110-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 20-5-2020
ĐỨCMINH
N
gày 19-5, Ban chỉ đạo
Cải cách hành chính
(CCHC) của Chính phủ
tổ chức hội nghị trực tuyến
công bố Chỉ số CCHC (PAR
Index) và Chỉ số hài lòng
(SIPAS) năm 2019. 
Vẫn còn nợ đọng văn
bản, chậm giải quyết
hồ sơ cho dân
Tại hội nghị, Phó Thủ
tướng thường trực Trương
Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ
đạo CCHC của Chính phủ,
ghi nhận nỗ lực của các bộ,
ngành, địa phương trong
CCHC năm 2019. Theo đánh
giá của các tổ chức quốc tế,
vị trí của Việt Nam được cải
thiện một cách đáng kể trên
một số xếp hạng uy tín.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng
lưu ý các bộ, ngành, địa
phương vẫn còn những hạn
chế, yếu kém trong công tác
này nên cần phải khắc phục.
Lãnh đạo một số bộ, ngành,
địa phương chưa thể hiện vai
trò, trách nhiệm đúng mức
khăn trong tổ chức thực hiện
thể chế, chính sách.
Cải cách thủ tục hành chính
(TTHC) vẫn còn nhiều tồn tại,
hạn chế trong việc thực hiện
các nội dung công bố, công
khai TTHC và công khai kết
quả giải quyết hồ sơ TTHC.
Nhiều bộ, ngành, địa phương
còn chậm trễ trong việc ứng
dụng công nghệ thông tin,
thay đổi phương thức giải
quyết TTHC, còn tình trạng
giải quyết hồ sơ chậm, muộn,
gây phiền hà cho người dân,
doanh nghiệp, không thực
hiện việc xin lỗi người dân,
tổ chức khi giải quyết TTHC
trễ hẹn…
“Việt Nam đang hội nhập
ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới, do đó
chúng ta cần chuẩn bị điều
kiện, thời cơ, thể chế, trong
đó có CCHC tốt hơn nữa để
Cán bộ, công chức phải biết
đề cao ý thức là công bộc của
dân, phục vụ nhân dân, không
được sách nhiễu nhân dân” -
Phó Thủ tướng thường trực
nêu rõ. “Người dân, doanh
nghiệp đến cơ quan hành
chính nhà nước phải được
hướng dẫn cụ thể về trình tự
và thủ tục, nếu công chức và
cơ quan trễ hẹn ngày trả kết
quả giải quyết thì phải nêu rõ
lý do và xin lỗi chân thành.
Xin lỗi là điều đầu tiên người
cán bộ phải biết, thể hiện sự
trọng dân, học dân” - Phó
Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng đặc biệt
nhấn mạnh phải đẩy mạnh
việc rà soát, sắp xếp tinh gọn
tổ chức bộ máy và kiện toàn
chức năng, nhiệm vụ các cơ
quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập. Thực hiện
tốt việc thí điểm hợp nhất
các cơ quan chuyên môn cấp
tỉnh, cấp huyện theo hướng
dẫn của Bộ Nội vụ. Phấn
đấu hoàn thành mục tiêu tinh
giản biên chế 10% giai đoạn
2015-2021.
Theo Phó Thủ tướng, tới
đây, các bộ, ngành, địa phương
phải đẩymạnh cải cáchTTHC
nhanh, quyết liệt và thực chất
hơn, trong đó có việc cắt giảm,
đơn giản hóaTTHC, điều kiện
kinh doanh; cải cách hoạt
động kiểm tra chuyên ngành.
“Chú ý thực hiện nghiêm chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ
về chống tham nhũng vặt, các
bộ, ngành, địa phương sớm
sơ kết việc thực hiện chỉ thị
này, phải tạo ra sự chuyển
biến thực sự trong bộ máy
công quyền, không để chi phí
ngoài luồng của người dân với
bộ máy chính quyền” - Phó
Thủ tướng thường trực lưu ý.•
Phó Thủ tướng thường trực TrươngHòa Bình chủ trì hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính.
Ảnh: VGP
Phải chặn đứng chi phí ngoài luồng
Bộmáy hành chính tinh gọn, thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng sẽ làmgiảm thamnhũng;
kích thích người dân, doanh nghiệp làmăn.
trong việc thúc đẩy cải cách
để tạo chuyển biến trong hoạt
động quản lý nhà nước, làm
đòn bẩy cho phát triển kinh
tế-xã hội. 
Tình trạng nợ đọng văn bản
quy định chi tiết vẫn tồn tại
nhiều nămchưa giải quyết dứt
điểm; còn tồn tại văn bản có
nội dung mâu thuẫn, chồng
chéo, gây khó khăn trong quá
trình thực hiện. Một số bộ,
ngành chưa chú trọng việc
trả lời kiến nghị của cá nhân,
tổ chức, đặc biệt là kiến nghị
liên quan đến vướngmắc, khó
đón nhận các làn sóng đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam” - Phó Thủ tướng
thường trực nhấn mạnh.
Cán bộ phải biết
xin lỗi dân
Về nhiệm vụ trong thời
gian tới, Phó Thủ tướng lưu
ý các bộ, ngành, địa phương
tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ
cương hành chính trong quá
trình thực hiện nhiệmvụ, công
vụ của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức. Ông nhấn
mạnh việc tăng cường thanh
tra, kiểm tra để kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm những
trường hợp sai phạm trong
tuyển dụng, bổ nhiệm, luân
chuyển cán bộ, công chức,
viên chức.
“Cải cách là để làm cho
bộ máy hành chính nhà nước
tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Nhiều bộ, ngành,
địa phương còn
chậm trễ trong việc
ứng dụng công nghệ
thông tin, thay đổi
phương thức giải
quyết TTHC, còn
tình trạng giải quyết
hồ sơ chậm, không
thực hiện việc xin lỗi
người dân, tổ chức
khi giải quyết TTHC
trễ hẹn…
62/63
tỉnhcócôngchứcgâyphiềnhà,
sách nhiễu; 46/63 tỉnh có công
chức gợi ý người dân, tổ chức
nộp thêmtiềnngoài phí/lệphí.
Đó là kết quả đánh giá Chỉ
số hài lòng 2019.
Tiêu điểm
Dân đã bớt phải đi lại nhưng vẫn… phiền
Các Chỉ số hài lòng 2019 phản ánh cảm nhận của người
dân, tổ chức về việc phải đi lại nhiều lần để giải quyết công
việc, bị trễ hẹn, phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực đều ở mức
thấp và có xu hướng giảmdần qua các năm, kể từ năm2017.
Năm 2019, có 5,41% người dân, tổ chức cho biết phải đi
lại từ bốn lần trở lên; 1,41%bị công chức gây phiền hà, sách
nhiễu; 0,47% bị công chức gợi ý nộp thêm tiền ngoài phí/
lệ phí theo quy định.
Chỉ số hài lòng 2019 cho thấy 63/63 tỉnh để xảy ra tình
trạng người dân, tổ chức đi lại nhiều lần. 62/63 tỉnh xảy ra
việc cơ quan trễ hẹn trả kết quả dịch vụ; 62 tỉnh trễ hẹn trả
kết quả đều thực hiện không nghiêm quy định về thông
báo, xin lỗi người dân, tổ chức.
Ngườiđứngđầuphảikhôngngạiđươngđầuvớikhókhăn
“Trong thi đua, người đứng đầu phải dám chịu trách nhiệmvà không ngại đương đầu với khó khăn,
đó là giá trị của thi đua” - Bí thưThành ủy TP.HCMNguyễnThiệnNhân nói.
Sáng 19-5, Thành ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN
TP.HCM đã tổ chức hội nghị sơ kết phong trào thi đua
200 ngày (đợt 1, từ ngày 8-3 đến 30-4) chào mừng đại hội
Đảng bộ quận, huyện và đại hội đại biểu Đảng bộ TP tiến
tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP
Lê Thanh Liêm cho biết toàn TP có 128 đơn vị đăng ký thi
đua hơn 1.000 công trình, dự án. Trong đợt 1 đã có 128/154
công trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ (đạt hơn 83%).
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong,
mặc dù đợt thi đua đã đạt được những kết quả tích cực nhưng
vẫn còn một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đơn vị cơ sở chưa
quan tâm đúng mức việc phát động phong trào thi đua tại
đơn vị mình. Một số cơ quan, đơn vị còn chậm trễ trong việc
triển khai phát động phong trào thi đua và đăng ký thực hiện
thi đua. Một số công trình, dự án chưa thực hiện hoàn thành
tiến độ đúng thời gian đăng ký. Do đó, ông Phong yêu cầu
các đơn vị tập trung thực hiện có hiệu quả các công trình,
dự án đã đăng ký, để đảm bảo hoàn thành theo tiến độ đề ra
trong đợt thi đua thứ hai (từ ngày 1-5 đến 30-7).
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện
Nhân cho biết việc có hơn 83% công trình đăng ký thi đua
hoàn thành trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19
là kết quả rất có ý nghĩa. “Trong thi đua, người đứng đầu
phải dám chịu trách nhiệm và không ngại đương đầu với
khó khăn. Đó là giá trị của thi đua, xác định cho được
những người dám đương đầu, đấy là tấm gương để chúng
ta phải học tập” - ông Nhân nói.
Tuy nhiên, ông Nhân cũng chỉ ra rằng trong đợt thi đua
vừa qua, việc thực hiện chưa đồng đều và có nơi kết quả
còn hạn chế. Đơn cử như trong việc kéo giảm số vụ vi
phạm trật tự xây dựng, tỉ lệ giảm trung bình toàn TP là
77%, trong khi ở quận 5 và huyện Nhà Bè lại tăng.
Ông Nhân cho biết tại huyện Bình Chánh, vừa qua lãnh
đạo TP đã có chuyến đi thị sát tại xã Vĩnh Lộc A. Sau khi
kiểm tra tình trạng xây dựng không phép, sai phép tại đây,
lãnh đạo TP nhận thấy tình trạng phân lô, bán nền, xây dựng
không phép, sai phép vẫn còn tiếp diễn. Tại trụ sở ban nhân
dân ấp còn treo bảng dịch vụ mua bán nhà đất, treo cả bản đồ
quy hoạch đất ở (thực chất là đất nông nghiệp). Thậm chí còn
có nhà mẫu để làm dịch vụ bán giấy tay... Nguyên nhân là
do chính quyền cơ sở không muốn ngăn chặn việc xây dựng
không phép, sai phép, phân lô, bán nền nên vẫn để tồn tại. Do
đó, ông Nhân yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng này.
Trong hai đợt thi đua tiếp theo, ông Nhân yêu cầu nơi
nào thấy có việc còn chưa làm được, còn ít nhiều tính đối
phó trong đăng ký thi đua thì nên xem lại để có giải pháp
sớm khắc phục, không để đơn vị mình bị tụt lại phía sau.
Tại hội nghị, UBND TP.HCM đã trao bằng khen cho
123 tập thể và 113 cá nhân có thành tích trong phong trào
thi đua 200 ngày đợt 1.
TÁ LÂM
Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCMBùi Xuân Cường
(giữa)
được tuyên dương tại hội nghị. Ảnh: TÁ LÂM
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook