103-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa12-5-2020
TUYẾNPHAN
N
gày 11-5, TAND tỉnh Hòa
Bình mở phiên sơ thẩm xét
xử 15 bị cáo trong vụ gian
lận điểm thi gây chấn động dư luận
tại địa phương này.
Toàn bộ các bị cáo đều là cựu cán
bộ trong ngành công an hoặc giáo
dục của tỉnh Hòa Bình, không ít
người từng là lãnh đạo tại cơ quan
mình công tác.
Lời khai trái ngược nhau
Bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn (cựu phó
hiệu trưởng Trường Phổ thông dân
tộc nội trú THCS và THPT huyện
Lạc Thủy) khai đầu tháng 5-2018
có đến phòng làm việc của bị cáo
Nguyễn Quang Vinh (cựu trưởng
Phòng Khảo thí và Quản lý chất
lượng giáo dục).
Lúc này, ông Vinh đặt vấn đề
có một số con em trong ngành cần
được nâng điểm tại kỳ thi THPT để
xét tuyển vào các trường đại học,
cao đẳng.
Theo bàn bạc, việc sửa điểm sẽ
thực hiện trực tiếp trên bài thi gốc
của thí sinh. ÔngVinh chuẩn bị chìa
khóa phòng chứa bài thi đưa cho
ông Tuấn, còn ông Tuấn sẽ chuẩn
bị các dụng cụ như dao rọc giấy,
bút chì, tẩy...
Tiếp đó, ông Tuấn sang phòng
bị cáo Nguyễn Khắc Tuấn (cựu
chuyên viên Phòng Khảo thí) trao
đổi về kế hoạch nâng điểm và nhận
được sự đồng ý.
Sau khi có chìa khóa, vào buổi tối
các ngày từ 30-6 đến 3-7, hai bị cáo
lén lút bóc niêm phong cửa phòng,
mở khóa, thực hiện việc sửa chữa
bài thi cho những thí sinh trong
danh sách cần nâng điểm.
Kết quả, 145 bài thi trắc nghiệm
của 58 thí sinh được can thiệp. Trong
đó, thí sinh được “ưu ái” nhất nâng
tới 26,45 điểm, tức là khi thi gần
như không cần làm bài.
Vớimôn thi tự luận,NguyễnQuang
Vinh chỉ đạo Đỗ Mạnh Tuấn “sinh
mã phách” trái quy định rồi chuyển
cho ban làm phách và các bị cáo
trong tổ chấm bài thi tự luận. Kết
quả, 20 bài thi môn ngữ văn được
chấm nâng từ 1,25 đến 4,5 điểm.
Cũng theo lời ông Tuấn, bị cáo
này nhận thông tin thí sinh từ nhiều
người, trong đó có ông Vinh và
Khương Ngọc Chất (cựu
trưởng
Phòng An ninh chính trị nội bộ,
công an tỉnh). Một số trường hợp
được ông Chất nhờ có số điểm yêu
cầu “tương đối cao” nên ông Vinh
phải trao đổi, giải thích rõ.
Trái ngược với những lời khai
trên, Nguyễn Quang Vinh khi được
thẩm vấn đã phủ nhận hoàn toàn và
nói “không hiểu vì sao” bị cáo Tuấn
lại khai như vậy.
Cựu trưởng PhòngKhảo thí khẳng
định không đưa chìa khóa cho ông
Tuấn; không tác động tới việc niêm
phong phòng; không nhận, không
cung cấp bất cứ danh sách thí sinh
nào; cũng không chỉ đạo gì về sửa
chữa bài thi…
ÔngVinh thừa nhận chưa làm tròn
trách nhiệm trong việc quản lý chìa
khóa phòng chấm thi, bố trí cán bộ,
các phòng trong khu vực chấm thi
chưa hợp lý. Dù vậy, bị cáo khẳng
định cáo trạng quy kết mình có vai
trò chủ mưu là không đúng.
“Với cương vị của mình, nhiều
người nhờ xem điểm nhưng bị cáo
đều từ chối” - ông Vinh nói.
Trước sự mâu thuẫn này, HĐXX
gọi Đỗ Mạnh Tuấn lên đối chất.
