138-2020 - page 3

3
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Thời sự -
ThứHai 22-6-2020
LUẬT SƯ
NGUYỄNVĂNDŨ
Các vụ chiếm nhà của
người khác xảy ra tại quận
6 và tại TP Phan Thiết mà
báo chí đã phản ánh đều có
đặc điểm chung là: Chủ nhà
mua nhà thông qua giao dịch
hợp pháp, đã được đăng ký
quyền sở hữu hợp pháp; lợi
dụng chủ nhà không có mặt,
những người chiếm nhà phá khóa cửa nhà, vào ở,
chiếm giữ nhà và chủ nhà mất
quyền chiếmhữu, sử dụng thực
tế nhà của mình.
Thỏa mãn cấu thành
tội phạm
Hành vi của những người
chiếm giữ nhà của người khác
với các vụ việc nêu trên đã có
đầy đủ các yếu tố cấu thành tội
phạmxâmphạmchỗởcủangười
khác được quy định tại Điều 158BLHS năm2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bởi các lẽ như sau:
Khoản 1 Điều 158 BLHS quy định:
“Người
nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm
phạm chỗ ở của người khác…”.
Tại điểm c khoản 1 điều này quy định hành vi
phạm tội cụ thể là: “
Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản
trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang
quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ”.
Cạnh đó, khoản 9 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm
hành chính quy định về “chỗ ở” như sau:
“Chỗ
ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công
dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở
hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức,
cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy
định của pháp luật”.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 12
Luật Cư trú thì “chỗ ở hợp pháp” được khái niệm
như sau:
“Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện
hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của
công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân
cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của
pháp luật”.
Như vậy, những căn nhà bị chiếm trong các vụ
việc nêu trên rõ ràng là chỗ ở hợp pháp của chủ
nhà. Cụ thể, những căn nhà này được sử dụng
cho mục đích ở chứ không dùng cho mục đích
khác, đã nhận chuyển nhượng hợp pháp, đã xác
lập quyền sở hữu hợp pháp.
Những người chiếm nhà có hành vi phá khóa
cửa nhà, dọn vào ở, chiếm giữ nhà ngoài ý chí
của chủ nhà, không được sự đồng ý của chủ nhà.
Hành vi này làm cho chủ nhà
mất quyền được cư trú theo ý
chí của mình trong căn nhà đó,
mất quyền quản lý, kiểm soát
nhà. Đây rõ ràng là thỏa mãn
quy định đã được mô tả cụ thể
tại điểm c và điểm d khoản 1
Điều 158 BLHS, đó là hành vi
chiếmgiữ chỗ ở của người khác
và xâm nhập trái pháp luật chỗ
ở của người khác.
Hiểu sai cơ bản về điều luật
Các hành vi phạm tội kể trên còn có thể xemxét
theo điểm đ khoản 2 Điều 158 BLHS (có khung
hình phạt 1-5 năm tù), thuộc loại tội phạmnghiêm
trọng do cố ý đó là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh
trật tự, an toàn xã hội.
Do vậy, sẽ là sai lầm khi cho là những vụ việc
trên không đủ yếu tố cấu thành tội xâm phạm chỗ
ở của người khác vì chủ nhà chưa vào ở ngày nào.
Khách thể bị xâmhại của tội danh trên là quyền
tự do cư trú hợp pháp của người khác và đối tượng
bị xâm hại là chỗ ở, cụ thể trong vụ này là nhà ở.
Quyền tự do cư trú của người khác thì quyền đó
có thể đã được thực hiện, có thể đang được thực
hiện hoặc chưa được thực hiện.
Nếu các vụ việc trên không xử lý hình sự thì sẽ
tạo tiền lệ vô cùng nguy hiểm, trật tự an toàn xã
hội trong thời gian tới liên quan đến việc chiếm
nhà sẽ diễn biến phức tạp.
MINH CHUNG
ghi
hông bảo vệ chủ nhà hợp pháp
Vôcùngnguyhiểm
nếukhôngxử lýhìnhsự
Không có trở ngại nào lớn về mặt quy định của pháp luật
để các cơ quan tố tụng dây dưa trong việc xử lý hình sự
hành vi xâmphạm chỗ ở của người khác.
Hành vi
của những
người xâm
nhập,chiếm
giữtráiphép
n h à c ủ a
người khác
đã có dấu
hiệutộixâm
phạm chỗ ở của người khác.
Lý do: 1. Gia đình của họ hiện
không phải là người có quan
hệ tranh chấp nhà, đất với chủ
sở hữu nhà. 2. Gia đình của họ
hiện cũng không có quan hệ
tranh chấp với người bán nhà
cho người chủ hiện tại. 3. Về
mặt pháp lý, quyền quản lý,
khai thác, sử dụng, định đoạt
căn nhà đó phải thuộc về phía
chủ sở hữu nhà.
Ban đầu, CQĐT Công an
quận 6 khởi tố vụ án là có cơ
sở và đúng đắn. Việc VKSND
quận 6 đánh giá hồ sơ và nhận
định hành vi của gia đình
người chiếm giữ trái phép nhà
chưa đủ yếu tố cấu thành tội
phạm, để từ đó không phê
chuẩn quyết định khởi tố vụ
án của cơ quan công an là
chưa phù hợp.
Tóm lại, cần phải khởi tố
những người đã thực hiện
hành vi trái pháp luật về tội
xâm phạm chỗ ở của người
khác theo điểm c khoản 1
Điều 158 BLHS 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017).
Hành vi phá khóa cửa
nhà của người khác rồi
vào ở, chiếm giữ luôn
nhà của người khác là
hành vi nguy hiểm cho
xã hội, đã xâm phạm
đến quan hệ xã hội được
BLHS bảo vệ.
Trong hai trường hợp được báo
Pháp Luật TP.HCM
phản ảnh, công an,
viện kiểm sát cấp quận, thành phố đều đưa ra một lý do chung. Đó là hành vi
sai phạm của những người tự ý chiếm giữ nhà tuy có dấu hiệu phạm tội “xâm
phạm chỗ ở của người khác” theo Điều 158 Bộ luật Hình sự (BLHS) nhưng
không thể truy cứu họ tội này. Bởi lẽ các chủ sở hữu nhà chưa ở nhà ấy
ngày nào.
Từ đó, nhiều người có thẩm quyền ở quận 6 (TP.HCM) cho rằng chỉ có thể
xử lý hành chính những người chiếm giữ nhà. Tuy nhiên, chỉ có thể xử lý hành
chính về việc họ đã không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai
báo tạm vắng và không xuất trình CMND khi có yêu cầu kiểm tra. Tức việc
phạt hành chính này (nếu có) không có dính dáng đến việc xâm nhập, chiếm
giữ nhà người khác. Có vẻ sát hơn là xử lý hành chính về hành vi sử dụng trái
phép tài sản của người khác nhưng hiện vi phạm này đã hết thời hiệu xử phạt.
Sau cùng, nhiều người có quyền hạn ở quận 6 cho là chủ nhà nên khởi kiện
để được giải quyết quyền lợi. Thử hỏi, chủ nhà có làm theo hướng dẫn này
được không, nội dung tranh chấp sẽ là gì, người bị kiện gồm có ai… khi giữa
chủ nhà với những người chiếm giữ nhà trái phép không có bất kỳ quan hệ,
giao dịch dân sự nào?
Vậy rốt cuộc những người vô cớ bị tước đoạt quyền sở hữu nhà sẽ phải chịu
thiệt thòi suốt đời vì sự bất lực của pháp luật cùng sự bó tay của bộ máy thực
thi hay sao?
Theo chúng tôi, pháp luật không bất lực mà chính các cơ quan chức năng
đang tự trói tay mình khiến vi phạm bị kéo dài tựa như một sự thách thức
công lý.
Ý kiến cụ thể có thể khác nhau nhưng rõ ràng các cơ quan đều cùng nhìn
thấy đã có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra nên mới bỏ công bàn bạc cách
thức xử lý. Dễ thấy ngay là đã có sự xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người
khác, chiếm giữ chỗ ở của người khác. Cũng có người cho là đã có hành vi sử
dụng trái phép tài sản của người khác... Và như thế, một khi đã xác định có vi
phạm pháp luật thì chính quyền bắt buộc phải xử lý vi phạm theo chức trách,
nhiệm vụ của mình, nếu đến mức xử lý hình sự thì phải xử lý hình sự.
Đối với việc sử dụng trái phép tài sản của người khác, từ cấu thành tội phạm
và thực tiễn xử lý thì có thể thấy rằng các cơ quan không thể xử lý hành chính
(ngay cả khi còn thời hiệu xử phạt) hay hình sự những người đã phá khóa,
chiếm dụng nhà của người khác về hành vi này.
Cần lưu ý, sử dụng trái phép tài sản của người khác phải là vì vụ lợi mà tự
ý khai thác giá trị sử dụng của tài sản mặc dù không có quyền sử dụng đối với
tài sản đó mà không nhằm mục đích chiếm đoạt, chiếm hữu tài sản đó làm của
riêng. Nếu tài sản có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên (hoặc có một số dấu hiệu
khác theo yêu cầu của Điều 177 BLHS) thì bị xử lý hình sự; nếu trị giá dưới
mức quy định đó thì xử lý hành chính.
Ở các trường hợp được nêu, những người vi phạm ngoài việc tự ý khai thác
giá trị sử dụng nhà thì còn đang chiếm hữu nhà. Vì lẽ này, họ không vi phạm
điều luật về việc đã sử dụng trái phép tài sản của người khác.
Bằng phép loại trừ thì chỉ còn các hành vi xâm nhập trái pháp luật, chiếm
giữ chỗ ở của người khác là cần phải được xem xét đến. Do các hành vi này
không có trong pháp luật về hành chính nên chúng chỉ có thể bị xem xét, xử lý
hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo Điều 158 BLHS hiện hành.
Phải thống nhất rằng cấu thành tội phạm này chỉ đề cập “chỗ ở” cùng các
hành vi vi phạm như “chiếm giữ chỗ ở” (điểm c khoản 1); “xâm nhập trái
pháp luật chỗ ở của người khác” (điểm d khoản 1)…
Về khái niệm “chỗ ở”, khoản 9 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy
định: “Chỗ ở là nhà ở hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú; chỗ ở
thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho
thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật”. Nói gọn thì chỗ ở là
nhà ở mà người dân được quyền sở hữu hoặc được cho mượn, cho thuê,
cho ở nhờ.
Tính ra, Điều 158 BLHS và Luật Xử lý vi phạm hành chính đều yêu cầu khá
đơn giản về “chỗ ở” và không hề đòi hỏi “chỗ ở” đó phải luôn là nơi người
dân có ở trên thực tế.
Vậy vì sao các cơ quan pháp luật ở hai địa phương còn lạc đề khi viện dẫn
một điều luật của Luật Cư trú có nội dung điều chỉnh khác để tự cho là người
bị hại của tội xâm phạm chỗ ở của người khác phải có thời gian ở trong căn
nhà đó? Rồi nếu họ chưa ở ngày nào (trong khi họ vì bị cản trở trái pháp luật
nên đã không thể vào ở…) thì các cơ quan lại không đồng ý xử lý hình sự
những người có liên can.
Sẽ tiếp tục là phi lý khi luật quy định một nhưng các cơ quan tố tụng lại thêm
hai, ba... gây bất lợi cho những người biết tuân thủ luật (mua nhà hợp pháp,
tin tưởng chờ các cơ quan pháp luật xử lý nghiêm người xâm nhập, chiếm giữ
trái phép nhà chứ không tự ý thay trời hành đạo...). Vì vậy, nhất định những
hành vi đã thỏa mãn dấu hiệu phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự
chứ không nên trì hoãn, dùng dằng.
THU TÂM
Quá sai trái, khởi tốngayđi!
ThS
VÕVĂN TÀI
,
Phó Trưởng khoa Kiểm sát hình sự, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
kiểm sát TP.HCM:
Đã có dấu hiệu phạm tội
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook