3
Thời sự -
ThứSáu 8-5-2020
TẤNLỘC
N
gày 7-5, ông Nguyễn
Tấn Tuân, Chủ tịch
UBND tỉnh Khánh
Hòa, có buổi tiếp bốn hộ dân
để nghe họ trình bày các sai
phạm liên quan đến dự án
khu du lịch - giải trí Sông
Lô (nay là tổ hợp du lịch
Diamond Bay resort & spa
Nha Trang, gọi tắt là dự án
Sông Lô, tại xã Phước Đồng,
TP Nha Trang, Khánh Hòa).
Đây là bốn trong nhiều hộ
gia đình đã liên tục khiếu nại
suốt 19nămqua vềviệc thuhồi
đất giao cho Công ty TNHH
Hoàn Cầu (nay là Công ty
CP Hoàn Cầu) để thực hiện
dự án Sông Lô.
Bị thu hồi đất nhưng
không được nhận
quyết định
Liênquanđếnviệc khiếunại
trên, mới đây đại biểu Quốc
hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó
Trưởng ban Dân nguyện của
Quốc hội, cũng có công văn
đề nghị tổng Thanh tra Chính
phủ
(TTCP) khẩn trương chỉ
đạo tổ chức thanh tra, kiểm
tra, làm rõ 12 vấn đề có dấu
hiệu sai phạm theo phản ánh
của người dân.
Theo hồ sơ, năm 2001,
Thủ tướng có Quyết định
252/QĐ-TTg thu hồi hơn
180 ha tại xã Phước Đồng
để thực hiện dự án Sông Lô.
Tuy nhiên, khi thực hiện thì
các cơ quan có thẩm quyền
không ra quyết định thu hồi
đất đến từng hộ dân.
đai năm 2003, Luật Đất đai
năm 2013.
Trong tổng kết vào tháng
3-2006, TTCP chỉ rõ: “Về
Quyết định 252/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ,
TTCP nhận thấy đối tượng
bị thu hồi đất không được
nhận quyết định và nội dung
quyết định cũng không nêu
danh sách kèm theo. Sau đó,
các cơ quan thẩm quyền của
tỉnh Khánh Hòa cũng không
ban hành quyết định thu hồi
đất cụ thể đối với từng hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất”.
Về việc trên, đại biểu Lưu
Bình Nhưỡng cho rằng TTCP
đã chỉ ra sai phạm của UBND
tỉnh Khánh Hòa nhưng không
nêu rõ biện pháp xử lý trách
nhiệm, không kiến nghị chế
tài áp dụng dẫn đến cho đến
đất của họ bị thu hồi nằm ở
tờ bản đồ số 22 và số 23 lập
năm 1996, được xã Phước
Đồng quản lý.
Người dân cho rằng bảy
bản đồ này vi phạm rất nhiều
quy tắc như số thứ tự thửa
đất của người dân trên các
bản đồ địa chính xã 22, 23
không tìm thấy trên bảy tờ
bản đồ trích đo; năm xác
lập bị chỉnh sửa bằng tay từ
năm 2000 thành năm 2001;
không có bảng tọa độ X, Y
của các cột mốc tại các tờ
bản đồ trích đo, không ghi
hệ tọa độ…Người dân nhiều
lần yêu cầu giải thích vì sao
bảy tờ trích đo lấy từ số 24
đến 30 nhưng cơ quan chức
năng không xuất trình được
các số thứ tự từ 1 đến 23...
TheoôngLưuBìnhNhưỡng,
kết luận của TTCP dựa trên
Báo cáo giám định số 12/BC-
ĐĐBĐ ngày 12-1-2005 của
Cục Đo đạc - Bản đồ thuộc
Bộ TN&MT. Ông Nhưỡng
cho rằng báo cáo này có nhiều
vi phạm là Cục Đo đạc - Bản
đồ đã kiểm tra một bản đồ
không có thật. Báo cáo số
12/BC-ĐĐBĐ nêu: Cục Đo
đạc - Bản đồ đã tiến hành
kiểm tra trên ba tờ bản đồ,
trong đó có tờ bản đồ giải
thửa số 22 đo vẽ năm 1995
tại kho lưu trữ xã Phước
Đồng. Thế nhưng, UBND xã
Phước Đồng khẳng định hiện
nay xã chỉ sử dụng bản đồ
địa chính năm 1996, 2005.
