110-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư20-5-2020
Thuê 3 ô tô rồi đi cầm lấy 1,2 tỉ đồng
Ngày 18-5, TAND tỉnh Đắk Lắk xử sơ thẩm năm bị cáo bị truy tố về
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức.
HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đình Quân 22 năm sáu tháng
tù, Nguyễn Văn Khánh 18 năm tù, Bùi Quốc Định 16 năm sáu tháng
tù, Lê Quốc Việt 16 năm tù và Hoàng Văn Tuấn (cùng trú tại Đắk Lắk)
tám năm tù.
Cáo trạng thể hiện Quân kinh doanh dịch vụ cho thuê ô tô tự lái tại
TP Buôn Ma Thuột và có thuê Khánh, Định, Việt, Tuấn làm nhân viên.
Tháng 8-2016, Quân quen anh H. (trú TP Buôn Ma Thuột) cũng
kinh doanh cho thuê ô tô tự lái. Quân thuê xe của anh H. về cho người
khác thuê lại với giá cao hơn để hưởng chênh lệch.
Lúc đầu, Quân luôn trả xe và tiền thuê xe đầy đủ. Tuy nhiên, từ
tháng 1 đến tháng 3-2017, Quân thuê ba chiếc ô tô của anh H. rồi thuê
một đối tượng chưa rõ danh tính làm giả giấy tờ xe. Sau đó, các bị cáo
đưa ba chiếc xe đi cầm cố được hơn 1,2 tỉ đồng, chia nhau tiêu xài.
Ngoài ra, Quân còn một mình làm giả giấy tờ, chiếm đoạt của bà NTM
(trú TP Buôn Ma Thuột) một chiếc ô tô, đem đi cầm cố lấy hơn 300
triệu đồng.
Trước đó, ngày 27-9-2019, cả năm bị cáo này bị đưa ra xét xử về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng bị hoãn. Quá trình điều
tra bổ sung xác định năm bị cáo này còn phạm vào tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
HT
Chủtiệminthiệpcưới làmgiả180 triệuđồng
AnhĐặng Thanh Tuấn
(thứ hai từ trái qua)
cùng chamẹ và luật sư sau khi được
tòa phúc thẩmtuyên vô tội. Ảnh: HY
Ngày 19-5, TAND TP Cần Thơ xử sơ thẩm đã
tuyên phạt bị cáo Nguyễn Phi Thông 14 năm tù về tội
làm, lưu hành tiền giả.
Sáu bị cáo Võ Văn Huệ, Nguyễn Văn Tính, Trương
Hữu Phong, Nguyễn Thanh Liêm, Lý Trường Thành,
Trần Vũ Trường bị phạt các mức án 3-14 năm tù về
tội lưu hành tiền giả.
Riêng bị cáo Mai Tuấn Khanh bị phạt chín năm tù
về tội tàng trữ, lưu hành tiền giả.
HĐXX nhận định bị cáo Thông lợi dụng nghề in
thiệp cưới để in giả tiền của Nhà nước, thu lợi bất
chính hơn 10 triệu đồng. Ngoài ra, bị cáo còn có
hành vi tàng trữ 76 triệu đồng tiền giả chưa hoàn
chỉnh. Bị cáo Huệ là người giới thiệu các bị cáo cho
Thông để lưu hành 98 triệu đồng tiền giả đã hoàn
chỉnh nên phải chịu hình phạt về hành vi đồng phạm
này với Thông.
Các bị cáo khác đã lưu hành, tàng trữ nhiều tiền giả
lấy từ chỗ Thông. Các bị cáo lưu hành số lượng lớn
tiền giả, làm lũng đoạn thị trường tiền tệ trong nước,
gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh xã hội.
Theo cáo trạng, Thông là chủ cơ sở in thiệp cưới ở
quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Ngày 7-9-2019, Thông
xem được đoạn clip “chuyện cảnh giác” đăng trên
Facebook nói về vụ án làm tiền giả xảy ra tại tỉnh
Đắk Nông.
Thông thấy cách thức làm tiền giả đơn giản nên
nảy sinh ý định làm theo. Ba ngày sau, Thông bắt đầu
tải hình mẫu tiền polymer mệnh giá 500.000 đồng
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về laptop cá
nhân rồi dùng phần mềm Corel chỉnh sửa kích thước,
màu sắc cho đúng chuẩn với tờ tiền thật cùng mệnh
giá. Sau đó, Thông dùng giấy tốt nhất đưa vào máy
in phun màu để in tiền giả. Tiếp đến, Thông dùng
màng nylon mỏng bọc giấy in tiền đem đi ép dẻo, rồi
cắt gọt thành những tờ tiền giống như tiền thật. Tổng
cộng, Thông in được 180 triệu đồng tiền giả. Trong
đó, số tiền đã thành phẩm, mang đi lưu hành là 98
triệu đồng, số chưa thành phẩm là 76 triệu đồng, số
hư hỏng là 6 triệu đồng (Thông đã hủy bỏ).
Quá trình điều tra xác định sau khi làm được thành
phẩm tiền giả, Thông nói cho Huệ biết có nguồn tiền
giả và nhờ Huệ tìm mối để bán. Huệ đồng ý và đã
giới thiệu để Thông bán tiền giả cho các bị cáo
còn lại.
NHẪN NAM
Tòa áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo
Tại quyết định GĐT của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao nhận định
rằng hai cấp tòa đã áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo khi xác
định tuổi của người bị hại chưa thành niên quy định tại Thông tư liên tịch
số 01 năm 2011 giữa TAND, VKS, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ LĐ-TB&XH.
GĐT nhận định: Lời khai của những người trong gia đình cũng như
những người làm chứng về ngày sinh của cháu N. có mâu thuẫn. Quá
trình điều tra do các tài liệu, chứng cứ xác định ngày tháng năm sinh của
cháu này có mâu thuẫn nên cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám
định độ tuổi và kết luận giám định pháp y là có căn cứ khoa học để xác
định độ tuổi của cháu N. Khi Tuấn giao cấu với cháu N. vào ngày 25-7-2015
thì thời điểm này cháu N. đã 13 tuổi ba tháng hai ngày nên theo khoản 4
Điều 112 BLHS 1999 thì Tuấn không phạm tội hiếp dâm trẻ em. Mặt khác,
Tuấn và cháu N. yêu nhau, việc giao cấu là hoàn toàn tự nguyện hai bên,
không bị ép buộc, cưỡng bức và khi giao cấuTuấn đủ 16 tuổi hai tháng. Vì
thế, tòa sơ thẩm và phúc thẩm căn cứ vào kết luận giám định độ tuổi của
cháu N. để quyết địnhTuấn không phạm tội là đúng. Kháng nghị GĐT của
viện trưởngVKSNDTối cao là không có căn cứ. Việc điều tra lại một số tình
tiết như kháng nghị nêu là không cần thiết nên không được chấp nhận...
1 thanhniên
trắngán sau6
nămvướng lao lý
Thời điểmbị quy kết hành vi phạm tội mới chỉ là
thiếu niên 15 tuổi, nay anh Tuấn đã làmột
thanh niên 21 tuổi.
HOÀNGYẾN
M
ới đây, TAND Tối cao đã
bác kháng nghị củaVKSND
Tối cao theo thủ tục giám
đốc thẩm (GĐT) vụ Đặng Thanh
Tuấn (sinh năm 1999) được tòa
hai cấp tuyên không phạm tội
hiếp dâm trẻ em. Kháng nghị đề
nghị Hội đồng GĐT TAND Tối
cao hủy hai bản án này để điều
tra lại theo quy định pháp luật.
Bị truy tố tội hiếp dâm
trẻ em
Theo kháng nghị, hai cấp tòa
xét xử đã nhận định, đánh giá về
những chứng cứ, tài liệu phản ánh
ngày tháng năm sinh của người bị
hại chưa khách quan, chưa đúng
với thực tế. Việc chỉ căn cứ vào kết
luận giám định độ tuổi là tài liệu
duy nhất để kết luận độ tuổi của
người bị hại là chưa chính xác và
còn mâu thuẫn với nhiều tài liệu,
chứng cứ khác.
Từ đó, hai cấp tòa tuyên không
phạm tội là chưa xem xét đầy đủ,
toàn diện các chứng cứ, không phù
hợp với tình tiết khách quan, có
sai lầm nghiêm trọng trong việc
áp dụng pháp luật, dẫn đến bỏ lọt
tội phạm.
Tuy nhiên, hội đồng GĐT không
đồng tình và cho rằng hai bản án
sơ và phúc thẩm đã có phán quyết
Tháng 9-2018, sau khi
được TAND Cấp cao
tại TP.HCM y án tuyên
không phạm tội, gia đình
anh Tuấn đã làm đơn
yêu cầu VKSND tỉnh Tây
Ninh bồi thường oan.
đúng đắn. Với phán quyết GĐT
này, anh Đặng Thanh Tuấn chính
thức được coi là không có hành
vi phạm tội.
Theo hồ sơ, anh Đặng Thanh
Tuấn với em N. ở gần nhà nhau
(cùng ngụ huyện Dương Minh
Châu, Tây Ninh) và nảy sinh tình
cảm. Tháng 7-2015, hai người đã
hẹn nhau vào nhà nghỉ rồi làm
chuyện người lớn (thời điểm này,
Tuấn 15 tuổi). Sau đó, hai người
tiếp tục hẹn hò đến nhà nghỉ sau
khi học bài xong. 
Ngày 9-11-2015, gia đình em
N. phát hiện ra sự việc và tố cáo
ra công an. Kết quả điều tra xác
định từ ngày 25-7 đến 7-11-2015,
Tuấn đã sáu lần quan hệ với em N.
Sau đó, anh Tuấn bị khởi tố, truy
tố về tội hiếp dâm trẻ em (theo
BLHS 1999).
Giữa năm 2016, xử sơ thẩm
lần đầu, TAND tỉnh Tây Ninh đã
phạt Tuấn tám năm tù về tội hiếp
dâm trẻ em. Anh Tuấn kháng cáo,
đề nghị xem lại độ tuổi thật của
em N. Tại phiên xử phúc thẩm
lần thứ nhất, TAND Cấp cao tại
TP.HCM đã hủy án sơ thẩm để
giám định lại tuổi của nạn nhân.
Kết quả giám định xương cho
thấy em N. có độ tuổi từ 14 năm
bốn tháng đến 14 năm 10 tháng. 
Hai cấp tòa tuyên
không phạm tội
Điều tra lại, CQĐT và VKSND
tỉnh đều cho rằng độ tuổi 14 năm
bốn tháng phù hợp với tài liệu,
chứng cứ thu thập được, còn 14
năm 10 tháng thì không phù hợp. 
Hai cơ quan này cho rằng phải
áp tuổi của em N. là 14 năm bốn
tháng. Tính ra, lần quan hệ đầu
tiên với Tuấn, em N. chỉ mới 12
năm chín tháng ba ngày tuổi. Từ
đó, cơ quan tố tụng xác định hành
vi của anh Tuấn cấu thành tội hiếp
dâm trẻ em.
Tại phiên xử sơ thẩm lần hai vào
tháng 9-2017, VKS đề nghị phạt
anh Tuấn 8-10 năm tù nhưng TAND
tỉnh Tây Ninh đã tuyên anh Tuấn
không phạm tội, trả tự do cho bị
cáo tại tòa. HĐXX cho rằng theo
kết quả giám định lần đầu quan
hệ với anh Tuấn, bị hại N. đã 13
tuổi ba tháng hai ngày. Xử phúc
thẩm lần hai vào tháng 7-2018,
TAND Cấp cao tại TP.HCM đã
bác kháng nghị của viện trưởng
VKSND tỉnh Tây Ninh đề nghị
hủy án sơ thẩm để xét xử lại theo
hướng có tội. HĐXX phúc thẩm
đã y án, tuyên anh Tuấn không
phạm tội hiếp dâm trẻ em.
Tháng 9-2018, sau khi xử phúc
thẩm, gia đình anh Tuấn đã làm
đơn yêu cầu VKSND tỉnh Tây
Ninh bồi thường thiệt hại do đã
truy tố oan anh Tuấn.
Tuy nhiên, VKS tỉnh có văn bản
trả lời chung chung rằng: “Vụ việc
yêu cầu của ông bà đang được
TAND Tối cao và VKSND Tối
cao xem xét theo thủ tục GĐT.
Do đó, theo quy định của pháp
luật, việc yêu cầu bồi thường
của ông bà không có căn cứ thụ
lý để VKSND tỉnh xem xét, giải
quyết”. Từ đó, cơ quan này đã
trả lại đơn yêu cầu bồi thường,
gia đình anh Tuấn khiếu nại tiếp
nhưng VKSND tỉnh trả lại đơn.
Ngày 19-5, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, luật sư bào chữa
cho anh Tuấn tại các phiên xử
cho biết gia đình anh Tuấn chưa
nhận được quyết định GĐT trên
qua đường bưu điện. Khi gia đình
anh Tuấn chính thức nhận được
thì luật sư sẽ tiếp tục hỗ trợ pháp
lý trong việc nộp đơn yêu cầu
cơ quan có trách nhiệm phải bồi
thường oan.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook