.
Quyên dùng dao tấn
công hai nhát vào
người anh Hùng Em
khiến nạn nhân gục
tại chỗ và tử vong
sau đó.
HOÀNG YẾN
Bị cáo Trần Thị Thanh
Quyên lúc tòa nghị án.
Ảnh: HY
TUYẾNPHAN
C
hiều 7-5, sau ba ngày làm việc,
phiên phúc thẩm của TAND
Cấp cao tại Hà Nội xét xử 20
bị cáo trong vụ thâu tóm nhà, đất
công sản trên địa bàn TP Đà Nẵng
bước sang phần tranh tụng. Mở đầu,
đại diện VKSND Cấp cao tại Hà
Nội trình bày quan điểm luận tội
đối với các bị cáo.
Theo cơ quan công tố, cựu chủ
tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn
Minh đã ban hành các văn bản trái
quy định để cho Phan VănAnh Vũ
thâu tóm nhà, đất công sản trên địa
bàn TP. Bị cáo chỉ đạo cấp dưới thực
hiện các hành vi vi phạm nhằm giúp
Vũ sở hữu các dự án nhà, đất mà
không qua đấu giá, giảm hệ số sinh
lợi, giảm tiền sử dụng đất...
Bị cáo Văn Hữu Chiến trong thời
kỳ làm phó chủ tịch UBND TP Đà
Nẵng đã giúp sức bị cáo Trần Văn
Minh trong việc ký, ban hành các
văn bản trái pháp luật. Ở giai đoạn
làm chủ tịch TP sau đó, bị cáo tiếp
tục ra chủ trương, chỉ đạo cấp dưới
thực hiện việc bán nhà, đất công sản
trái quy định.
Về phía PhanVănAnhVũ, bị cáo
lợi dụng mối quan hệ thân thiết với
các lãnh đạo UBNDTPĐà Nẵng để
được tạo điều kiện chuyển quyền sử
dụng các nhà, đất công sản không
qua đấu giá, giảm hệ số sinh lợi,
giảm 10% tiền sử dụng đất…
VKS khẳng định bị cáoVũ không
thuộc diện được mua nhà, đất công
sản nhưng tại nhiều dự án đã thông
qua các công ty làmđơn xinmua, sau
đó chuyển tên sang cá nhân mình.
Bị cáo cùng hai cựu chủ tịch
Đà Nẵng và các bị cáo khác “có
sự thống nhất về hành vi trái pháp
luật”. Hành vi của bị cáo được sự
tiếp tay của lãnh đạo TP, tạo nên
sự bất bình đẳng giữa các doanh
nghiệp trong thời gian dài.
Từ những lập luận trên, đại diện
VKS đề nghị HĐXX không chấp
nhận kháng cáo của tất cả những bị
cáo kêu oan, trong đó có Phan Văn
Anh Vũ và hai cựu chủ tịch UBND
TP Đà Nẵng.
Đối với kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt, đại diện VKS đề
nghị HĐXX chỉ chấp nhận giảm
một phần hình phạt cho một số bị
cáo như Nguyễn Ngọc Tuấn (cựu
phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng),
Nguyễn Đình Thống (cựu giám đốc
Công ty Quản lý và khai thác đất
Đà Nẵng) và Trần Phi (cựu tổng
giám đốc Công ty XNK Đà Nẵng).
VKS đề nghị bác
kháng cáo của 2 cựu
chủ tịch Đà Nẵng
VKSNDCấpcao tạiHàNội đềnghịHĐXXbác toànbộkháng cáo
củaPhanVănAnhVũvàhai cựuchủ tịchUBNDTPĐàNẵng.
Hai cựu chủ tịchUBNDTPĐàNẵng Trần VănMinh
(phải)
và VănHữu Chiến
tại tòa. Ảnh: TP
10 kiến nghị của cựu chủ tịch Đà Nẵng
Đáng chú ý, tại phần tự bào chữa, cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh
đưa ra 10 kiến nghị để HĐXX xem xét “không chấp nhận toàn bộ bản án
sơ thẩm”, từ đó tuyên mình vô tội.
Trong số này, ôngMinh tiếp tục cho rằng 22 dự án nhà, đất công sản của
vụ án không phải nhà có người đang ở hoặc thuê để ở, do đó không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Nghị định 61/1994. Cơ quan tố tụng cáo buộc ông
vi phạm Nghị định 61/1994 là không đúng.
Ngoài ra, bị cáo cũng khẳng định không gây thất thoát tài sản của Nhà
nước. Bản án sơ thẩm cáo buộc các bị cáo trong vụ án gây thiệt hại hơn
21.000 tỉ đồng là do lấy giá đất tại thời điểm khởi tố mà không lấy tại thời
điểm tài sản bị xâm hại, không đúng quy định của Luật Đất đai năm 2003.
Hành vi của bị cáo
Phan Văn Anh Vũ được
sự tiếp tay của lãnh đạo
TP Đà Nẵng, tạo nên sự
bất bình đẳng giữa các
doanh nghiệp trong
thời gian dài.
Trước đó, tòa sơ thẩm tuyên phạt
bị cáo Vũ 25 năm tù, bị cáo Minh
17 năm tù, bị cáo Chiến 12 năm tù
cùng về hai tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
gây thất thoát, lãng phí và vi phạm
các quy định về quản lý đất đai.
Trong ba ngày xét xử vừa qua, bị
cáo Trần Văn Minh luôn cho rằng
các văn bản về các chính sách ưu
đãi khi mua bán nhà, đất công sản
cho Phan Văn Anh Vũ là “đúng
pháp luật, đúng cơ chế” của TP trực
thuộc trung ương.
Khi bị chất vấn căn cứ vào đâu
để cho rằng đúng, cựu chủ tịch
UBND TP Đà Nẵng viện dẫn các
nghị quyết của HĐND, của Bộ
Chính trị…Chủ tọa yêu cầu chỉ rõ
“điều nào, luật nào, văn bản nào”,
ông Minh nói rằng văn bản mình
ký đều mang tính chất hướng dẫn
chứ không phải văn bản quy phạm
pháp luật. Do đó, dù không dẫn ra
căn cứ nào, việc ký vẫn là đúng.
Cũng giống như phiên sơ thẩm
cách đây nửa năm, được hỏi suy
nghĩ như thế nào về các văn bản
bị xác định là trái pháp luật, ông
Minh đáp đó là sự “sáng tạo”
của mình trong việc vận dụng
chủ trương. Việc sắp xếp, chuyển
nhượng nhà, đất công sản là vì sự
phát triển chung của toàn TP, đã
thực hiện qua nhiều thời kỳ chứ
không phải do Phan Văn Anh Vũ
tác động.
Hôm nay (8-5), tòa tiếp tục
làm việc.•