Cựu hiệu phó giữ nguyên lời khai,
còn cựu trưởng Phòng Khảo thí vẫn
cương quyết bác bỏ.
Chuyện khó tin về việc
đưa, nhận tiền
Có một điểm khá tương đồng
giữa vụ án gian lận điểm thi tại Hòa
Bình và Sơn La. Mặc dù các bị cáo
khai đã nhận hàng trăm triệu đồng
để sửa bài thi, thế nhưng những
người được cho là đưa tiền lại một
mực phủ nhận.
Đến nay, cơ quan tố tụng tỉnh
Sơn La đã làm rõ, truy tố toàn bộ
những bị can ban đầu không chịu
thừa nhận việc đưa tiền về tội đưa
hối lộ. Còn tại Hòa Bình, đây vẫn
là một dấu hỏi.
Xử vụgian lậnđiểmở Hòa Bình:
Lời khai nhiềumâu thuẫn
Các bị cáo trong vụ gian lận điểm thi ởHòa Bình có nhiều lời khai mâu thuẫn, trái ngược nhau.
Cácbị cáoNguyễnQuangVinh, ĐỗMạnhTuấnvàKhươngNgọcChất (từ trái qua) cónhiều lời khaimâu thuẫnnhau. Ảnh: TP
Trong phần xét hỏi, bị cáo Tuấn
khai rất rành rọt, tỉ mỉ về việc nhận
tiền của bị cáo Chất. Theo đó, giữa
tháng 6-2018, trước khi nhận danh
sách thí sinh để sửa điểm, hai bên
hẹn nhau ở một quán ăn trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình.
Ông Chất gọi ông Tuấn ra trước
cửa quán, đưa một túi nylon màu
đen, không nói gì rồi đi luôn. Sau
khi kiểm tra túi và phát hiện có
500 triệu đồng, ông Tuấn gọi ông
Chất để trả lại thì ông Chất nói “cứ
cầm lấy đã”.
Sau khi nâng điểmxong, ôngTuấn
tiếp tục đề nghị trả lại tiền thì ông
Chất nói đây là số tiền do các gia
đình thí sinh cám ơn.
Đặc biệt, khi sự việc bị phát hiện,
ông Tuấn tới cơ quan công an tỉnh tự
thú. Tối 29-7, ôngTuấn được ra về và
có tới nhà mẹ vợ của ông Chất. Tại
đây, ông Tuấn nói “tình hình có vẻ
không ổn” vì cơ quan công an đang
truy vấn ai đứng đằng sau chỉ đạo.
Tức thì, ông Chất trấn an cứ bình
tĩnh vì “anh sẽ cố gắng lo” và dặn
ông Tuấn đừng khai ra mối quan hệ
giữa hai người. “Nếu có hỏi về một
số cuộc điện thoại thì chỉ nói là trao
đổi về hoa lan, hoa huệ thôi!” - ông
Tuấn thuật lại lời ông Chất khi đó.
Dù lời khai của bị cáo Tuấn rõ
ràng và thống nhất như vậy, tuy
nhiên ông Chất đều phủ nhận, cho
rằng chỉ nhờ xem điểm cho năm
thí sinh chứ không phải nhờ nâng
điểm, cũng không hề đưa tiền. Tại
tòa, bị cáo này cương quyết cho
rằng mình không có tội.
Hôm nay (12-5), tòa tiếp tục
làm việc.•
145 bài thi trắc nghiệm
của 58 thí sinh được can
thiệp, trong đó thí sinh
được “ưu ái” nhất nâng
tới 26,45 điểm, tức là khi
thi gần như không cần
làm bài.
Nhận hơn 1 tỉ đồng
để sửa điểm
Đỗ Mạnh Tuấn khai nhận 300
triệuđồng của ôngHồChúc (cựu
giáoviênTrườngTHPTThanhHà),
250 triệuđồngcủaôngĐàoNgọc
Thuật (cựugiáoviênTrườngTHPT
Mường Bi) và 500 triệu đồng của
ông Khương Ngọc Chất để nâng
điểm cho các thí sinh.
Suốt quá trình điều tra, truy
tố và tại tòa, ông Tuấn bảo lưu
lời khai, thậm chí đã nộp lại 550
triệuđồngchoCQĐTBộCôngan.
Ngược lại, chỉ có duy nhất bị cáo
Hồ Chúc thừa nhận hành vi đưa
tiền, còn ông Chất và ông Thuật
thì một mực kêu oan.
Trongbản cáo trạng củamình,
VKSNDTối cao nhận định do các
tài liệu thu thập chưa đủ căn cứ
để truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với ông Chất, ông Thuật
cũng như gia đình các thí sinh
về hành vi đưa hối lộ, nên yêu
cầu CQĐT tiếp tục làm rõ để xử
lý theo quy định.
Chiều 11-5, kết thúc phiên tòa phúc thẩm vụ lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với vợ chồng bị cáo
Nguyễn Văn Lẫm, Phạm Thị Quyết, TAND Cấp cao tại
Hà Nội đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra lại vì có nhiều
mâu thuẫn chưa được làm rõ.
Tòa cũng kiến nghị VKS và CQĐT Công an tỉnh Thái
Bình hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự, phục
hồi điều tra nhóm Đường “nhuệ” chiếm giữ, phá hủy tài
sản tại Công ty Lâm Quyết.
HĐXX cho rằng vụ án còn nhiều vấn đề cần thận
trọng đánh giá, nhiều tình tiết cần làm rõ. Cụ thể là
xem xét, làm rõ tư cách tố tụng của Nguyễn Xuân
Đường (Đường “nhuệ”) và con trai nuôi Bùi Mạnh Tiến
(Tiến “trắng”).
Cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm xác định Đường và Tiến là
nhân chứng là không phù hợp mà phải là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan. Cấp sơ thẩm không xem xét tư
cách tham gia tố tụng của Công ty Lâm Quyết cũng là
không phù hợp quy định pháp luật.
Theo tòa, vợ chồng bị cáo Lẫm, Quyết có vay nhiều
khoản tiền của nhiều người, trong đó vay của bị hại hai
khoản đều viết giấy thế chấp ô tô, có hợp đồng vay tiền,
thỏa thuận gia hạn bằng miệng.
Bị cáo khai đã trả tiền cho bị hại, có viết giấy biên nhận
tại công ty nhưng do nhóm Đường chiếm giữ đã làm thất
lạc giấy tờ này. Tòa cho rằng lời khai của hai bị cáo có sự
mâu thuẫn. Bị cáo Lẫm khai trả một lần tại công ty, bị cáo
Quyết khai trả làm nhiều lần tại công ty.
Quá trình điều tra, nội dung trả tiền này còn hết sức sơ
sài, cần làm rõ thời gian, không gian, địa điểm trả tiền,
trả như thế nào, ai làm chứng, cần phải đối chất giữa vợ
chồng bị cáo với vợ chồng bị hại.
Bị cáo khai không trốn nợ mà sau khi bị Đường chiếm
giữ công ty, dọa giết mới phải bỏ trốn trước sự truy sát
của Đường. Vì vậy, cần điều tra làm rõ hai bị cáo đi đâu,
làm gì, có phải trốn nợ không.
Theo tòa, việc thu giữ ô tô Camry được xác định là tài
sản bị chiếm đoạt có sự nhầm lẫn. Công an TP Thái Bình
kiểm tra xe không biển số ở ngoài đường rồi mang về trụ
sở là vi phạm hành chính, không thể xác định đây là tài
sản bị chiếm đoạt trong vụ án.
Việc Công an TP Thái Bình không khám nghiệm hiện
trường đã ra kết luận không có dấu hiệu tội phạm là không
phù hợp. Tại hiện trường có xáo trộn, có dấu hiệu bị đập
phá. Nhiều nhân chứng xác nhận Đường cùng đàn em
đuổi hết mọi người, chiếm giữ công ty trong 16 ngày.
Chứng cứ là file ghi âm mà bị cáo giao nộp cho cơ
quan điều tra thể hiện nội dung cuộc điện thoại Đường đã
chiếm giữ, ép bị cáo phải gán doanh nghiệp cho Đường.
cơ quan điều tra đã không tổ chức đối chất làm rõ các nội
dung này.
ĐỖ HOÀNG
Kiến nghị phục hồi điều tra Đường “nhuệ” xiết nợ doanh nghiệp
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook