124-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu 5-6-2020
NGHĨANHÂN- LƯUĐỨC
N
gày 4-6, tại trụ sởChính
phủ, Phó Thủ tướng
Trịnh Đình Dũng chủ
trì cuộc họp về phương án
phân vùng giai đoạn 2021-
2030 để triển khai thực hiện
Luật Quy hoạch.
Đưa LâmĐồng, Bình
Thuận về Đông Nambộ
Để triển khai Luật Quy
hoạch, mới đây Bộ KH&ĐT
trình Chính phủ hai phương
án phân vùng.
Phương án 1 sẽ giữ nguyên
hai vùng đồng bằng sông
Hồng và ĐBSCL, tách vùng
trung du và miền núi phía
bắc hiện tại thành vùng Đông
Bắc và Tây Bắc, tách vùng
duyên hải miền Trung hiện
tại thành Bắc Trung bộ và
Nam Trung bộ (tỉnh Thừa
Thiên-Huế đưa vào vùng
Nam Trung bộ). Cùng đó là
điều chỉnh đưa LâmĐồng và
Bình Thuận sang vùng Đông
Nam bộ và gộp bốn tỉnh Tây
Nguyên (Kon Tum, Gia Lai,
ĐắkLắk, ĐắkNông) vào vùng
Nam Trung bộ.
Như vậy, vùng Đông Nam
bộ mới được hình thành trên
cơ sở vùngĐôngNambộ hiện
nay và bổ sung thêm hai tỉnh
(Lâm Đồng và Bình Thuận).
Trong khi đó, phương án
2 được đa số bộ, ngành, địa
phương đồng thuận. Tính
đến ngày 4-6, phương án
này được 10/14 bộ, ngành
và 49/59 địa phương chọn.
Theo đó, tách vùngBắcTrung
bộ và duyên hải miền Trung
thành hai vùng, đó là vùng
Bắc Trung bộ và vùng Nam
Trung bộ (tỉnh Thừa Thiên-
Huế ở vùng Bắc Trung bộ),
mở rộng vùng đồng bằng
sông Hồng thêm các tỉnh
Hòa Bình, Phú Thọ, Thái
Nguyên, Bắc Giang để trở
thành vùng đồng bằng và
Nếu không thì phân vùng,
quy hoạch chỉ là sự cộng dồn
của các địa phương.
“Nhân quy hoạch về phân
vùng này thì cần kiến nghị
thêm về cơ chế điều hành,
điều tiết trong các vùng.
Đây là điểm yếu nhất từ quy
hoạch đến thực tiễn” - ông
Thái nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm
trên, PGS-TS Trần Trọng
Hanh, nguyên Vụ trưởng Vụ
Kiến trúc quy hoạch, nguyên
Hiệu trưởngTrườngĐHKiến
trúc Hà Nội, cho rằng chúng
ta đã có những quy hoạch
nhưng thiếu ba vấn đề về thể
phủ quyết định, bởi không
có quỹ thì không thể đẩy
mạnh hợp tác.
GS-TSKH Đặng Hùng
Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ
TN&MT, cho rằng kèm theo
quy hoạch vùng này phải có
cơ chế để kỷ luật chấp hành.
“Làm quy hoạch vùng là để
quy hoạch kinh tế - xã hội
tỉnh. Là tỉnh này phải giảm
công nghiệp, nhường việc
đó cho tỉnh kia. Chứ mạnh
ông nào ông ấy làm, mất tính
đồng bộ thì vỡ trận hết” - ông
Võ nói.
Hoàn thiện phương
án trình Chính phủ
quyết định
Sau khi lắng nghe, tiếp thu
các ý kiến, Phó Thủ tướng
Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh
quy hoạch vùng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong hệ
thống quy hoạch quốc gia, là
quy hoạch có tính tích hợp đa
ngành nhằm đưa ra phương
hướng phát triển tổng thể,
đồng bộ của toàn vùng.
