129-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm11-6-2020
VŨHỘI
thực hiện
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản
ánh,VKSNDhuyệnVĩnhCửu (Đồng
Nai) vừa ra cáo trạng lần thứ bảy
truy tố ông Lê Thành Sử về tội cố ý
làm hư hỏng tài sản, liên quan đến
việc ông này làm vỡ tấm kính chắn
gió phía sau một ô tô. Điều đặc biệt
trong vụ án này là việc định giá tấm
kính chắn gió làm cơ sở định tội
gây nhiều tranh cãi, kết quả định
giá cũng “đá” nhau.
Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông
Lê Văn Thư, Phó Giám đốc Sở Tài
chính, Chủ tịch Hội đồng định giá
(HĐĐG) trong tố tụng hình sự tỉnh
Đồng Nai, xoay quanh việc định giá
tấm kính xe hơi trong vụ án.
Không định giá, vụ án
không kết thúc được
.
Phóng viên
:
Thưa ông, hai lần
HĐĐG từ chối việc định giá giá trị
còn lại của chiếc kính ô tô bị vỡ vì
cho rằng không có căn cứ xác định
giá trị thực còn lại tại thời điểm xảy
ra vụ án. Vì sao lần này HĐĐG lại
định giá tấm kính là 2,1 triệu đồng
để từ đó cơ quan tố tụng tiếp tục
truy tố bị can?
+ Ông
Lê Văn Thư
: Trường hợp
vụ án của ông Sử,
việc định giá kéo
dài nhiều lần, lần
đầu có kết quả
nhưng sau này
bị hủy, hai lần
cơ quan định giá
không định giá được tài sản. Tuy
nhiên, chúng tôi nhận thấy trong
vụ này nếu không định giá tài
sản thì không thể kết thúc vụ án.
Đây là nguyên nhân gốc rễ tại sao
trước HĐĐG tài sản không định
giá được, sau này lại có kết quả
định giá tấm kính xe bị vỡ.
. Vậy HĐĐG dựa vào căn cứ nào
để định giá giá trị còn lại của kính
xe chắn gió ô tô đã sử dụng gần 10
năm bằng với giá tấm kính mới, tức
không có sự hao mòn?
+ Chúng tôi thực hiện theo Nghị
định 26, Thông tư 55 của Bộ Tài
chính hướng dẫn. HĐĐG nhận
thấy tài sản không còn nữa và có
quy định khảo sát thị trường để
định giá.
Đối với trường hợp cụ thể ở
đây là kính ô tô, nếu khảo sát thị
trường đối với kính tương đương
hiện nay hoàn toàn không có. Vì
vậy, chúng tôi áp dụng không có
kính tương đương thì khảo sát tình
hình thực tế và nhận thấy hao mòn
của kính xe cũ không đáng kể, ví
dụ tấm kính chỉ có hai trường hợp
là bể hay còn thôi. Quan điểm của
chúng tôi là vậy.
Từ tình hình thực tế đó, căn cứ
vào giá thị trường bán lẻ cung cấp
giá đó chúng tôi chấp nhận đơn
Hội đồng định giá nói về vụ
kính xe hơi cũ bằng giá mới
Chủ tịch hội đồng định giá lý giải việc vì sao tấmkính chắn gió xe hơi đã sử dụng gần 10 nămnhưng
định giá bằng giá trị kínhmới.
Chiếc ô tô hiệu Ford Everest trong vụ án. Ảnh: VŨHỘI
giá thay thế mới và đưa ra kết luận
định giá tài sản là khấu hao 0% với
chiếc kính đó. 
Không bị ai can thiệp
. Trong Nghị định 26, Thông tư
55 có nêu cụ thể kính ô tô là một
đặc thù không thể khấu hao tài sản
không, thưa ông?
+ Đây là nhận định của HĐĐG
và trong tình hình thực tế trên thị
trường không tìm được tài sản
tương đương như vậy. Hơn nữa,
HĐĐG nhận định tấm kính ô tô là
đặc thù như vậy chỉ có hai dạng là
bể hoặc còn. Vì vậy, HĐĐG chấp
nhận bây giờ thay kính giá bán lẻ
thì chúng tôi đã chấp nhận đưa ra
kết quả như trên.
Thực sự trong nghị định, thông
tư còn chưa bao quát hết tình tiết
cụ thể nên rất khó để xác định. Do
đó, HĐĐG dựa vào thông tư để xác
định giá trị tài sản thiệt hại. 
. Trước đó, HĐĐG đã hai lần xác
định rằng kính xe này không thể
định giá khấu hao tài sản, tại sao
lần này lại định giá được? HĐĐG
có bị áp lực hay tác động gì từ phía
cơ quan tố tụng hay không?
+ Vụ án này kéo dài, nếu HĐĐG
không định giá được thì vụ việc
sẽ không giải quyết được. Đây là
nhiệm vụ của HĐĐG, cơ quan tố
tụng không can thiệp vào. Mình làm
sao đúng luật thôi nhưng không làm
thì không được, vụ việc sẽ không
kết thúc được.
. Nhưng vụ án kết thúc hay không
là nhiệm vụ của cơ quan tiến
hành tố tụng, không phải nhiệm
vụ của HĐĐG tài sản. Trước việc
các kết luận “đá” nhau thì tại
sao HĐĐG không bảo lưu quan
điểm ban đầu?
+ Chúng tôi phải làm thôi, không
định giá được thì công việc không
kết thúc được. Mà nhiệm vụ của
HĐĐG là phải làm nên chúng tôi
rà soát rồi họp lại và cho rằng cái
này vận dụng được dựa theo Thông
tư 55 cho phép những đặc thù nên
vận dụng.•
Ông Lê Văn Thư: Mình
làm sao đúng luật thôi,
nhưng không làm thì
không được, vụ việc sẽ
không kết thúc được.
Bốn lần tiếp nhận cho ba kết quả khác nhau
Theo hồ sơ, ngày 6-4-2016, ông Sử đi ngang qua nhà anh V. thì thấy anh này nên đòi nợ. Do gọi anh V. không
được, ông Sử ném cục gạch vào trong sân thì làm vỡ kính chắn gió phía sau chiếc ô tô hiệu Ford Everest.
Ban đầu HĐĐG tỉnh Đồng Nai xác định thiệt hại chiếc kính ô tô đã qua sử dụng gần 10 năm theo giá trị kính
mới 100% là 3,2 triệu đồng. Sau đó, khi cơ quan tố tụng trưng cầu định giá lại thì hai lần HĐĐG có văn bản từ
chối với lý do: Không có căn cứ để xác định giá trị thực còn lại của kính xe tại thời điểm xảy ra vụ án.
Mới đây, HĐĐG tỉnh Đồng Nai lại xác định kính chắn gió là tài sản có giá trị sử dụng hầu như không bị haomòn
theo thời gian. Do đó, giá trị kính chắn gió phía sau ô tô được tính bằng giá trị thay mới tại thời điểm ngày xảy
ra vụ án là hơn 2,1 triệu đồng. Từ đây, cơ quan CSĐT công an huyện ra kết luận điều tra lần thứ bảy và chuyển
sang VKSND huyện ra cáo trạng truy tố bị can Sử.
Y án tử hình người sát hại vợ và bạn nữ
trong
chòi vịt
Ngày
10-6, TAND
Cấp cao tại
TP.HCM xử
phúc thẩm,
tuyên y án
tử hình Trần
Thành Hổ
(sinh năm
1974, ngụ
Long An) về
tội giết người. Phiên tòa được mở do bị cáo kháng cáo xin
giảm nhẹ hình phạt.
Tại tòa, Hổ khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng
nêu. Luật sư của bị cáo đề nghị tòa xem xét tình tiết phạm
tội có tính chất côn đồ vì bị cáo có trình độ văn hóa, nhận
thức thấp. Vụ việc xảy ra do bị cáo bức xúc, tức giận
không kiềm chế được bản thân…
HĐXX cho rằng dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng
hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, không còn khả
năng cải tạo và quyết định tuyên án như trên.
Theo hồ sơ, Hổ và bà Đặng Ngọc Mễ (sinh năm 1974)
là vợ chồng, có hai con chung. Tháng 9-2018, bà Mễ và
bà Nguyễn Thị Ngọc Dung hùn vốn nuôi vịt tại huyện
Mỏ Cày Bắc, Bến Tre. Bà Mễ thường xuyên ở chòi vịt
cùng với bà Dung, ít về nhà, mỗi lần về lại xảy ra cự cãi,
đòi ly hôn với Hổ.
Chiều 8-2-2019, Hổ biết vợ và bà Dung dự tiệc ở nhà
người quen xong sẽ về chòi vịt ngủ nên nảy sinh ý định
giết người.
Rạng sáng hôm sau, Hổ lấy một con dao bấm, đi xe đạp
điện đến rồi dựng xe gần chòi vịt. Sau đó, Hổ lẻn vào chòi
vịt, dùng dao tấn công chết hai bà. Gây án xong, Hổ ra
cầu Hàm Luông, gọi điện thoại cho con gái đến lấy xe rồi
nhảy xuống sông tự tử nhưng không chết.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Hổ khai nghi ngờ vợ và bà Dung
có quan hệ yêu đương đồng tính. Nhiều lần Hổ đến chòi
vịt kêu vợ về nhà chung sống nhưng bất thành. Do ghen
tức nên Hổ đã giết hại cả hai người.
MINH VƯƠNG
Mâu thuẫn tiền bạc, vợ chồng hờ
sát hại chị
Ngày 10-6, TAND tỉnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm,
tuyên phạt bị cáo Phạm Phi Đời (45 tuổi) tù chung thân về
tội giết người.
Bị cáo Lê Thị Hoàng Oanh (50 tuổi, sống chung như vợ
chồng với bị cáo Đời ở xã Thanh Đức, huyện Long Hồ,
Vĩnh Long) bị
tuyên phạt tám
năm tù về cùng
tội danh trên.
Theo cáo
trạng, khoảng 9
giờ ngày 16-10-
2019, Oanh và
Đời đến nhà bà
PTH (chị cùng
cha khác mẹ
với bị cáo Đời)
nói chuyện tiền bạc. Quá trình nói chuyện, hai bên xảy ra
mâu thuẫn.
Đời dùng tay đấm, dùng chày đâm tiêu tấn công nhiều
cái vào đầu bà H., rồi lấy dây thừng siết cổ khiến nạn
nhân tử vong.
Thời điểm này Oanh có mặt nhưng không ngăn cản mà
còn đóng cửa sổ lại với mục đích không cho ai nhìn thấy.
Sau khi gây án, Đời kéo xác bà H. vào nhà tắm, lau dọn
hiện trường rồi chở Oanh về nhà. Hôm sau, cả hai ra công
an đầu thú.
Đời từng có một tiền án về tội mua bán trái phép chất
ma túy. Oanh bị bệnh tâm căn suy nhược. Tại thời điểm
gây án, bị cáo bị hạn chế khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi.
HẢI DƯƠNG
Bị cáo Trần ThànhHổ được dẫn giải
về trại giam. Ảnh: MV
Bị cáo PhạmPhi Đời và Lê Thị HoàngOanh
tại tòa. Ảnh: HD
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook