120-2020 - page 9

9
ngon, ngủ không yên. Thế mà sau
khi bãi rác được xử lý, không bao
lâu sau, cây xanh đã làm sạch môi
trường xung quanh đây.
“Ngày xưa tôi sống cạnh bãi rác
này, đúng là rất kinh khủng. Trước
đây tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày
bãi rác này lại đẹp như bây giờ” - bà
Gái nói.
Theo ông Nguyễn Văn Chung,
Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh,
huyện Hóc Môn, Công ty TNHH
MTV Môi trường đô thị TP.HCM
(viết tắt là Công ty Môi trường đô
thị) chính là đơn vị quản lý và thực
hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm
môi trường cũng như phủ xanh tại
bãi rác Đông Thạnh nói trên.
Ông Chung cho hay qua nhiều năm
cải tạo, người dân nơi đây đã không
còn phải sống trong cảnh ô nhiễmmôi
trường nữa. Số lượng cây xanh được
trồng làm cho môi trường xanh, sạch
hơn, người dân cũng phấn khởi hơn.
“Hiện cơ quan chức năng đã
thành lập tổ giám sát, trong đó có
xã, người dân, HĐND... Tổ giám
sát có trách nhiệm giám sát tình
hình môi trường khu vực này. Đến
thời điểm này, người dân hầu như
không còn phản ánh về tình hình ô
nhiễm môi trường nữa. Nếu TP cho
phép đầu tư nơi này làm công viên
hay sân golf sẽ phục vụ người dân
tốt hơn, giúp phát triển hơn cho khu
vực này” - ông Chung nói.
Mang lại giá trị kinh tế cao
Nói về ý tưởng tích cực này, ông
Cao Văn Tuấn, Trưởng phòng Công
nghệ môi trường và kiểm tra chất
lượng Công ty Môi trường đô thị,
chia sẻ: Sau nhiều năm bãi rác đóng
cửa, công ty đã biến bãi rác này thành
vườn sinh thái và khu nông nghiệp
công nghệ cao. Nơi đây hiện đang
trồng nhiều loại rau và cây ăn trái, góp
phần làm tăng thu nhập cho những
công nhân đang vận hành ở công
trường này, đồng thời cũng mang
lại giá trị kinh tế chung cho công ty.
NGUYỄNCHÂU
H
uyện Hóc Môn có một khu
vườn rộng lớn được trồng
nhiều cây ăn trái, rau, củ,
quả… mang lại cảm giác thư thái
cho người đến đây. Điều đặc biệt,
gần 20 năm trước, ngay tại khu vườn
xanh này là bãi rác Đông Thạnh, nơi
người dân từng phản ánh mỗi ngày
vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Phủ xanh bằng
nhiều loại cây
Nói đến bãi rác hầu như ai cũng
thấy ái ngại vì vấn đề ô nhiễm môi
trường. Thế nhưng tại bãi rác Đông
Thạnh, sau khi có quyết định đóng
cửa (năm 2002), một công ty đã nỗ
lực cải tạo, xây dựng và phát triển để
biến bãi rác này thành vườn sinh thái,
khu nông nghiệp công nghệ cao.Vườn
sinh thái này có rất nhiều loại cây như
mai, kiểng, cây ăn quả, rau xanh…
Việc cải tạo bãi rác này thành vườn
sinh thái cũng khiến người dân khu
vực rất phấn khởi. Nhiều người cho
biết không nghĩ là nơi đây sẽ có ngày
được cải tạo xanh, sạch đến thế.
Bà Nguyễn Thị Gái (ấp 5, xã Đông
Thạnh) cho biết gia đình bà ở đây
đã hơn 20 năm. Nhiều năm trước,
tình trạng ô nhiễm tại bãi rác này
làm người dân khốn khổ, ăn không
Một góc khu vườn sinh thái (ở bãi rác Đông Thạnh cũ) ở huyệnHócMôn, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄNCHÂU
Đông Thạnh, từ bãi rác thành
khu sinh thái
Bãi rác ĐôngThạnh (huyệnHócMôn, TP.HCM) sau gần 20 nămđóng cửa, đến nay đã lột xác
hoàn toàn khi khoác lênmình tấmáo xanhmơnmởn của khu vườn sinh thái.
“Đông Thạnh đã không còn tình
trạng ô nhiễmnhư trước kia nữa. Hiện
công ty đang trồng nhiều loại rau,
cây xanh, đặc biệt là dưa lưới, mang
lại nhiều hiệu quả kinh tế. Nhiều sản
phẩm trồng ở khu vực này đã đưa
vào hệ thống các siêu thị và được
người tiêu dùng ưa chuộng” - ông
Tuấn cho hay.
ÔngNguyễnThanh Sơn, PhóGiám
đốc Công ty Môi trường đô thị, cũng
cho biết công ty hiện đang cải tạo
tốt khu vực bãi rác Đông Thạnh.
Nếu sắp tới TP có kế hoạch đầu tư
mới như làm khu du lịch sinh thái
thì công ty cũng mong muốn được
cùng tham gia.
“Ngày nào công ty còn quản lý khu
vực này thì còn đầu tư, nâng cấp bãi
rác Đông Thạnh cho hiệu quả hơn.
Nếu TP có kế hoạch cải tạo khu vực
này để làm quỹ đất sạch như công
viên, khu du lịch sinh thái gắn với
khu dân cư liền kề thì rất tốt và sẽ
khả thi nếu tìm được nhà đầu tư có
năng lực” - ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng bày tỏ công ty rất
mong muốn nếu có điều kiện sẽ cùng
tham gia vào dự án này. Lợi thế của
công ty là quản lý khu vực này khá
lâu nên nắm rất rõ mặt mạnh, mặt
yếu về tự nhiên như thổ nhưỡng, khí
hậu cũng như nhu cầu, mong muốn
của người dân.•
Giải ngân chodựánđủđiềukiện trong4ngày
Nơi đây hiện đang trồng
nhiều loại rau và cây ăn
trái, góp phần làm tăng
thu nhập cho những công
nhân và mang lại giá trị
kinh tế chung cho công ty.
Tại cuộc họp về tình hình giải ngân kế hoạch đầu tư công
năm tháng đầu năm, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch
UBND TP.HCM, đã chủ trì và giao trách nhiệm cụ thể cho
từng sở, ngành và lãnh đạo các địa phương.
Cụ thể, ông Phong phân công Phó Chủ tịch UBND TP Võ
Văn Hoan làm việc với UBND các quận 1, 3, 10, 12, Tân
Bình, Tân Phú giải quyết dứt điểm công tác bồi thường và
giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2. Từ đó đẩy nhanh tiến
độ giải ngân kế hoạch đầu tư công.
Chủ tịch UBND TP cũng phân công Phó Chủ tịch UBND
TP Trần Vĩnh Tuyến định kỳ hai tuần/lần tổ chức giao ban
tình hình giải ngân kế hoạch đầu tư công. 
Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến làm việc với Bộ Tài chính,
Bộ KH&ĐT để giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng
mắc liên quan đến hoàn trả tạm ứng, đơn vị tiền tệ thanh
toán và các vướng mắc khác của tuyến đường sắt đô thị TP
trước ngày 15-6.
Ông Tuyến cũng sẽ làm việc với Kho bạc Nhà nước và
ban quản lý dự án về việc giải quyết dứt điểm hoàn trả tạm
ứng và quyết toán các dự án: Hoàn trả tạm ứng 4.000 tỉ
đồng tuyến metro số 1, hai bệnh viện tuyến cuối hoàn trả
tạm ứng 2.100 tỉ đồng, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé,
Đôi Tẻ giai đoạn 2 hoàn trả tạm ứng 300 tỉ đồng…
Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao các cơ quan chủ
quản, chủ đầu tư đã đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch
đầu tư công năm 2020. 
Tính đến ngày 26-5, các đơn vị đã giải ngân được hơn
8.480 tỉ đồng, đạt 20,3% so với kế hoạch và cao hơn so với
cùng kỳ. Nếu tính luôn khối lượng hoàn thành chưa quyết
toán và số vốn đã chi cho các dự án nhưng chưa hoàn trả
tạm ứng là 8.349 tỉ đồng. Đây là một trong những yếu tố góp
phần huy động nguồn vốn xã hội hóa, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế TP, đặc biệt là trong thời gian có dịch COVID-19.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của Chính phủ, lãnh đạo TP và
bối cảnh hiện nay thì kết quả giải ngân trên vẫn chưa đạt
yêu cầu, chưa trở thành nhân tố then chốt vực dậy kinh tế
TP trong điều kiện bình thường mới.
Do đó, ông Phong đã giao cho các cơ quan chủ quản, chủ
đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch
đầu tư công năm 2020; lập danh mục các dự án trọng điểm,
phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ, đốc
thúc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng trường hợp cụ thể.
Định kỳ hai tuần/lần rà soát báo cáo các khó khăn, vướng
mắc liên quan đến việc giải ngân kế hoạch đầu tư công
2020; yêu cầu cá nhân các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư
chịu trách nhiệm đến ngày 15-10 giải ngân phải đạt từ 80%.
Chủ tịch UBND TP cũng giao Sở KH&ĐT định kỳ hai
tuần/lần tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của các đơn
vị liên quan đến giải ngân kế hoạch đầu tư công, báo cáo
UBND TP. 
Trong đó, phân nhóm các dự án gặp vướng mắc về thủ
tục đầu tư, xây dựng, đấu thầu; phân nhóm các dự án vướng
mắc về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng...
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành,
quận, huyện rà soát các quy định pháp luật liên quan đến
xây dựng, các thủ tục về thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự
toán, thẩm tra, cấp giấy phép.
Kho bạc Nhà nước thành phố được giao thanh toán cho
các dự án khi có đủ điều kiện giải ngân trong thời hạn bốn
ngày làm việc.
ĐÀO TRANG
Tiêu điểm
Năm 2002, UBND TP.HCM đã quyết
địnhđóngcửabãi rácĐôngThạnhdoô
nhiễmmôi trường. Đếnđầunăm2003,
UBND TP.HCM giao công trường xử lý
rácĐôngThạnh với diện tíchhơn40ha
cho Công tyTNHHMTVMôi trường đô
thịTP.HCMquản lý và thực hiện các giải
pháp khắc phục ô nhiễmmôi trường.
Mời hợp tác công, tư để cải tạo bãi rác
Hiện trên địa bàn TP.HCM có hai bãi rác chôn lấp lớn đã đóng cửa là Gò
Cát (quận Bình Tân) và Đông Thạnh (huyện Hóc Môn). Các bãi rác này đã
đóng cửa trên 10 năm nên đã đủ điều kiện xử lý rác chôn lấp và cải tạo,
nhằm sử dụng quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, UBNDTP.HCMđã có chủ trươngmời gọi các doanh nghiệp hợp
tác công, tư phủ đỉnh, cải tạo hai bãi rác này. Đến nay đã có nhiều doanh
nghiệp gửi phương án đầu tư theo chủ trương của TP. Trong đó nhiều nhà
đầu tư có nhiều đề xuất như đào lượng rác đã chôn lấp để tái chế thành vật
liệu xây dựng, phân hữu cơ, tạo quỹ đất sạch đầu tư công viên, sân golf…
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook