8
Đô thị -
ThứSáu8-5-2020
Tiêu điểm
Không khí nhộn nhịp trở lại tại Bến xeMiềnĐông chiều 7-5. Ảnh: THUTRINH
Khôi phục vận tải hành khách:
Tin vui cho doanh nghiệp
Các doanh nghiệp vận tải hành khách cho rằng việc Bộ GTVT cho phép hoạt động lại bình thường là
điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vực dậy sau dịch COVID-19.
THUTRINH-VIẾT LONG
B
ộ GTVT vừa có văn bản
chỉ đạo các sở, ngành
liên quan về việc khôi
phục hoạt động khai thác của
các phương tiện vận tải hành
khách trong nước bắt đầu từ
0 giờ hôm nay (ngày 8-5).
Với thông tin trên, các doanh
nghiệp (DN) vận tải khách cho
hay đây là điều kiện thuận lợi
để các DN vực dậy sau thời
gian bị ảnh hưởng nặng bởi
COVID-19.
Kỳ vọng vực dậy
sau dịch
Ghi nhận của PV tại Bến
xe Miền Đông ngày 7-5, tuy
lượng hành khách không đông
nhưng không khí ở bến đã có
phần nhộn nhịp trở lại như khi
chưa có dịch COVID-19. Chỉ
khác là các nhân viên trong bến
vẫn thực hiện phòng, chống
dịch theo chỉ đạo của các cấp.
Hành khách chủ yếu đi các
chặng ngắn như Bình Thuận,
Ninh Thuận, Phan Rang, Tây
Nguyên..., còn các chặng dài
dường như vắng khách.
Đại diện một nhà xe tuyến
Bến xe Miền Đông - Tuy Hòa
(Phú Yên) cho biết Bộ GTVT
đã cho phép hoạt động lại bình
thường chính là tín hiệu vui để
tháo gỡ khó khăn cho nhà xe.
Trong những ngày giãn cách,
nhà xe gặp khó khăn do toàn
bù lỗ để duy trì hoạt động.
“Lượng khách có nhu cầu
di chuyển những ngày này rất
vắng so với mọi năm. Mỗi xe
chỉ ở mức trung bình 17 hành
khách/xe. Tuy vậy, chúng tôi
vẫn kỳ vọng sẽ sớm vực dậy
như trước đây” - vị đại diện
này nói.
Trong văn bản hỏa tốc chiều
7-5, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục
Đường bộ Việt Nam và các cục
Hàng không, Hàng hải, Đường
sắt, Đường thủy thông báo đến
cácđơnvịkinhdoanhvậntảithực
hiện khôi phục hoạt động vận
tải trong nước của các phương
tiện vận tải hành khách (xe chở
khách, tàu hỏa, tàu thủy…) trở
lại bình thường.
BộGTVTcũngyêucầucácđơn
vị trực thuộc và Sở GTVT trên
cả nước nắm bắt tình hình vận
tải hành khách tại địa phương,
kịp thời xử lý các tình huống
phát sinh.
“Đồng thời, phải tiếp tục thực
hiệncácbiệnphápphòng,chống
dịchCOVID-19 trên các phương
tiệnvậntảihànhkháchtrongtình
hình mới theo quy định”- công
văn Bộ GTVT nêu rõ.
Hàng không: Không tung gói vé
kích cầu
Theo quan sát của PV, hiện tại lượng khách đi/đến tại sân bay
Tân Sơn Nhất đã nhộn nhịp trở lại. Khu vực nhà ga quốc nội
đông đúc hơn giai đoạn giãn cách hành khách. Lượng phương
tiện vào trả, đón khách cũng bận rộn đáng kể.
Tuy vậy, giá vé máy bay hiện tại không có các gói kích cầu
hành khách (giống như thời điểm cận kề dịp hè hằng năm).
Đại diện các hãng vémáy bay chia sẻ nămnay, do tác động của
dịch COVID-19, các hãng hàng không bị thiệt hại nặng nề. Hiện
dịch bệnh được kiểm soát tốt, theo đó các hãng hàng không
tung các gói kích cầu giá thấp để thu hút khách.
Tuy nhiên, giá vé biến động rất nhanh, tùy vào lượng khách
và thời gian đặt mua mà giá thành sẽ quyết định cao hay thấp.
PHONG ĐIỀN
Theo đại diện
Bến xe Miền Tây,
sau khi hoạt động
bình thường, hành
khách sẽ tăng dần
chứ không tăng đột
ngột, vì nhu cầu
hành khách mới là
yếu tố quyết định.
Đại diện nhà xe Phúc Thuận
Thảo (Tuy Hòa - Phú Yên)
cũng cho hay nhà xe đã hoạt
động trở lại bình thường. Tuy
nhiên, trên thực tế, đơn vị đang
hoạt động không hiệu quả,
chạy cầm chừng.
“Việc cho các DN vận tải
hoạt động bình thường trở lại
cũng là một phần hỗ trợ DN.
Nhưng hiện tại, xe khách chúng
tôi chạy lượt đi thì có khách
nhưng lượt về thì không. Ví
dụ như xe 40 chỗ thì lượt đi
chở 35 khách, còn lượt về chỉ
có năm khách” - vị đại diện
này thông tin.
Mặt khác, nhà xe đã kiến
nghị với bến xe giảm giá các
loại phí dịch vụ để một phần
nào vượt qua khó khăn lúc này.
Hành khách sẽ tăng
dần theo nhu cầu
Ông Trần Văn Phương, Phó
Giám đốc Bến xe Miền Tây,
cho biết thực hiện theo văn
bản của Bộ GTVT, bến xe đã
thông báo với từngDN vận tải.