Phó Thủ tướng cho rằng
quy hoạch vùng làm nổi bật
lên những đặc trưng, tạo ra
không gian kết nối, hỗ trợ và
phát huy tối đa các tiềm năng,
lợi thế của các địa phương
trong vùng để thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, bảo tồn
và phát huy các giá trị văn
hóa, tinh thần, bảo vệ môi
trường hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững.
Qua ý kiến của các chuyên
gia (đa số đồng thuận với
phương án 2), Phó Thủ tướng
nhấn mạnh những vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu, hoàn
thiện như: Mục tiêu của phân
vùng, cơ chế hợp tác, liên
kết vùng, những tác động
về chính sách thông qua kết
cấu hạ tầng, thu hút nguồn
vốn đầu tư, không gian phát
triển của vùng...
Theo Phó Thủ tướng,
phân vùng phải tính đến sự
tương đồng về yếu tố địa lý,
tự nhiên, kinh tế - xã hội,
văn hóa, dân tộc... phát huy
tiềm năng lợi thế của vùng,
các địa phương để phát triển
kinh tế - xã hội, đồng thời
ứng phó với các thách thức,
phát huy sự gắn kết trong nội
vùng. Ngoài các vùng kinh
tế còn cần các vùng đặc thù
để tạo động lực phát triển.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình
Dũng đề nghị Bộ KH&ĐT
tổng hợp các ý kiến tại cuộc
họp để hoàn thiện báo cáo
trình Chính phủ quyết định
về phương án phân vùng ngay
trong tháng 6 này.•
Phó Thủ tướng TrịnhĐìnhDũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: VGP/NHẬT BẮC
Đề xuất tách Tây Nguyên gộp vào
2 vùng khác
Hoàn thiện phương án phân vùng để tăng liên kết, hợp tác phát triển giữa các tỉnh, vùng nhưng
không thể bỏ qua các yếu tố an ninh chính trị.
trung du Bắc bộ.
Với phương án này, vùng
Bắc Trung bộ gồm năm tỉnh
từ Thanh Hóa đến Thừa
Thiên-Huế; vùng NamTrung
bộ gồm tám tỉnh từ Đà Nẵng
đến Bình Thuận. Các vùng
Tây Nguyên (năm tỉnh),
Đông Nam bộ (sáu tỉnh,
TP) và vùng ĐBSCL (13
tỉnh, TP) vẫn giữ nguyên
như hiện nay.
Phân vùng không
phải là cộng dồn
các tỉnh
Phát biểu tại cuộc họp,
đa số chuyên gia ủng hộ
phương án 2.
GS-TS Nguyễn Quang
Thái, Phó Chủ tịch kiêm
Tổng thư ký Hội Khoa học
kinh tế Việt Nam, cho rằng
trước đây chúng ta đã có
nhiều quy hoạch nhưng vấn
đề phát triển vùng, liên kết
vùng còn nhiều hạn chế. Vấn
đề cần đặt ra là cần thể chế
về chính sách, pháp luật để
quy hoạch gắn kết các tỉnh,
thành, gắn kết nguồn lực.
chế rất lớn, đó là: Cơ quan
điều phối vùng, chính sách
tài khóa vùng và chính sách
liên kết vùng. Trong đó, cơ
quan điều phối vùng, chính
sách tài khóa vùng thì không
hiện diện trong các văn bản
pháp luật, còn vấn đề liên
kết vùng được đề cập đến
nhiều nhưng việc thực hiện
còn mờ nhạt trên thực tiễn.
TS Đào Ngọc Nghiêm,
nguyên Giám đốc Sở QH-KT
Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội
Quy hoạch Hà Nội, cho rằng
bên cạnh việc phân định các
vùng, cần tạo các vùng kinh
tế trọng điểm, vùng đặc thù
để tạo ra động lực cho phát
triển. Đại biểu kiến nghị vùng
thủ đô và vùng TP.HCM là
hai vùng đặc thù.
Bên cạnh đó, ông Đào
Ngọc Nghiêm cho rằng khi
đã có phân vùng thì phải xây
dựng quy chế hợp tác trong
nội vùng, để khắc phục hạn
chế hiện nay các tỉnh phải
tự xúc tiến hợp tác với nhau.
Ông Nghiêm đề xuất cần có
quỹ hợp tác vùng do Chính
Riêng về vùng Tây
Nguyên, phương án
2 cho rằng đây là
vùng có nhiều yếu tố
về kinh tế - xã hội,
an ninh chính trị
cần được quan tâm,
có chính sách riêng
để xử lý hài hòa.
Ủy ban Kiểm tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin vụ huyện tự chia đất
Liên quan thông tin “
Huyện tự chia đất cho cán bộ”
huyện Đất Đỏ mà
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, ngày
4-6, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu
thông tin thêm việc xử lý cán bộ cũng như hướng giải quyết
những lô đất cấp sai.
Theo UBKT, tháng 5-2014, Ban Thường vụ Huyện ủy
Đất Đỏ họp nghe đề xuất của UBND huyện về việc cấp
đất cho những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động…
Kết luận cuộc họp, ông Mai Ngọc Thuận (lúc đó là bí
thư Huyện ủy, hiện là phó chủ tịch HĐND tỉnh) thống
nhất về mặt chủ trương giao đất cho các đối tượng gồm
một số cán bộ, đảng viên, hộ dân bị giải tỏa trắng ở thị
trấn Phước Hải, bị thiên tai không còn nhà…
UBKT Tỉnh ủy cho hay: Thời điểm huyện ủy quyết chủ
trương giao đất không qua đấu giá dù không sai pháp luật
(Luật Đất đai 2013) nhưng có một số đối tượng chưa phù
hợp. Bởi trong đề xuất có một số đảng viên không thuộc diện
khó khăn về đất ở.
Tháng 11-2019, UBKT Tỉnh ủy có Kết luận số 112 chỉ
đạo Ban Thường vụ Huyện ủy Đất Đỏ nhiệm kỳ 2015-2020
tổ chức kiểm tra làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có
liên quan thuộc thẩm quyền quản lý của Huyện ủy Đất Đỏ.
Còn cấp tỉnh sẽ kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên
thuộc diện tỉnh quản lý. Vì vậy, nhiều lãnh đạo huyện này
đã bị kỷ luật.
Ngoài ra, huyện Đất Đỏ đang thực hiện khắc phục hậu
quả đối với 77 lô đất còn lại trong tổng số 196 lô giao trái
quy định bằng cách đấu giá nộp ngân sách.
TRÙNG KHÁNH
Cần chú trọng đặc trưng Tây Nguyên
Theo ý kiến các bộ, ngành, phương án 2 được đánh giá
là có tính kế thừa phương án phân vùng trước đây, độ ổn
định cao và ít gây xáo trộn về vùng.
Riêng về vùng Tây Nguyên, phương án 2 cho rằng cần
phải giữ quy hoạch vùng, không thể ghép với vùng Nam
Trung bộ. Lý do là vùng Tây Nguyên có những đặc trưng
văn hóa, dân tộc và đời sống xã hội cần được chú trọng để
phát huy. Tây Nguyên có nhiều yếu tố về kinh tế - xã hội, an
ninh chính trị cần được quan tâm, có chính sách riêng để
xử lý hài hòa. Bên cạnh đó, về điều kiện tự nhiên, địa hình
vùngTây Nguyên khác so với các tỉnh NamTrung bộ: Có địa
hình cao, là cao nguyên đá xếp tầng có độ cao trung bình
600-800 m so với mực nước biển, khí hậu cận xích đạo có
hai mùa mưa và khô rõ rệt.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,...14
Powered by FlippingBook