Ngoài ra, xã không có bất
kỳ bản đồ nào khác!•
Thời gian qua, nhiều người dân liên tục khiếu nại việc thu hồi đất của dự án Sông Lô. Ảnh: TẤN LỘC
Khánh Hòa: Nhiều khuất tất tại
dự án Sông Lô
Phó trưởng BanDân nguyện của Quốc hội đề nghịThanh tra Chính phủ kiểm tra về dự án Sông Lô.
Trong các đơn khiếu nại,
kêu cứu suốt 19 năm qua,
người dân cho rằng UBND
tỉnh Khánh Hòa lấy đất của
dân giao cho Công ty Hoàn
Cầu mà không ban hành các
quyết định thu hồi đất đến
từng hộ dân là vi phạm Luật
Đất đai năm 1993, Luật Đất
nay đã 19 năm, người dân vẫn
chưa nhận được quyết định
thu hồi đất của gia đình mình,
vẫn khiếu kiện đông người.
“Đề nghị tổng TTCP nhanh
chóng có hướng kiến nghị
Thủ tướng chỉ đạo UBND
tỉnh Khánh Hòa xử lý đối với
sai phạm trên và có hướng
xử lý theo quy định...” - ông
Lưu Bình Nhưỡng đề nghị.
Kiểm tra bản đồ
không có thật
Theo quyết định của Thủ
tướng, việc thu hồi đất để thực
hiện dự án Sông Lô dựa theo
trích đo bản đồ địa chính khu
đất từ số 24 đến số 30 (gọi tắt
là bảy tờ bản đồ) do Sở Địa
chính tỉnh Khánh Hòa xác
lập năm 2001. Trong khi đó,
phần lớn người dân cho rằng
Cục Đo đạc - bản
đồ kiểm tra trên tờ
bản đồ giải thửa
số 22 đo vẽ năm
1995 tại kho lưu
trữ xã Phước Đồng
nhưng xã khẳng
định chỉ sử dụng
bản đồ địa chính
năm 1996 và 2005.
Cử tri Cần Thơ kiến nghị đầu tư
nhiều dự án giao thông
Ngày 7-5, UBND TP Cần Thơ đã có buổi làm việc với Đoàn đại biểu
Quốc hội TP về kết quả tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ
họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Theo đó, cử tri Cần Thơ kiến nghị Bộ GTVT xem xét, tổng hợp vào
kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và ưu tiên đầu tư
các dự án trên địa bàn.
Các dự án về giao thông gồm: Tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ -
Sóc Trăng; tuyến đường sắt TP.HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ; tuyến quốc
lộ 91 với đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C); nâng cấp, mở rộng quốc
lộ 91 đoạn từ Km0 đến Km07; nâng cấp đường vào Khu công nghiệp
phía nam và cảng Cái Cui (giai đoạn 2, đoạn từ ngã năm cầu Cần Thơ
đến cảng Cái Cui).
Với Bộ GD&ĐT, cử tri Cần Thơ kiến nghị nâng cấp Trường ĐH Cần
Thơ thành trường đại học trọng điểm quốc gia theo hướng đa ngành.
Về xuất khẩu gạo, Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ Nguyễn
Minh Toại cho biết lệnh ngừng xuất khẩu gạo đột ngột vừa qua đã ảnh
hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp về tài chính và cả uy tín.
Từ đó, đại diện Sở Công Thương đề xuất Đoàn đại biểu Quốc hội TP
kiến nghị Chính phủ xem xét, đánh giá lại toàn diện tình hình thiệt hại
của cả nước do việc ngưng xuất khẩu đột ngột vừa qua. Đồng thời, kiến
nghị Chính phủ thực hiện việc điều hành xuất khẩu phải có lộ tình (thời
gian 30-45 ngày) để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, thương lượng
với đối tác, không nên làm đột ngột như vừa qua.
HẢI DƯƠNG
TP.HCMkiênquyết thuhồi dựán
chậmtriểnkhai, để đất hoang
Kiến nghị thanh tra, kiểm tra
Đại biểu LưuBìnhNhưỡngđề nghị tổngTTCP khẩn trương
chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, làm rõ các vấn đề:
+ Vì sao không có bản đồ địa chính năm 1995 xã Phước
Đồng nhưng lại được sử dụng làmcơ sở pháp lý thu hồi đất.
Thanh tra vi phạm trong việc sửa chữa bản đồ, tính pháp lý
của các bản đồ, lập tài liệu giả là biên bản cắm mốc dự án
vào ngày 9-4-2011.
+ Xử lý trách nhiệm đối với việc chưa ban hành quyết
định thu hồi đất đến từng hộ dân.
+ Thanh tra việc Công ty CP Hoàn Cầu để hoang hóa,
không sử dụng, gây lãng phí tài nguyên đất đã được giao.
+ Thu hồi giấy chứng nhận đã cấp cho Công ty CP Hoàn
Cầu và trả lại cho người dân khu đất thuộc tờ bản đồ trích
đo địa chính số 721/2013/BĐ-TĐ có diện tích hơn 80.000
m
2
hiện đang bỏ hoang.
+ Thanh tra việc UBNDTP Nha Trang ban hành hàng loạt
quyết định cưỡng chế thu hồi đất không đúng thẩmquyền.
+Làmrõdựán kinhdoanh thươngmại của tưnhânnhưng
tỉnh Khánh Hòa áp giá đền bù theo giá Nhà nước thực hiện
công trình an ninh...
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan
vừa có chỉ đạo kiên quyết thu hồi dự án chậm
triển khai, để đất hoang.
Cụ thể, Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan giao Sở
TN&MT kiểm tra, rà soát các dự án bất động sản
đã có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu
tư trước ngày 23-4-2019 (ngày Chỉ thị 11 được ban
hành), đặc biệt là các dự án nhà ở, bất động sản
cao cấp. Đối với các dự án không triển khai, để đất
hoang hoặc triển khai chậm, báo cáo UBND kiên
quyết thu hồi theo quy định.
Sở TN&MT cũng được giao kiểm tra, rà
soát, công khai danh sách dự án nhà ở mà chủ
đầu tư đã thế chấp ngân hàng, các dự án chậm
tiến độ do vướng mắc về pháp lý, các dự án
chưa nộp tiền sử dụng đất (SDĐ), các chủ đầu
tư chậm trễ trong việc làm thủ tục cấp giấy
chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân.
Bên cạnh đó, rà soát, bổ sung quy hoạch, kế
hoạch SDĐ bảo đảm dành quỹ đất cho phát
triển nhà ở xã hội.
Trước đó, tháng 3-2020, UBND TP cũng đã có
thông báo khẩn về tình hình kế hoạch SDĐ năm
2015-2019 trên địa bàn TP. Theo đó, đối với
608 dự án đã thực hiện kế hoạch SDĐ với diện
tích gần 1.100 ha, UBND TP.HCM giao UBND
các quận/huyện công khai kết quả. Đồng thời,
thực hiện đánh giá chỉ tiêu SDĐ được phân bổ
trong quy hoạch SDĐ, đảm bảo việc SDĐ hiệu
quả, tiết kiệm, chống lãng phí.
Đối với 1.718 dự án đang thực hiện kế hoạch
SDĐ với quy mô gần 12.400 ha, UBND TP giao
UBND các quận/huyện làm việc với chủ đầu tư
để rà soát, đánh giá tiến độ thực hiện (thủ tục,
lập và phê duyệt dự án đầu tư, thu hồi đất, bồi
thường giải phóng mặt bằng…).
Với 180 dự án không tiếp tục thực hiện kế
hoạch SDĐ có quy mô hơn 1.094 ha, UBND TP
yêu cầu Sở TN&MT khẩn trương đôn đốc, theo
dõi. Sau đó tổng hợp kết quả rà soát của UBND
các quận/huyện đề xuất trình UBND TP xử lý
theo quy định.
VIỆT HOA