Tuy nhiên, trên thực tế lượng
khách rất vắng, qua kiểm tra
chỉ có một số xe là đầy khách
vào giờ cao điểm.
Nói về việc các phương tiện
vận tải khách được hoạt động
lại bình thường, ông Phương
cho rằng: “Đây là điều kiện
thuận lợi cho DN vực dậy sau
thời gian chạy bù lỗ, tránh chi
phí điều động nhiều xe. Như
vậy, phần lãi vận chuyển của
DN sẽ tăng cao hơn. Trước
đây, do hạn chế số người trên
xe bằng giãn cách thì vào thời
điểmđông khách buộcDNvận
tải phải xuất bến hai xe thay
vì một xe”.
Theo đánh giá của ông
Phương, sau khi hoạt động
bình thường, hành khách sẽ
tăng dần chứ không tăng đột
ngột vì nhu cầu hành khách
mới là quyết định.
“Dù hoạt động bình thường
nhưng sẽ không thả lỏng, tức là
bến xe vẫn thực hiện nghiêm
ngặt các biện pháp phòng,
chống dịchCOVID-19 từ kiểm
soát hành khách trước khi lên
xe và sau khi lên xe” - ông
Phương thông tin.
Ông Tạ Chương Chín, Phó
Giám đốc Bến xe Miền Đông,
cũng cho rằng: Việc hoạt động
bình thường trở lại là cách
giúp DN vận tải vượt qua khó
khăn. Các xe khách chở được
nhiều khách hơn, đảm bảo chi
phí cũng như tạo nguồn doanh
thu cho DN vận tải.
Bên cạnh đó, hạn chế tình
trạng các đơn vị vận tải không
cho phương tiện vào bến và
hoạt động đón, trả khách bên
ngoài bến. Hạn chế được việc
thu tiền hành khách không theo
quy định; hạn chế tình trạng
xe dù, bến cóc.
“Bến xe có tiếp nhận kiến
nghị của DN vận tải giảm giá
về phí trong bãi, phí dịch vụ.
Theo đó, trong thời gian ảnh
hưởng của dịch, bến cũng đã
đồng hành và hỗ trợ giảm giá,
nhất là trong tháng 4 vừa qua.
Thậm chí một số đơn vị vận
tải còn được miễn phí tất cả
phí” - ông Chín nói.
Về vấn đề trên, đại diện
Sở GTVT TP.HCM cho hay
đối với văn bản chỉ đạo của
Bộ GTVT về việc khôi phục
hoạt động vận tải hành khách
từ hôm nay (8-5), sở đã nắm
bắt và triển khai tới các đơn
vị liên quan theo đúng chỉ đạo
của Bộ GTVT.•
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương sắp có
diện mạo mới
Ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Cục Quản lý
đường bộ IV (đơn vị quản lý cao tốc TP.HCM), cho biết
đơn vị đang chuẩn bị vá lại các vị trí mặt đường hư hỏng
trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Dự kiến thời gian sửa chữa vào tháng 6-2020 với số
vốn dự kiến khoảng 30 tỉ đồng. Trong đó, Cục Quản lý
đường bộ IV cũng kiến nghị bổ sung 100 tỉ đồng trong
năm nay để tiếp tục mở rộng việc sửa chữa đường.
Tuy nhiên, ông Thành nhận định: “Nếu trùng tu toàn
diện cao tốc TP.HCM - Trung Lương thì cần khoảng 350
tỉ đồng. Cục đã kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam
(Bộ GTVT) xem xét, bổ sung vốn theo phân kỳ nhằm kịp
thời ngăn chặn cao tốc xuống cấp”.
Ông Thành cho biết thêm, hệ thống quản lý giao thông
thông minh (IST) trên tuyến cao tốc này được đầu tư
38,5 triệu USD. Tuy nhiên, hệ thống này đang tê liệt do
lỗi phần mềm, camera trên tuyến bị hư, không chuyển tải
được dữ liệu về trung tâm điều khiển.
Do đó, cục hiện đã đấu thầu để lựa chọn đơn vị vào
sửa hệ thống này.
THU TRINH
Chi 67 triệu USD mua cần cẩu làm hơn
900 trụ điện gió
Sáng 7-5, Tập đoàn Trung Nam đã có buổi ký kết mua
cần cẩu làm trụ điện với đối tác nước ngoài.
Tại buổi ký kết, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám
đốc Tập đoàn Trung Nam, cho hay: “Trong hai năm qua,
chúng tôi chỉ mới làm được 33 trụ điện gió. Kế hoạch
trong ba năm tới, cần phải dựng thêm 912 trụ nữa. Việc
đầu tư mua khối lượng lớn thiết bị cần trục như vậy được
xem là kỷ lục hiện nay tại Việt Nam”.
Theo đó, hợp đồng 67 triệu USD này để mua 57 thiết
bị cần trục gồm: 11 cần trục siêu tải, siêu trường - vươn
xa trên 100 m và sức nâng 800-1.600 tấn. Ngoài ra còn
có 23 cần trục lớn - vươn dưới 100 m và tải dưới 500 tấn
và 23 cần trục vừa (dưới 50 m).
Dự kiến 10 cần cẩu đầu tiên trong hợp đồng này sẽ về
Việt Nam trong thời gian tới để phục vụ dự án điện gió ở
Ninh Thuận. Sau đó, đến cuối năm, 47 cần cẩu còn lại sẽ
được giao. Đối tác cung cấp cẩu nước ngoài cũng sẽ đảm
nhiệm đào tạo các kỹ sư vận hành cẩu, đồng thời cũng sẽ
bảo hành thiết bị trong trường hợp cần thiết.
KIÊN CƯỜNG