119-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy30-5-2020
Hong Kong: Bước ngoặt mới trong
quan hệ Trung Quốc-EU
VĨ CƯỜNG
H
ôm 28-5, Quốc hội
Trung Quốc (TQ) đã
chính thức thông qua
nghị quyết về xây dựng luật
an ninh Hong Kong với 2.878
phiếu thuận và 1 phiếu chống.
NgoàiMỹ là quốc gia lên án
kịch liệt động thái trên, Liên
minh châuÂu (EU) cũng công
khai phản đối việc ban hành
luật an ninh mới, cho rằng
Bắc Kinh đang xâm phạm
quá mức quyền tự trị của đặc
khu tự trị này. Bên cạnh đó,
hiện nay là giai đoạn nhạy
cảm trong quan hệ giữa EU
và TQ vì khối này đang trong
quá trình điều chỉnh chính
sách châu Á sau cú sốc đại
dịch COVID-19, theo hãng
tin
Bloomberg
.
EU đứng giữa
ngã ba đường
Là một trong những khu
vực chịu thiệt hại nặng nhất
do đại dịch, EU dĩ nhiên đang
rất muốn nhanh chóng khôi
phục lại kinh tế và ổn định
lại thị trường. Tuy nhiên,
Bloomberg
cho rằng khối này
trước mắt sẽ khó giải quyết
được vấn đề kinh tế nếu thiếu
TQ - đối tác thương mại lớn
thứ hai của EU sauMỹ. Ngoài
ra, một loạt quốc gia châu Âu
cũng đang trong quá trình đàm
phán với Huawei để phát triển
mạng 5G bất chấp nguy cơ
an ninh quốc gia.
Bloomberg
cho hay một
quan chức EU giấu tên khi
được phỏng vấn đã miêu tả
chính sách ngoại giao của EU
với TQ “rất hỗn loạn”. Trong
khi một số nước với nền kinh
tế khiêm tốn trong khối như
Ý, Hungary tỏ ý ủng hộ lập
trường hòa hiếu với TQ thì
các thành viên như Pháp và
Đức lại có phần dè dặt hơn.
Tuy nhiên, nếu quá chú
trọng lợi ích kinh tế thì EU
sẽ đối mặt với nguy cơ đánh
mất hoàn toàn các giá trị mà
lâu nay khối này theo đuổi là
tự do cá nhân và quyền con
người theo quan điểm của
phương Tây. Từ lâu EU đã
gạt sang một bên các vấn đề
về khác biệt tư tưởng chính
trị và mô hình quản trị với
TQ nhằm giữ ổn định quan
hệ thương mại.
Bloomberg
cho rằng các
diễn biến Hong Kong hiện
nay cũng như cách hành xử
của TQ suốt giai đoạn bùng
phát COVID-19 đang đòi hỏi
EU phải có động thái khẳng
định lập trường của mình và
chứng tỏ EU là tiếng nói có
sức nặng. Nói cách khác, việc
EU phản ứng với TQ như thế
nào sẽ ảnh hưởng đến uy tín
và hình ảnh của khối trong
mắt cộng đồng quốc tế.
Mặt khác, EU cũng đang
phải chịu áp lực chính trị từ
phía Mỹ. Nếu khối này để
choWashington đơn phương
trừng phạt hay phản đối TQ thì
quan hệ của hai bên sẽ bị ảnh
hưởng, nhất là khi ông Trump
nhiều lần đe dọa sẽ phát động
thương chiến với EU.
“Tình thế đang thay đổi.
Đại dịch COVID-19 và luật
an ninh Hong Kong là những
thứ khiến dư luận châuÂu chú
ý nhiều hơn đến hiểm họa TQ
trỗi dậy. Những người trước
đây không tin giờ đã được
mục sở thị” - cựu đại sứ Pháp
tại TQ Jean-Maurice Ripert
nhận định.
Hướng đi nào cho EU?
Theo ông Ripet, do những
diễn biến Hong Kong xảy ra
Tiêu điểm
300.000
ngườiHongKongsởhữuhộchiếu
hải ngoại Anh (BNO) thời gian
tới sẽ được nâng thời hạn ở lại
Anh từ sáu tháng lên 12 tháng,
hãng tin
Reuters
dẫn tuyên bố
ngày 29-5 của Ngoại trưởng
Anh Dominic Raab cho hay.
ngoài dự đoán của EU, khối
này nhiều khả năng vẫn đang
tìm đồng thuận chung giữa
các thành viên nhằm đưa ra
lập trường thống nhất về vấn
đề. “Tình hình có vẻ khá căng
thẳng và nhạy cảm nên cũng
không có gì bất ngờ nếu EU
cần thời gian để suy xét. Giờ
không phải là lúc để đưa ra
những phát ngôn hay hành
động nóng vội” - chuyên gia
này cho hay.
Dù vậy, trong trường hợp
EUquyết địnhhànhđộng, khối
này hiện đang nắm trong tay
một số quân bài chiến lược
có thể tung ra phản đòn Bắc
Kinh. Đầu tiên, EUcó thể biến
Hong Kong thành một nước
cờ mà Bắc Kinh mà muốn
đi sẽ phải trả giá đắt với nạn
nhân là Huawei.
Hôm 28-5, tờ
The Times
(Anh) cho hay một nguồn tin
mật trong chính phủAnh tiết
lộ London đang lên kế hoạch
thiết lập một liên minh viễn
thông 10 nước nhằm giảm
phụ thuộc vào công nghệ
5G của Huawei. Hiện chưa
rõ nước nào sẽ gia nhập liên
minh mới này nhưng điều
quan trọng là động thái của
Anh chắc chắn sẽ có tác động
đến những nước thuộc khối
EU vẫn đang lưỡng lự về
vấn đề này.
Đơn cử, Quốc hội Đức đến
nay vẫn đang thảo luận việc
có nên cho phépHuawei tham
gia xây dựng mạng lưới 5G
của nước này hay không. Một
nguồn tin nói với
Bloomberg
là quan điểm của đa số thành
viên Quốc hội đang dần ngả
sang quyết định cấm cửa.
Thứ hai, xét về cục diện
chính trị hiện tại, TQ trên
thực tế cần EU ủng hộ hơn là
muốn làm phật ý khối này vì
Bắc Kinh đang rất cần thêm
đồng minh trong cuộc đối
đầu với Mỹ. Nếu EU cảnh
giác và không bị vướng vào
chiến lược “chia để trị” - đàm
phán riêng từng nước của TQ
thì chắc chắn đây là một lợi
thế mà khối này có thể để
buộc Bắc Kinh phải nhượng
bộ vụ Hong Kong. Có điều
là nói dễ hơn làm, đoàn kết
nội khối là vấn đề mà EU đã
vướng phải kể từ khi thành
lập đến nay và mỗi khi EU
gặp khủng hoảng, chia rẽ luôn
là thứ cản trở khối này vươn
tới thành công.•
• Kuwait
: Hãng tin
AFP
ngày 28-5 cho
hay Bộ Ngoại giao Mỹ vừa thông qua các
hợp đồng bán 84 tên lửa phòng không
Patriot thế hệ mới nhất và thiết bị hỗ trợ đi
kèm cho Kuwait. Tổng giá trị thương vụ
này lên đến 1,4 tỉ USD. Đại diện Bộ Ngoại
giao Mỹ nhấn mạnh số vũ khí mới sẽ giúp
Kuwait tăng cường an ninh cho cơ sở hạ
tầng dầu mỏ và khí đốt của nước này.
• Trung Quốc
: Chủ tịch Quốc hội
Trung Quốc Lật Chiến Thư ngày 29-5
khẳng định Bắc Kinh sẽ dùng “mọi biện
pháp” để ngăn Đài Loan tuyên bố độc
lập khỏi Trung Quốc và sẵn sàng can
thiệp quân sự nếu cần thiết, theo hãng tin
Reuters
. Tuy nhiên, ông Lật cũng cho biết
Bắc Kinh vẫn sẽ nỗ lực hết sức để tìm
kiếm giải pháp hòa bình.
PHẠM KỲ
Luật an ninh quốc gia Hong Kong
nói gì?
Theo nội dung của dự thảo công bố ngày 22-5, luật an
ninhHongKongmới sẽ chophép các cơquan anninhđại
lục đặt trụ sở và hoạt động trên lãnh thổ Hong Kong khi
cần thiết. Đồng thời, trưởng đặc khu được yêu cầu phải
thường xuyên báo cáo với Bắc Kinh các vấn đề an ninh
quốc gia. Đây là vấn đề mà nhiều chuyên gia lo ngại sẽ
phá vỡ nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” vốn cho
phép Hong Kong tự quyết định và tự giải quyết các vấn
đề trong nội bộ đặc khu.
Hiện đại lục đang duy trì một doanh trại hơn 10.000
línhTQở khu vực quận trung tâmHong Kong nhưng lực
lượng này rất hạn chế tiếp xúc với bên ngoài.
Việc Trung Quốc quyết định ban hành luật an ninhHong Kong có thể làmảnh hưởng sâu rộng đến quan hệ
với Liênminh châu Âu (EU) khi khối này đang trong quá trình điều chỉnh chính sách châu Á.
5.935.296
người nhiễm COVID-19 cùng 362.756 ca tử vong được ghi nhận trên toàn thế giới tính đến
19 giờ ngày 29-5, trang thống kê
Worldometer
dẫn nguồn cơ quan y tế các nước cho hay.
Số bệnh nhân điều trị thành công dừng ở 2.602.600 ca.
Thế giới 24 giờ
Nhân viên an ninh làmnhiệmvụ bên ngoài nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh EU-TrungQuốc
hồi tháng 6-2017. Ảnh: REUTERS
“Tình thế đang
thay đổi. Đại dịch
COVID-19 và luật an
ninhHong Kong là
những thứ khiến dư
luận châu Âu chú ý
nhiều hơn đến hiểm
họa TQ trỗi dậy.
Những người trước
đây không tin giờ đã
được mục sở thị.”
Tàu Mỹ áp sát Hoàng Sa, thách thức Trung Quốc
Đài
CNN
ngày 29-5 dẫn thông cáo của
Hạm đội 7 Hải quân Mỹ cho biết vừa điều
khu trục hạm USS Mustin (
ảnh
) tiến hành
tuần tra gần khu vực đảo Phú Lâm và
bãi đá Hòn Tháp thuộc quần đảo Hoàng
Sa của Việt Nam. Phú Lâm hiện đang bị
Trung Quốc (TQ) chiếm đóng và quân sự
hóa trái phép. Bắc Kinh đến nay đã cho
xây dựng một đường băng và từng đáp
máy bay ném bom chiến lược xuống hòn
đảo này.
Phát ngôn viên Hạm đội 7 - Trung úy
Anthony Junco sau đó khẳng định nhiệm
vụ của tàu USS Mustin là hoàn toàn phù
hợp với luật pháp quốc tế. “Bằng việc thực
hiện hoạt động này, Mỹ chứng minh rằng
các vùng nước trên nằm ngoài những gì
TQ có thể tuyên bố là lãnh hải hợp pháp
của mình” - ông Junco nói thêm.
Đây cũng là lần thứ ba trong năm 2020
Mỹ cho chiến hạm áp sát quần đảo Hoàng
Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý
của TQ, theo sau hai đợt điều tàu hồi tháng
3 và tháng 4.
VĨ CƯỜNG
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook