103-2020 - page 9

9
5 nămchưađiều chỉnh xong
lộ trìnhmột tuyến xe buýt
Nămnămqua, Đà Nẵng và Quảng Nam trải qua nhiều cuộc làmviệc
nhưng vẫn không tìmđược tiếng nói chung trong việc điều chuyển lộ trình
tuyến buýt liên tỉnh.
TẤNVIỆT
N
ăm 2013, Đà Nẵng phê
duyệt quy hoạch xe buýt
giai đoạn 2013-2020,
tầm nhìn đến năm 2030. Tại
quy hoạch này, Đà Nẵng chủ
trương điều chỉnh lộ trình năm
tuyến xe buýt liên tỉnh Đà
Nẵng - Quảng Nam ra khỏi
nội thành TP.
Hoàn thiện mạng lưới
buýt nội thành
Ông Nguyễn Hữu Cường,
Chánh văn phòng Sở GTVT
TPĐà Nẵng, cho biết theo quy
hoạch,cácxebuýttừQuảngNam
sẽ chỉ chuyển khách đến ngoại
thành Đà Nẵng và xe buýt nội
thành của Đà Nẵng vận chuyển
hành khách vào trung tâm TP.
Theo đó, các điểm đầu cuối
ngoại thành Đà Nẵng đã được
quy hoạch cụ thể như Bến xe
phía Nam, Trung tâm hành
chính huyện Hòa Vang hay
Trường CĐViệt-Hàn. Phương
án này được cho là tránh xung
đột giữa các tuyến, giúp vận
tải buýt liên hoàn, đảm bảo
an toàn giao thông, phù hợp
với quy hoạch hệ thống giao
thông công cộng trong tương
lai của Đà Nẵng.
Theo ông Cường, dự kiến
giữa năm 2020, kế hoạch trên
bắt đầu triển khai. Nhưng do
ảnh hưởng của dịch COVID-19
nên Sở GTVT hai địa phương
chưa thể gặpnhauđể thốngnhất.
“Các kết quả khảo sát, lấy ý
kiến đều cho thấy người dân
rất ủng hộ phương án này. Đà
Nẵng đã phủ sóng đến 12 tuyến
buýt nội thành, hoạt động theo
phương thức trợ giá với hàng
trămphương tiệnmới, hiện đại,
phục vụ chuyên nghiệp” - ông
Cường nói.
Ông Cường khẳng định việc
điều chuyển lộ trình như trên là
theo quy hoạch từ lâu chứ Đà
Nẵng không hề có tư tưởng bảo
hộ xe buýt nội thành. Nhưng
cái vướng lớn nhất là tình cảm
giữa hai địa phương, còn hạ
tầng thì Đà Nẵng đã đầu tư
hoàn thiện.
Xe buýt xuống cấp
Theo ghi nhận của PV, hầu hết
xe buýt các tuyến xe buýt liên
tỉnhĐà Nẵng - QuảngNamđều
đã cũ kỹ. Hệ thống máy lạnh,
nội thất trong xe xuống cấp,
xe có mùi và khá nóng bức.
Các xe được sản xuất từ năm
2003 đến 2013. Mặc dù vậy,
lượng khách đi trên năm tuyến
buýt này rất lớn, bình quân hơn
8.000 lượt khách/ngày.
Thường đi xe buýt Đà Nẵng -
HộiAnđểthămcháu,ôngNguyễn
Quang (quận Liên Chiểu, TP
Đà Nẵng) cho hay các xe ông
đi nhiều năm nay không thay
đổi. Những ngày cuối tuần, xe
đông khách, chật chội.
“Dùsaotuyếnxebuýtnàycũng
phù hợp cho người già như tôi,
vì không biết và cũng không đủ
tiền đi các loại xe khác. Mấy xe
này sửa sang lại hoặc đổi xemới
thì tốt ngay thôi. Nếu Đà Nẵng
muốn đẩy mấy xe này ra ngoại
thành thì nên cân nhắc kỹ hành
khách là người già, người tàn
tật, trẻ nhỏ làm sao cho thuận
tiện” - ông Quang nói.
Ông Hoàng Văn Thùy, Chủ
nhiệmHTXThủybộdu lịchHội
An (kinh doanh tuyến buýt Đà
Nẵng - Hội An), thừa nhận sự
xuống cấp của hệ thống xe buýt
này. Tuy nhiên, theo ông Thùy,
chủ trương đưa năm tuyến buýt
ra nội thành Đà Nẵng khiến các
doanh nghiệp, người lao động
lo lắng, bất an dẫn đến chểnh
mảng trong phục vụ.
“Từ cuối năm 2017, chúng
tôi đã làm cam kết với tỉnh là
sẽ thaymới toàn bộ hệ thống xe
buýt, đào tạo nâng cao nghiệp
vụ cho người lao động. Nhưng
giờ tương lai vẫn chưa xác định
nên doanh nghiệp không thể
chi tiền được” - ông Thùy nói.
Cũng theoôngThùy, cái khó là
liên quan đến cả hai địa phương.
Đây là những tuyếnbuýt lâuđời,
gắn với giao thương, đi lại giữa
hai tỉnh, TP. Lãnh đạo hai địa
phương phải đặt quyền lợi của
hơn 300 lao động lên hàng đầu
khi bàn thảo với nhau.
Trước đó, vào cuối năm2019,
lãnh đạo năm tuyến buýt đứng
đơn kêu cứu gửi Bộ GTVT đề
nghị giữ nguyên lộ trình hiện
tại nhằm đảm bảo đời sống cho
người lao động. Từ đó đến nay,
các doanh nghiệp chưa nhận
được phản hồi. Riêng Hiệp
hội Vận tải ô tô Việt Nam có
văn bản gửi Sở GTVT TP Đà
Nẵng đề nghị giữ nguyên lộ
trình năm tuyến xe buýt này.•
400 ý kiến phản ánh phàn nàn về
xe buýt
Sở GTVT TP Đà Nẵng đã tiếp nhận khoảng 400 ý kiến phản
ánh của người dân phàn nàn về xe buýt liên tỉnh liền kề Quảng
Nam- ĐàNẵng. Các ý kiếnphản ánh tập trung vào việc xe xuống
cấp, xả khói đen, đón trả khách sai quy định…
Ngoài ra, nhiều tài xế, phụ xe của năm tuyến buýt từng nhiều
lần bị tố là không xuất vé, thu tiền vé cao hơn quy định đối với
khách nước ngoài. Tính từ năm 2017 đến nay, lực lượng Thanh
tra Sở GTVT TP Đà Nẵng đã kiểm tra, xử lý gần 300 trường hợp
vi phạm, tổng tiền phạt khoảng 100 triệu đồng.
Việc điều chuyển lộ
trình như trên là theo
quy hoạch từ lâu chứ
Đà Nẵng không hề
có tư tưởng bảo hộ xe
buýt nội thành.
Chợ đêm Bến Thành vẫn đóng cửa
Ông Lê Quang Thiện, Trưởng Ban quản lý chợ
Bến Thành, cho biết do tình hình dịch COVID-19
nên chợ đêm tạm dừng hoạt động. Đến nay Ban
quản lý chợ vẫn chưa nhận được thông báo mới.
“Tuy nhiên, nếu chợ đêm được mở cửa hoạt động
trở lại, tôi nghĩ thương nhân cũng sẽ cân nhắc vì
vắng khách, hiệu quả kinh doanh không cao do đối
tượng phục vụ của chợ phần lớn là du khách, nhất là
khách nước ngoài. Do các bến cảng, sân bay còn hạn
chế đón các chuyến bay nhập cảnh nên thương nhân
cân nhắc chưa kinh doanh lại” - ông Thiện nói.
Ông Thiện thông tin thêm, ngay cả chợ ban ngày
tình hình buôn bán vẫn còn khó khăn do vắng khách.
Hiện toàn chợ có khoảng 31% tiểu thương mở bán trở
lại và chỉ có những ngành hàng thiết yếu là có được
doanh thu. Các ngành hàng khác như vải vóc, quần
áo, đồ mỹ nghệ, túi xách... tiêu thụ chậm.
TÚ UYÊN
Chủ đầu tư lên tiếng về tòa nhà
chói mắt ở Đà Nẵng
Ngày 11-5, Công ty CP PAVNC (gọi tắt là
PAVNC), chủ đầu tư dự án tổ hợp khách sạn và
căn hộ P.A Tower, phường Thuận Phước, quận Hải
Châu, đã lên tiếng về dự án này.
Theo đó, chủ đầu tư đã cung cấp các hồ sơ khẳng
định việc ốp kính tòa nhà màu vàng là không sai
phương án kiến trúc được duyệt như kết luận của
Sở Xây dựng TP Đà Nẵng. Cụ thể, Giấy phép xây
dựng số 2002 do Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cấp cho
PAVNC ngày 26-9-2017 không thể hiện nội dung
liên quan màu sắc kính ốp mặt ngoài công trình.
Hồ sơ thiết kế được Sở Xây dựng thẩm định trước
đó (ngày 28-7-2017) cũng chỉ ghi chú về vật liệu
hoàn thiện mặt đứng như sau: “Vách kính mặt tiền:
Sử dụng kính cường lực dày 15 mm, màu theo chủ
đầu tư. Lan can kính mặt tiền: Kính cường lực dày
15 mm, màu sắc theo chủ đầu tư…”.
Ngoài ra, ngày 19-3 vừa qua, PAVNC đã gửi công
văn cho Trung tâm Kết cấu thép và xây dựng (Viện
Khoa học công nghệ xây dựng) về việc đánh giá
các thông số kỹ thuật của vật liệu kính, chỉ số phản
quang, màu sắc của kính và sự ảnh hưởng đến công
trình lân cận cho công trình tổ hợp khách sạn và căn
hộ P.A Tower.
Tại công văn trả lời, Trung tâm Kết cấu thép và xây
dựng cho hay hiện tại ở Việt Nam chưa có văn bản
pháp lý quy định độ phản quang ngoài VLR-out. Tại
một số nước láng giềng như Singapore, Hong Kong
thì độ phản quang này không được vượt quá 20%.
“Loại kính quý công ty sử dụng theo thông số
kỹ thuật của nhà cung cấp có hệ số phản xạ ngoài
VLR-out là 19% (sai số 3% - PV). Còn theo kết quả
thí nghiệm của Trung tâm Kết cấu thép và xây dựng
thì loại kính này có độ phản xạ ngoài VLR-out là
19,52%. Do đó loại kính có thể được chấp nhận để
sử dụng lắp đặt bao che công trình, không ảnh hưởng
đến công trình lân cận” - phúc đáp của trung tâm nêu.
Trước phản hồi của PAVNC, chiều 11-5, ông Lê
Văn Tuấn, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP Đà
Nẵng, khẳng định kính màu xanh nằm trong phương
án thỏa thuận giữa Sở Xây dựng với PAVNC.
Ông Tuấn lý giải hồ sơ của PAVNC gửi lên Sở
Xây dựng có kèm theo các hình ảnh phối cảnh, thể
hiện rõ mặt ngoài tòa nhà là màu xanh. Vì là màu
xanh nên Hội đồng Kiến trúc quy hoạch của TP mới
thống nhất.
“Lúc đó nếu chiếu hình phối cảnh lên màu vàng
thì TP đã không chấp thuận. Các cuộc họp quy
hoạch kiến trúc thường có cả bí thư và chủ tịch TP
trực tiếp nghe, sau đó mới thống nhất và về triển
khai các bước tiếp theo” - ông Tuấn nói.
Về câu “màu sắc theo chủ đầu tư” trong văn bản
thẩm định, ông Tuấn cho biết việc thẩm định được
thực hiện để cấp giấy phép xây dựng. Bước này thực
hiện sau khi hai bên đã thỏa thuận phương án kiến
trúc như trên.
“Hội đồng Kiến trúc quy hoạch rất quan tâm đến
các kiến trúc bên ngoài, trong đó màu sắc là cực kỳ
quan trọng. Tòa nhà của Ngân hàng SHB (cũng ốp
kính vàng gây chói mắt - PV) cũng trình phối cảnh
màu xanh như vậy nên mới được duyệt” - ông Tuấn
nói.
T.VIỆT
Họ đã nói
Chờ quyết định
của cấp trên
Chúng tôi kiên quyết bảo vệ
quyền lợi của các doanh nghiệp
vận tải xe buýt, quyền lợi người
lao động. Chúng tôi đã có nhiều
cuộc làmviệc với Sở GTVTTP Đà
Nẵng từ năm 2016 đến nay đều
khôngcókếtquả.Chúngtôikhông
làmviệc nữa vì không thể thống
nhất phương án của Đà Nẵng.
Lãnh đạo tỉnh cũng đã đối thoại
với doanh nghiệp và cho biết sẽ
báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy
xin ý kiến. Cấp trên quyết sao thì
chúng tôi chấp hành.
Ông
Lê Văn Sinh
,
Giám đốc
Sở GTVT tỉnh Quảng Nam
Xe buýt liên tỉnh
liền kềQuảng
Nam- ĐàNẵng
cũ kỹ, xuống cấp.
Ảnh: TẤNVIỆT
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook