124-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu5-6-2020
Góc nhìn
Ngăn chặn các kiểu“xin”như“xin400vémáy bay”
Vậy là rất nhanh chóng, chỉ sau một ngày công văn của
Tổng cục Du lịch “xin” ba hãng hàng không 400 vé máy bay
lộ ra, Bộ VH-TT&DL đã “tuýt còi”, yêu cầu rút lại công văn
ấy.
Việc xử lý như vậy từ cấp cao nhất của ngành có thể coi là
khẩn trương, tích cực.
Kích cầu du lịch nội địa bằng chương trình “người Việt
Nam đi du lịch Việt Nam” thật ra là một biện pháp tốt, giúp
phục hồi một phần du lịch nói riêng, kinh tế nói chung. Với
các doanh nghiệp du lịch thì kích cầu du lịch nội địa không
chỉ là biện pháp tự cứu mình mà còn là một trong những
cách thể hiện trách nhiệm với quốc gia.
Trên thực tế, chính các doanh nghiệp là những người năng
động, đi đầu trong phong trào khuyến khích “người Việt Nam
đi du lịch Việt Nam”. Cùng với đối tác ở Văn phòng Chính
phủ, Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) đã xây dựng một chương
trình bao gồm các chuỗi hoạt động công phu và tâm huyết.
Còn nhớ, tại hội nghị kích cầu du lịch nội địa tổ chức tại
Sầm Sơn, Thanh Hóa hồi trung tuần tháng 5-2020, chính
các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã gánh vác mọi chi phí.
Thậm chí, một đoàn công tác của Tổng cục Du lịch còn được
ban tổ chức đón vào trước một ngày để trải nghiệm lại hệ
sinh thái du lịch. Đương nhiên, mọi chi phí đều do các doanh
nghiệp bỏ ra đài thọ.
Có thể nói, khi mà các doanh nghiệp cần sự hiện diện của
đại diện nhà nước, mà cụ thể ở đây là Tổng cục Du lịch và
Bộ VH-TT&DL thì họ sẵn sàng chi trả các chi phí cần thiết.
Như hội nghị ở Sầm Sơn, sự hiện diện của Bộ VH-TT&DL
thực sự như một cam kết từ phía Nhà nước đối với ngành du
lịch và cách chung là đối với sự phục hồi từng bước nền kinh
tế quốc gia.
Ngay sau hội nghị ấy, lại chính các doanh nghiệp du lịch,
lữ hành tổ chức một hội nghị khác ở một khách sạn sang
trọng bậc nhất Hà Nội. Đại diện Bộ VH-TT&DL lại được
mời xuất hiện như một sự khích lệ. Tưởng đâu các kế hoạch
phục hồi du lịch đang vào vận hành thì đùng một cái, công
văn xin ba hãng hàng không tài trợ 400 vé máy bay cho các
đoàn công tác của Tổng cục Du lịch lại phá hỏng nhiều nỗ
lực.
Thực tế, cứ ngày lễ, tết… thì nhiều nơi cũng nhận được
những công văn “xin” kiểu như vậy. Nhiều cơ quan cứ nhân
danh công quyền, lòng trắc ẩn… để đi “xin” những khoản
đóng góp từ phía người dân, doanh nghiệp. Từ chối thì
không đành, mà đóng góp thì lại… có phần bất nhẫn.
Thật ra, cũng là bởi người dân và doanh nghiệp hiện nay
không hẳn đã là giàu có. Với doanh nghiệp thì dường như
đa số đã có những chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội.
Đối với các cơ quan nhà nước thì dường như ai cũng hiểu
mọi hoạt động của họ đều được ngân sách bảo đảm. Mà
nếu vậy thì những công văn “xin” như kiểu 400 vé máy bay
chẳng hay tí nào.
CHÂN LUẬN
ĐườngNguyễnHữu Cảnh thường bị ngập nặngmỗi khi cómưa lớn. Ảnh: HOÀNGGIANG
Đề xuất mức giá chống ngập
tại TP.HCM là 3.668 đồng/m
2
Phân viện Kinh tế xây dựngMiềnNamđề xuất mức giá dịch vụ chống ngập trên địa bàn TP.HCM là
3.668 đồng/m
2
/tháng.
ĐÀOTRANG
P
hương án giá dịch vụ
chống ngập tính theomét
vuông vừa được Phân
viện Kinh tế xây dựng Miền
Nam (thuộc Bộ Xây dựng)
tính toán nhằm tạo điều kiện
thu hút nguồn lực xã hội hóa
trong việc thực hiện chống
ngập cho TP.HCM.
Thu hút nguồn đầu tư
từ các doanh nghiệp
Nói về phương án giá dịch
vụ chống ngập, đại diện Phân
viện Kinh tế xây dựng Miền
Nam (viết tắt là phân viện)
cho biết đã phối hợp với Trung
tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật
(Sở Xây dựng TP.HCM, viết
tắt là trung tâm hạ tầng) chọn
dự án chống ngập bằng máy
bơm cho đường Nguyễn Hữu
Cảnh, quận Bình Thạnh làm
căn cứ, cơ sở tính toán.
Sau hơn một năm tính toán,
phân viện xác định mức giá
dịch vụ chống ngập trên địa
bànTPlà 3.668 đồng/m
2
/tháng.
Việc xây dựng mức giá dịch
vụ này là theo đề xuất của Sở
Xây dựng TP từ tháng 5-2019
và UBND TP cũng đã có văn
bản chấp thuận.
Theo phân viện, khi phương
án giá dịch vụ chống ngập theo
mét vuông này được áp dụng
sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn
lực từ các doanh nghiệp tham
gia công tác chống ngập trên
địa bàn TP trong thời gian tới.
Lý giải thêm, đại diện phân
viện cho hay sau nhiều năm
thực hiện chống ngập theo
phương thức đầu tưcôngnhưng
hiệu quả chưa cao, UBND TP
Cần lập nghiên cứu nhiều dự án
mới khả khi
TP.HCM là vùng ngập tự nhiên với kênh rạch, hồ chứa nhân
tạo và các ống cống của hệ thống thoát nước. Hiện vùng ngập
tự nhiên ở TP đang bị thu hẹp theo quá trình đô thị hóa, thể
tích chứa nước trong hệ thống cống không lớn và TP đang rất
lúng túng trong việc tạo ra các hồ chứa nhân tạo để phục vụ
chống ngập.
Còn về việc các đơn vị lên phương án tính giá dịch vụ chống
ngập và lấy giá trạm bơm Nguyễn Hữu Cảnh để phân tích thì
việc tính toán này là chưa có cơ sở. Lý do làmỗi nơi cómột cách
tính toán, chi phí và cách vận hành chống ngập khác nhau. Do
đó, cần phải lập nghiên cứu nhiều dự án mới khả thi và đưa
ra kết quả tốt nhất.
Theo đó, TP cần tổ chức nhiều hội nghị, nghiên cứu và phản
biện để đưa ra những phương án cụ thể để cống hiến cho xã
hội. Đồng thời, TP cần xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng
khu vực bị ngập cụ thể.
Để huy động sức dân và có nguồn lực chống ngập thì TP có
thể phát hành trái phiếu, vay vốn ODA để mang lại hiệu quả.
Từ đó, từng vùng ngập cần đưa ra phương án tính toán, nghiên
cứu các dự án chống ngập từ ý tưởng, thiết kế đến thi công thì
mới mang lại hiệu quả và nhận được sự ủng hộ của người dân.
TS
LÊ THÀNH CÔNG
,
Giám đốc
Công ty TNHH Thiết kế tư vấn xây dựng D&C
Việc xây dựng định
mức đơn giá là để
làm cơ sở thanh toán
cho đơn vị cung cấp
dịch vụ chứ không
phải để thu tiền của
người dân như một
số ý kiến băn khoăn.
đã có chủ trương xã hội hóa
công tác chống ngập từ các
doanh nghiệp.
Hiện tại, TP đang ký hợp
đồng thuê máy bơm “khủng”
với Tập đoàn Quang Trung
với mức giá 14,2 tỉ đồng/năm.
Theo vị đại diện của phân
viện, giá dịch vụ thuê máy
bơm “khủng” nói trên được
chủ đầu tư đề xuất và thương
thảo mà không có căn cứ về
diện tích hay cơ sở tính toán.
Phương án xây dựng giá
dịch vụ này là do phân viện
làm theo đơn đặt hàng của
trung tâm hạ tầng. Việc xây
dựng giá dịch vụ chống ngập
dựa trên đường Nguyễn Hữu
Cảnh cũng là do trung tâm hạ
tầng cung cấp. Toàn bộ số liệu
tính toán đều dựa trên số liệu
đầu tư xây dựng, số liệu biên
bản ghi nhận các trận mưa để
tính toán.
Cụ thể, trung tâm hạ tầng
và Tập đoàn Quang Trung đã
ký kết hợp đồng dựa trên số
liệu là 750 ha. Từ số liệu này,
phân viện đã tính toán ra đơn
giá dịch vụ chống ngập.
“Còn câu chuyện thu giá
chống ngập là quyết định của
UBND TP. Hiện giá dịch vụ
chống ngập này chưa phải là
giá sau cùng và cũng chưa được
UBND TP phê duyệt” - vị đại
diện này cho biết.
Ai đóng?
Với phương án tính giá
d ị ch vụ nó i t r ên , nh i ều
người dân ái ngại liệu giá
này có phải do người dân
đóng không.
Anh Trần Đình Sửu (ngụ
quận Bình Thạnh) thắc mắc:
“Tôi chưa hiểu về giá dịch
vụ chống ngập này cho
lắm. Người dân đã đóng
đủ các loại thuế, phí như
thuế đất, phí cầu đường…,
tôi mong không phải đóng
thêm khoản thu nữa”.
Ông Vũ Văn Điệp, Giám
đốc trung tâm hạ tầng, khẳng
định hiện nay đơn giá dịch
vụ chống ngập trung tâm
chưa trình Sở Xây dựng.
Đồng thời, việc xây dựng
định mức đơn giá là để
làm cơ sở thanh toán cho
đơn vị cung cấp dịch vụ
chứ không phải để thu tiền
của người dân như một số
ý kiến băn khoăn.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam
Sơn cho rằng cần phải định
nghĩa rõ ràng việc xây dựng
đơn giá dịch vụ này để làm
gì. Nếu Nhà nước không có
ngân sách chi chống ngập
và xây dựng đơn giá là để
tăng ngân sách cho TP thì
khác, còn việc xử lý hậu
quả cho tình trạng ngập thì
phải tính toán khác.
Theo kiến trúc sư Nam
Sơn, phát triển đô thị đã
gây tác động môi trường,
ảnh hưởng đến người dân,
gây kẹt xe, ngập nước và
làm hạ tầng quá tải. Nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này
là do bắt đầu từ các dự án
mới xây dựng.
Ông Nam Sơn dẫn chứng
ở nhiều nước trên thế giới,
nhà nước sẽ đánh giá tác
động môi trường để quy
trách nhiệm xã hội phải
đóng góp cho ngân sách
là bao nhiêu. Trong khi
đó, Việt Nam đến nay vẫn
chưa làm nên cần phải triển
khai ngay.
“TP cần lưu tâm từ những
dự án lớn gây tác động môi
trường, làm kẹt xe, ngập
nước… Nếu những nhà đầu
tư, dự án gây ra những tác
nhân trên, làm ảnh hưởng
đến người dân thì có thể
thu tiền để chi trả cho chi
phí chống ngập” - ông Sơn
gợi ý.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14
Powered by FlippingBook